Thánh đường hồi giáo Nasir al-Molk là một ví dụ ngoại lệ với ý tưởng công trình lịch sử với những cửa sổ kính màu sắc phong phú,và những bức tường với những nét trang trí rực rỡ màu sắc của những góc cạnh hình học.
Khi ai đó nhắc đến công trình kiến trúc có tính lịch sử, chúng ta luôn hình dung chúng có mái vòm đẹp, cao chót vót, với những điêu khắc, bức tường đá, và hầu hết chúng ta đều không nghĩ đến đến màu tươi sáng rực rỡ.
Thánh đường hồi giáo Nasir al-Molk với những màu sắc lung linh bên trong là một ví dụ ngoại lệ với ý tưởng công trình lịch sử có thể cũng có những màu sắc rực rỡ.  Không chỉ với những cửa sổ kính màu sắc phong phú,và những bức tường với những nét trang trí đầy màu sắc của những góc cạnh hình học.
Skip in 6...
Advertisement in 28 seconds

Thánh đường được xây dựng được từ  năm 1876 và hoàn thành vào năm 1888. Thánh đường được xây ở Shiraz, Iran theo lệnh của Mirza Hasan Ali Nasir al Molk, một lãnh chúa của triều đại Qajar. Các cửa sổ kính màu cho ánh sáng ban ngày xuyên qua tạo nên những ánh sáng lung linh trên sàn của thánh đường, khiến cho Thánh đường có cái tên “Thánh đường màu hồng”, vẻ đẹp bên trong hấp dẫn nhiều nhiều ảnh gia đến đây. Mặc dù chỉ một số gạch trang tri là màu hồng, nhưng bên trong thánh đường ngập tràng sắc hồng do ánh sáng mặt trời xuyên qua cửa kính màu phản chiếu vào bên trong.

Thanh đường có nhiều cấu trúc của kiến trúc Hồi giáo truyền thống mái vòm cong và đài phun nước ở trung tâm dành cho nghi thức tẩy rửa của Hồi giáo. Cửa sổ kính màu trong công trình Thánh đường Hồi giáo là tương đối hiếm, chỉ có một vài thánh đường Hồi giáo như Thánh đường Blue Mosque ở Istanbul có cửa sổ kính màu.





















Nguồn: sotaydulich.com

Kính vạn hoa lung linh trong nhà thờ Hồi giáo

Nasir al-Mulk là một ngoại lệ thú vị đối với những ai có định kiến rằng những kiến trúc lịch sử thường đồng điệu, thiếu màu sắc.
1.jpg
Nhà thờ Hồi giáo Nasir al-Mulk, được xây dựng tại Shiraz, Iran trong vòng 12 năm (1876-1888) theo lệnh của lãnh chúa Mirza Hasan Ali Nasir al Molk thuộc triều đại Qajar.
2.jpg
Thoạt nhìn bên ngoài, nhà thờ cũng có nét giống với những công trình kiến trúc lịch sử khác với những mái vòm cao lồng lộng, những tòa tháp hình xoắn ốc và các bức tường lát đá cổ kính. Nhưng vẻ đẹp quyến rũ có một không hai của công trình này lại được ẩn giấu sau những bức tường theo lối cổ điển bên ngoài.
3.jpg
Thật vậy, Nasir al-Mulk là một ngoại lệ thú vị đối với những ai có định kiến rằng những kiến trúc lịch sử thường đồng điệu, thiếu màu sắc.
4.jpg
Muhammad Hasan-e-Memar và Muhammad Reza Kashi Paz-e-Shirazi, 2 vị kiến trúc sư, đã trang trí nhà thờ bằng hàng nghìn những tấm kính màu, một loại vật liệu hiếm thấy ở một nhà thờ Hồi giáo.
5.jpg
Bước chân vào trong tòa nhà, bạn sẽ cảm giác như lạc vào một chiếc kính vạn hoa khổng lồ lung linh đầy màu sắc. Mỗi buổi sáng sớm, khi những tia nắng đầu tiên xuyên qua những ô cửa kính rồi chiếu xuống cả hành lang và trên những tấm thảm Ba Tư đã tạo nên cảnh tượng mê hoặc những tay nhiếp ảnh từ khắp nơi trên thế giới.
6.jpg
Tất cả như say mê với một vùng đất mới với đầy các màu sắc, những họa tiết hình học và ánh sáng đang hòa quyện nhảy múa trước mắt họ. “Ngay cả khi bạn là một người bình thường, không theo đạo, thì bạn có thể sẽ thấy hai bàn tay mình tự chắp lại như đang cầu nguyện khi chứng kiến sự rực rỡ tự nhiên ấy. Có lẽ đây là một thông điệp thể hiện lòng tin tưởng của những người xây dựng công trình này”, Koach, một nhiếp ảnh gia Nhật Bản đã chia sẻ.
7.jpg
Thời gian là một yếu tố quyết định, nếu bạn không muốn bỏ lỡ bất kỳ điều gì, bạn nên đến thăm thánh đường vào buổi sáng sớm khi nắng vừa lên, cũng là lúc Nasir al-Mulk đẹp nhất.
8.jpg
Việc sử dụng kính màu cho nhà thờ Hồi giáo khá hiếm vào thời đó, ngoại trừ một số thánh đường khác như Masjid al-Aqsa and the Thánh đường Blue ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
9.jpg
Bên cạnh đó, nhà thờ còn có những thiết kế kiến trúc nổi bật và đặc trưng. Như họa tiết hình học phức tạp trên những viên gạch lát, những khung vòm và hốc tường sơn màu, và cả những mái vòm ngoạn mục thu hút mọi sự chú ý.
10.jpg
Với màu hồng chủ đạo trên các viên gạch lát, Nasir al-Mulk còn được nhớ tới với cái tên Thánh đường Hồng, mặc dù dưới ánh nắng mặt trời, nó hiện ra thật diệu kỳ lộng lẫy bởi sự đa dạng màu sắc do chính trí óc và bàn tay con người tạo ra.
11.jpg
Hiện tại, nhà thờ vẫn hoạt động phục vụ nhu cầu tôn giáo của người dân cũng như cho ngành du lịch dưới sự theo dõi của quỹ Nasir Al-Molk. Phần lớn số tiền từ quỹ được dành cho người nghèo ăn trong và sau nghi lễ tôn giáo của Muharram và Safar, và hướng tới đổi mới và bảo vệ nhà thờ Hồi giáo quý báu này.
12.jpg
Nếu có điều kiện đến thăm đất nước Iran, bạn nên đến thăm nhà thờ độc đáo này và tự mình trải nghiệm. Còn nếu không, hãy cùng Balô dạo 1 vòng quanh các bức ảnh tuyệt đẹp này, để cùng nhắm mắt và tưởng tượng rằng mình đang lạc vào thế giới đầy màu sắc bên trong chiếc kính vạn hoa Nasir al-Mulk. Và ngại gì mà không chia sẻ bạn bè về vẻ đẹp nổi bật đầy khác biệt của nhà thờ Hồi giáo Nasir al-Mulk – Thánh đường Hồng này nhé.
Tường Vy (theo MyModernMet)