Nước lẩu ngọt thanh cùng thịt gà đất mềm rục sẽ khiến thực khách ấm bụng trong những ngày giá lạnh.
Lệ Giang, Trung Quốc nằm ở độ cao khoảng 2.400 m so với mực nước biển nên khí hậu lạnh. Chính vì vậy, lẩu là món được ưa chuộng ở Lệ Giang. Đặc biệt, món lẩu nướng bằng than trên bếp đá thu hút rất nhiều du khách. Loại bếp này có thể giữ nóng lâu, làm ấm cả bàn ăn.
Nồi nước lẩu đầy ụ nấm và gà đất (loại gà có da màu đen). Gà được hầm nhừ cùng một số loại thảo mộc, táo tàu cho nước ngọt thanh. Nồi lẩu cũng bằng đá nên rất nóng, thực khách phải cẩn thận khi ăn uống.
Trong lúc chờ nước lẩu sôi, khách gọi các loại thịt tươi, nướng trên bếp đá nóng rực. Trước khi nướng thịt phải rưới một ít dầu ăn lên bếp để chống dính. Vì dầu bắn rất mạnh và nhiều nên khi thưởng thức món này, quán cung cấp đủ loại bảo hộ như bao tay, tạp dề, bao nylon trùm túi xách.
Ngược lại, ba rọi khi nướng sẽ hơi khô vì lớp mỡ chảy hết ra ngoài. Nếu chọn món này, thực khách phải canh khi miếng thịt vừa chính tới thì gắp ra ngay.
Các loại rau tươi ăn kèm lẩu đặt trên giá gỗ cạnh bàn ăn. Ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Rau không được phong phú lắm, chỉ vài loại cải, khoai môn... thích hợp ăn với lẩu ngọt.
Nhiều người cảm thấy món này không khác canh gà hầm là bao, thêm rau vào ăn mới giống lẩu. Nước lẩu nêm nếm vừa ăn, múc ra là có thể thưởng thức.
Nước chấm hỗn hợp từ nhiều thứ như nước tương, chao, bơ đậu phộng, thêm hành lá thái mỏng và tỏi cho thơm. Tùy sở thích của mỗi người mà pha chế chén nước chấm mùi vị khác nhau.
Uống trà kiều mạch của người Tạng khi ăn nồi lẩu đầy thịt mới đúng điệu. Họ dùng loại trà này để giảm cholesterol, thải độc, tiêu hóa tốt sau khi ăn nhiều dầu mỡ. Trà có mùi thơm bùi đặc trưng của kiều mạch.
Các quán lẩu bếp đá bán trong nhà nhưng không gian mở, thoáng vì bếp rất nóng. Dù mùa đông nhưng xì xụp trước nồi lẩu nghi ngút khói trên chiếc bếp chiếm hết 1/4 bàn ăn cũng đủ khiến thực khách toát mồ hôi.
Caption
Advertisement
Vi Yến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét