Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

Lễ hội người chết ở Nhật Bản: Khoảnh khắc giao thoa của hai thế giới

Mỗi mùa hè, người Nhật xa xứ lại trở về quê hương và quây quần cùng những người thân đã khuất. Thời khắc ấy khiến hai thế giới âm dương như hòa làm một trong tâm thức người dân.
Le hoi nguoi chet o Nhat Ban: Khoanh khac giao thoa cua hai the gioi hinh anh 1
Tháng 7, tháng 8 hàng năm, đất nước Nhật Bản lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ hội người chết. Ngôi làng đánh cá bình yên và ảm đạm Himeshima cũng hòa chung không khí.
Le hoi nguoi chet o Nhat Ban: Khoanh khac giao thoa cua hai the gioi hinh anh 2
Lễ hội người chết Obon là bữa tiệc đánh dấu sự trở lại của những người đã khuất, được tổ chức hàng năm tại Nhật Bản.
Le hoi nguoi chet o Nhat Ban: Khoanh khac giao thoa cua hai the gioi hinh anh 3
Niềm tin về sự tồn tại thế giới bên kia và kết nối giữa sự sống và cái chết đã có từ nghìn xưa, nhưng nhiều học giả đều đồng tình rằng lễ hội này bắt nguồn từ Urabon-kyo, một kinh sách trong đạo Phật.
Le hoi nguoi chet o Nhat Ban: Khoanh khac giao thoa cua hai the gioi hinh anh 4
Theo đó, một đệ tử của Đức Phật tìm thấy mẹ anh ở trong vương quốc của những ác ma, nơi linh hồn bị bỏ đói và khao khát trở về thế giới bên kia. Đức Phật đã chỉ giáo cho anh đặt thức ăn và nước uống, sau đó nhờ các nhà sư cúng tế vào ngày trăng tròn thứ 7 trong năm. Điều đó sẽ giải thoát những linh hồn khỏi sự hành hạ.
Le hoi nguoi chet o Nhat Ban: Khoanh khac giao thoa cua hai the gioi hinh anh 5
Đúng như kinh sách, những gia đình trên khắp Nhật Bản lại trở về quê hương sinh thành những ngày giữa tháng 7 này (hoặc tháng 8 ở một số vùng) để thể hiện sự tưởng nhớ người đã khuất, cũng như giải thoát những linh hồn vẫn chưa được yên nghỉ.
Le hoi nguoi chet o Nhat Ban: Khoanh khac giao thoa cua hai the gioi hinh anh 6
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày (khoảng 13-15/7), thường bắt đầu với nghi lễ “mukaebi” - dẫn dắt những linh hồn về với quê nhà bằng ánh sáng của ngọn lửa và đèn lồng.
Le hoi nguoi chet o Nhat Ban: Khoanh khac giao thoa cua hai the gioi hinh anh 7
Các gia đình đều lập nên 2 “shoryo-dana” - bàn thờ với trái cây, hương và hoa - một cho tổ tiên của gia đình và thứ hai cho các linh hồn chưa yên nghỉ. Ngoài ra Obon còn có các nghi lễ phổ biến khác như dọn dẹp và trang trí các ngôi mộ của tổ tiên, chuẩn bị các bữa ăn đặc biệt cúng tổ tiên…
Le hoi nguoi chet o Nhat Ban: Khoanh khac giao thoa cua hai the gioi hinh anh 12
Bon Odori, một điệu nhảy dân gian của cộng đồng, là điểm nhấn của lễ hội. Điệu nhảy rất đơn giản, vì thế mọi người đều có thể tham gia vào đám đông nhảy múa mà không cần đến kỹ năng. Các vũ công trang điểm và khoác lên mình vẻ ngoài giống với các nhân vật dân gian nổi tiếng. Mọi người nhảy múa xung quanh một sân khấu, nơi nhạc sĩ và các tay trống taiko trình diễn.
Le hoi nguoi chet o Nhat Ban: Khoanh khac giao thoa cua hai the gioi hinh anh 13
Đêm cuối cùng của Obon kết thúc với nghi thức “okuribi” - lời từ giã và chào tạm biệt những linh hồn với ánh sáng của lửa trại và đèn lồng rực rỡ.
Khánh Trinh
Theo NatGeo

Không có nhận xét nào: