Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào?

Cùng khám phá những chiếc bánh cưới độc đáo ở các quốc gia khắp trên thế giới bạn nhé.




Đám cưới là sự kiện trọng đại nhất trong cuộc đời của mỗi người, nó đánh dấu một bước ngoặt lớn và là ngày kỉ niệm cho cột mốc quan trọng của các cặp đôi. Trong ngày hạnh phúc ấy, ngoài những lời chúc phúc từ gia đình và bạn bè thì chiếc bánh cưới cũng phải mang những ý nghĩa cho sự hoà hợp, viên mãn. Và đi qua mỗi quốc gia sẽ có một món bánh riêng để thay cho lời chúc mừng gửi đến các cặp đôi. Hãy cùng khám phá trên bàn tiệc cưới của các nước sẽ xuất hiện chiếc bánh nào nhé.

Fruitcake (Vương quốc Anh)

Fruitcake là hương vị truyền thống luôn có mặt trong những ngày hạnh phúc của các cặp đôi tại Vương quốc Anh. Đây là món ăn bắt buộc phải có trong nghi lễ cưới, đặc biệt là đối với tầng lớp Hoàng gia, quý tộc.
Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 1.
Không giống như thường ngày, sự xuất hiện của Fruitcake trong ngày cưới được trang trí lộng lẫy và tinh tế hơn. Chúng được làm từ cốt của bánh kem, bên ngoài phủ đầy hạnh nhân. Một lớp fondant trắng phủ bên ngoài sẽ làm cho chiếc bánh thêm rực rỡ và xinh đẹp.

Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 2.
Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 2.
Mỗi thành phần của Fruitcake đều mang lại ý nghĩa của sự liên kết, hoà hợp. Chẳng hạn như trái cây hoà quyện trong hương vị rượu nhẹ nhàng biểu tượng cho lời cầu chúc vợ chồng sẽ luôn nồng ấm như rượu và ngọt ngào như trái cây. Và chắc chắn, trong bữa đám cưới thế kỉ của Hoàng tử Harry mới đây, chiếc bánh Fruitcake sẽ không thể vắng mặt.

Croquembouche (Pháp)

Đất nước Pháp thơ mộng và lãng mạn như thế, vậy mà bánh cưới ở đây lại có phần giản dị hơn các nước khác. Không đầy sắc màu hay rực rỡ với lớp fondant, hoa trang trí, chiếc Croquembouche gồm thành phần là những bánh creampuff (sukem) nhỏ nhắn xếp chồng lên nhau. Mô phỏng như hình dáng của tháp Eiffel, từng chiếc bánh tròn nhỏ được đặt khéo léo và tỉ mỉ. Một lớp caramel óng ả phủ đều bên ngoài để tạo vị ngọt thanh cũng như cố định chúng lại.
Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 3.
Như một lời chúc phúc, mang ý nghĩa thịnh vượng, bánh Croquembouche luôn được các cô dâu chú rể lựa chọn để trang trí cho bữa tiệc của mình.
Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 4.

Prinsesstarta (Thuỵ Điển)

Món bánh có cái tên đáng yêu Prinsesstarta, được dịch ra là bánh công chúa. Bắt nguồn là một món tráng miệng chỉ dùng trong Hoàng gia và được các công chúa yêu thích, dần dần Prinsesstarta được mọi tầng lớp người dân ở Thuỵ Điển yêu thích và lựa chọn để trang trí tiệc cưới.

Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 5.
Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 5.
Món bánh này có phần cốt cầu kì, gồm nhiều lớp bông lan mềm mịn xen kẽ cùng mứt trái cây xếp chồng lên nhau. Trên cùng là phần whipping cream béo thơm để tăng thêm hương vị cho chiếc bánh. Bên ngoài phủ đầy hạnh nhân với những gam màu pastel dịu nhẹ, nữ tính. Dường như đây là chiếc bánh dành riêng cho các cô dâu bởi những chi tiết trang trí tinh tế và tuyệt mỹ.

Kransekage (Na Uy)

Không giống những chiếc bánh kem mềm mại như ở các quốc gia khác, bánh cưới ở Na Uy lại là từng chiếc bánh vòng hạnh nhân được sắp xếp khéo léo. Món bánh mang tên Kransekage đem đến cái giòn thơm cùng chút ngọt nhẹ nhàng. Cái hay nằm ở sự tỉ mỉ và tài tình của người thợ khi xếp để bánh có thể đứng vững trong buổi tiệc. Kích thước bánh sẽ nhỏ dần từ dưới lên để tạo hình như tháp. Bên ngoài sẽ tráng thêm lớp kem để trang trí cho thêm phần hấp dẫn.

Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 6.
Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 6.
Kransekage mang ý nghĩ của sự liên kết, gắn bó bởi từng chiếc bánh vòng có biểu tượng như nhẫn cưới. Thêm vào đó, người ta hay dùng một ly rượu champane hay những bông hoa để đặt giữ bánh nhằm không chỉ để tăng thêm phần lộng lẫy mà còn mang lại ý nghĩa nồng nàn, trọn vẹn lứa đôi.

Sakotis (Cộng hoà Lithuania)

Sakotis (hay còn gọi là bánh cây, bánh nhành) là loại bánh cưới truyền thống tại Cộng hoà Lithuania. Bánh biểu trưng cho sự thịnh vượng, đầy đủ và no ấm nên vì thế mà bất kì buổi tiệc cưới nào ở nước này cũng đều phải có mặt chúng. Món ăn không chỉ độc đáo ở hình dáng như một cây thông mà còn ở cách làm bánh.
Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 7.
Bánh được nướng trên chiếc lò than lớn, cứ xoay vòng khuôn bánh và đổ bột đều tay. Thao tác phải liên tục và lặp lại nhiều lần cho đến khi tạo thành hình cho món bánh. Sakotis không chỉ xuất hiện trong ngày trọng đại mà còn được ưa chuộng trong dịp giao thừa hay năm mới.

Korovai (Ukraina)

Korovai là kiểu bánh vuông nhỏ nhắn được làm bởi nhà cô dâu như một lời cầu chúc may mắn, hạnh phúc của họ dành cho con gái mình. Là một kiểu bánh mì nhưng Koravai được trang trí tỉ mỉ với nhiều hình ảnh biểu trưng như mặt trăng, mặt trời, chim... Không chỉ là bánh cưới truyền thống ở Ukraina mà chiếc bánh này còn xuất hiện trên bàn tiệc tại Nga, Belarus và Romani.

Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 8.
Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 8.

Tangyuan (Trung Quốc)

Là món bánh làm từ bột gạo nếp dẻo mịn, bên trong nhân là vị ngọt bùi của đậu đỏ hoặc đậu đen. Tangyuan trong tiếng Hán Việt còn có nghĩa là thang viên. Món ăn mang hình dạng tròn nên là biểu tượng của hạnh phúc viên mãn, hoàn hảo. Trong những bữa tiệc cưới truyền thống ở Trung Quốc, cô dâu chú rể sẽ đút cho nhau món này để chia sẻ vị ngọt và cầu mong điều tốt lành, răng long đầu bạc.

Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 9.
Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 9.

Injeolmi Tteok (Hàn Quốc)

Như một loại bánh làm từ gạo nếp dẻo truyền thống của Hàn Quốc, Injeolmi Tteok tượng trưng cho sự hoà quyện, gắn kết tình nghĩa vợ chồng. Bánh được hấp chín và mang nhiều hình dáng khác nhau. Sau đó chúng sẽ dùng để tiếp đãi khách trong bữa tiệc cưới.
Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 10.

Kazunoko Nishin - Nhật Bản

Trong tiếng Nhật, Kazunoko, hay còn gọi là cá trích, có ý nghĩa là "nhiều con". Bởi vậy, trong ngày trọng đại của các cặp đôi ở Nhật đều bắt buộc phải có mặt món ăn này. Kazunoko Nishin là một loại trứng từ cá trích có độ giòn tươi hấp dẫn. Món thường dùng sống như sushi hoặc ăn cùng chanh. Cô dâu chú rể sẽ dùng món này cho ngày cưới để cầu mong cho một gia đình sung túc, sinh nở tốt đẹp.
Đố bạn trong đám cưới ở các nước, cô dâu chú rể đã tiếp đãi quan khách món bánh nào? - Ảnh 11.
Nguồn: Theknot, Craftsy..
.BÁNH BAO, THEO TRÍ THỨC TRẺ 

Nhìn hình ảnh này, ai mà nghĩ được đây lại là một... chiếc bánh cưới

BÁNH BAO, THEO TRÍ THỨC TRẺ 

Hãy cùng khám phá món bánh Sakotis với sự độc đáo từ hình dáng đến cách chế biến ngay bây giờ bạn nhé!

Sakotis là một loại bánh truyền thống của Cộng hoà Lithuania. Món ăn này được phiên dịch ra thành cái tên thú vị là bánh cây, hoặc bánh nhành cây. Thành phần chính của mỗi chiếc bánh bao gồm bơ, trứng, bột mì, đường và kem.
Nhìn hình ảnh này, ai mà nghĩ được đây lại là một... chiếc bánh cưới - Ảnh 1.
Nhìn hình ảnh này, ai mà nghĩ được đây lại là một... chiếc bánh cưới - Ảnh 1.
Mỗi chiếc Sakotis có kích thước to và dài, trông cứ như có nhiều lớp bánh nhỏ xếp chồng lên nhau vô cùng hấp dẫn. Phần phía dưới thì có đường kính lớn, chắc chắn để nâng đỡ cả phần thân. Bánh trông chứ như một cây thông với chóp nhỏ dần và mang màu vàng nâu hấp dẫn.
Nhìn hình ảnh này, ai mà nghĩ được đây lại là một... chiếc bánh cưới - Ảnh 2.
Nguyên liệu cũng không có gì phức tạp, thậm chí là dễ tìm, nhưng điều gì lại khiến món bánh trở thành đặc sản của Lithuania? Tất cả phải kể đến khâu chế biến vô cùng độc đáo và công phu để tạo ra món ăn này.
Nhìn hình ảnh này, ai mà nghĩ được đây lại là một... chiếc bánh cưới - Ảnh 3.
Một chiếc lò than cỡ to là điều đầu tiên cần phải có để nướng bánh. Bột phải được pha loãng và trộn đều cùng các nguyên liệu. Một chiếc khuôn sắt có những đường răng nhọn sẽ gắn vào trục quay của lò để tạo hình cho bánh.
Nhìn hình ảnh này, ai mà nghĩ được đây lại là một... chiếc bánh cưới - Ảnh 4.
Nhìn hình ảnh này, ai mà nghĩ được đây lại là một... chiếc bánh cưới - Ảnh 4.
Công đoạn tiếp theo là đổ bánh, không phải như những chiếc lò thông thường chỉ cần một lần đổ bột là xong, Sakotis đòi hỏi người thợ phải luân phiên rưới từng lớp bột lên chiếc trục đang xoay vòng. Quá trình này cần có sự kiên nhẫn, bột phải đổ đều tay và trải dài khắp chiếc khuôn như thế thì khi chín bánh mới có hình dáng như ý.
Nhìn hình ảnh này, ai mà nghĩ được đây lại là một... chiếc bánh cưới - Ảnh 5.
Cứ lặp lại thao tác này cho đến khi đạt được kích thước bánh như mong muốn. Tiếp theo là xoay bánh quanh trục để nướng chín vàng đều. Khi bột đã ráo lại và lớp vỏ chuyển sang màu vàng nâu thì lúc đó mới được đem bánh ra khỏi lò. Đợi một khoảng thời gian cho chúng nguội hẳn thì cẩn thận rút chiếc khuôn ra.
Nhìn hình ảnh này, ai mà nghĩ được đây lại là một... chiếc bánh cưới - Ảnh 6.
Nhìn hình ảnh này, ai mà nghĩ được đây lại là một... chiếc bánh cưới - Ảnh 6.
Không chỉ thú vị trong cách làm bánh mà Sakotis còn mang nhiều ý nghĩa và được người dân Lithuana dùng trong những dịp đặc biệt. Chiếc bánh luôn xuất hiện trong bữa tiệc cưới, giao thừa hay mừng năm mới tại đây, bởi vì chúng đại diện cho những lời chúc tốt lành, về sự phát triển, thịnh vượng.
Nguồn: Insider, Thespruceeats...

Không có nhận xét nào: