Ngủ không cần giường, cắt điện vào lúc 9 giờ tối không là điều hiếm thấy tại Triều Tiên.
Một gia đình phải thắp nến sau khi điện bị cắt vào lúc 9 giờ tối.
Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue, 52 tuổi, lần đầu tiên tới thăm Triều Tiên vào năm 2008 và cho đến nay ông đã tới đất nước này 5 lần.
Trong lần gần đây nhất, Lafforgue đã tới thăm Triều Tiên với tư cách là khách mời của một ngư dân tại ngôi làng hẻo lánh Jung Pyong Ri ở huyện Myongchon thuộc tỉnh Bắc Hamgyong. Nơi đây nổi tiếng với những bãi biển cát trắng tuyệt đẹp.
Chiếc máy bơm tay được lắp đặt trong phòng tắm. Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue cho biết ông đã bị điện giật khi sử dụng bình nước nóng ở đây.
Để tới được ngôi làng Jung Pyong Ri, nhiếp ảnh gia Lafforgue kể phải mất nhiều giờ ngồi trên xe bus di chuyển qua những con đường lầy lội và đầy ổ gà dọc bờ biển phía đông Triều Tiên. Ông đã nhìn thấy hàng rào điện ven biển để ngăn chặn sự tấn công từ Nhật Bản.
Những đứa trẻ dõi theo chiếc xe bus di chuyển qua chúng
“Bạn có thể thấy rõ cảnh nghèo khổ tại vùng nông thôn”, Lafforgue nói. “Từ trên xe bus, tôi nhìn thấy những ngôi nhà cũ xiêu vẹo với mái có thể sập bất cứ lúc nào. Hướng dẫn viên cho biết phần lớn du khách tới những vùng xa như thế này và tôi có thể là người châu Âu đầu tiên tới đây”.
Một trong những ngôi nhà được cho là sang trọng nhất tại ngôi làng Jung Pyong Ri.
Sau một hành trình kéo dài nhiều giờ, Lafforgue cuối cùng cũng tới ngôi làng Jung Pyong Ri nằm giữa vịnh nhỏ và núi.
“Đúng như mong đợi, những ngôi nhà mà tôi ở rất sạch sẽ và ngăn nắp. Làng Jung Pyong Ri dường như là một cộng đồng được chính phủ đầu tư nhiều”, Lafforgue nói. “Chỉ có 23 gia đình sống tại đây. Lúc đó, tôi nghĩ rằng mình bị lừa vào một bẫy du lịch với toàn diễn viên đóng cảnh thực tế”.
Hình ảnh của các nhà lãnh đạo Triều Tiên được treo trang trọng trong nhà một người dân.
Nhiếp ảnh gia Lafforgue được trưởng thôn chào đón nồng hậu và mời tới thăm nhà ông. Ngôi nhà với đầy đủ tiện nghi như tivi và quạt điện cùng như đồ trang trí như thú bông, hoa nhựa và ảnh các nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Người dân được phép làm vườn để tạo thêm nguồn thực phẩm
“Phòng khách giống như nhà kính với cây xanh được trồng trong những chậu lớn trước ghế sofa. Bức ảnh các nhà nhà lãnh đạo Triều Tiên được treo trang trọng trên tường”, Lafforgue cho biết. “Tôi ngạc nhiên khi thấy 3 chiếc tivi trong ngôi nhà. Theo hướng dẫn viên, mỗi gia đình ở Triều Tiên đều có ít nhất 3 chiếc tivi. Một chiếc để phát những bộ phim đen trắng của Nga, trong khi tivi màu để phát những ca khúc truyền thống”.
Phòng ngủ rất sạch sẽ và ngăn nắp nhưng không có giường.
Phòng ngủ dành cho Lafforgue được trang trí theo phong cách của những năm 1960 và không có giường. Mọi người ngủ trên sàn với một chiếc đệm rất mỏng.
Được mời ăn ‘vịt biển” cho bữa trưa, nhưng Lafforgue không thể xác định đó là thịt gì nên ông quyết định chỉ ăn cua biển. Đây là một bữa ăn thịnh soạn nhất dành cho những gia đình nghèo ở đây.
Chủ nhà chiêu đãi khách bằng món cua biển tươi ngon.
Trưởng thôn kể cho nhiếp ảnh gia Lafforgue một số câu chuyện về ngôi làng nhỏ này. Ông cho biết nơi đây vẫn bị chia cắt với phần còn lại của Triều Tiên cho đến khi du lịch phát triển mạnh vào những năm 1990.
Ngôi làng Jung Pyong Ri là điểm du lịch hấp dẫn, đặc biệt đối với du khách từ Trung Quốc.
Bãi biển có biển hiệu bằng tiếng Anh để thông báo cho du khách nước ngoài.
“Cuộc sống rất khó khăn vào mùa đông và tình trạng thiếu lương thực cũng thỉnh thoảng xảy ra”, trưởng thôn nói với nhiếp ảnh gia Lafforgue. “Khoảng 80% du khách tới đây từ Trung Quốc, đặc biệt những người ở Bắc Kinh vì họ thích không khí trong lành ở đây”.
Một cặp sinh đôi trong làng Jung Pyong Ri chơi đàn trước nhiếp ảnh gia Lafforgue.
Sau đó Lafforgue xin phép chủ nhà để về phòng nghỉ. Nhìn qua cửa sổ, ông thấy những con bò đực gầy mòn kéo theo xe chở đầy củi và những người phụ nữ vác theo bao hàng nặng trên lưng. Ông cũng thấy các bé gái hái hoa, trong khi một số người hái rau dại, mà ông cho là làm thực phẩm.
Nhiếp ảnh gia Lafforgue chụp được một bé gái hái hoa và cỏ bên đường.
Người dân tìm kiếm những loại rau dại để làm thực phẩm, theo Lafforgue
Vào ngày cuối cùng tại ngôi làng Jung Pyong Ri, nhiếp ảnh gia Lafforgue đã tế nhị đưa tiền cho chủ nhà, nhưng họ từ chối. Sau đó, họ chụp ảnh chung với nhau để làm kỷ niệm trước khi chia tay.
Người dân ở nông thôn phải vận lộn kiếm ăn hàng ngày.
Theo Huy Phong (Theo Mirror) (Dân Việt
Những bức ảnh hiếm thấy về đời sống thực ở Triều Tiên
Từ cảnh tượng trẻ em làm việc vất và trên cánh đồng cho đến nhóm binh sĩ đẩy xe bus chết máy, đó là những bức ảnh mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể không muốn lộ ra ngoài.
Được chụp bởi nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue trong chuyến thăm cuối cùng của ông tới Triều Tiên, những bức ảnh dưới đây đã lột tả phần nào cuộc sống thực của người dân tại đất nước "khép kín" nhất thế giới.
Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue hiện đã bị cấm nhập cảnh vào Triều Tiên vì đã chụp những bức ảnh khi chưa được phép tại những vùng mà ông đi qua. Người hướng dẫn yêu cầu Lafforgue xóa những bức ảnh không được phép chụp, nhưng ông đã bí mật ghi lại vào thẻ nhớ.
Quân đội được cho là có vai trò quan trọng nhất ở Triều Tiên. Nhưng nếu tới đất nước này, bạn thường thấy các binh sĩ làm những công việc thô sơ.
Trẻ em xách nước trên đường nắng
Trẻ em tham gia lao động trên nông trường cùng người lớn.
Trẻ em nhặt hạt ngôi vãi trên đường ở gần thành phố Begaebong.
Một người đàn ông tắm dưới sông ở vùng ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng.
Người đàn ông sử dụng săm ô tô cũ để làm thuyền trong khi câu cá trên hồ tại một vùng nông thôn ở Triều Tiên.
Một cậu bé giúp mẹ đẩy xe trên đường gần thành phố Chongjin.
Trẻ em hồn nhiên chơi trên một đoạn đường rộng thênh thang ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Cô gái chỉnh sửa áo cho bạn trai khi được Eric Lafforgue đề nghị chụp ảnh.
Một cô gái tập đánh bàn phím máy tính với màn hình đen vì không có điện.
“Bạn có thể nhìn thấy rất nhiều người mệt ngồi nghỉ bên lề đường vì nhiều người phải đạp xe hàng giờ để tới nơi làm việc”, Lafforgue cho biết.
Mọi người xếp thành hàng dài để chờ lên xe điện đi làm.
Hệ thống tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng cũng được sử dụng như một nơi tránh bom.
Một nhóm phụ nữ tham gia quét vôi cột mốc giao thông.
Binh sĩ nằm nghỉ trên bãi cỏ cạnh đường lớn.
“Bạn thường xuyên bắt gặp cảnh này ở Triều Tiên”, nhiếp ảnh gia Lafforgue tiết lộ.
Người dân Triều Tiên mặc không đúng quy định
Một binh sĩ Triều Tiên ngăn cản chụp ảnh tại khu vực phi quân sự gần biên giới với Hàn Quốc.
Một phụ nữ đứng giữa đám đông binh sĩ.
Theo Huy Phong (Theo Daily Mail) (Khampha.vn
Ảnh chụp trộm đời sống thường ngày ở Triều Tiên
Thứ Bảy, ngày 20/02/2016 11:30 AM (GMT+7)
Sự kiện: Tin tức Triều Tiên
Những bức ảnh hiếm về Triều Tiên đã được một “du khách dũng cảm” ghi lại trong chuyến thăm mới đây của anh tới Triều Tiên.
Micheal Huniewicz, nhiếp ảnh gia Anh đến Triều Tiên trong chuyến du lịch gần đây. Micheal đã giấu máy ảnh và chụp được những khoảnh khắc hiếm gặp về đời sống thường ngày ở Triều Tiên. Từ những cánh đồng khô cằn tới tòa nhà lụp xụp, Michal đã khắc họa rõ nét một Triều Tiên chưa từng xuất hiện trên báo chí.
Triều Tiên cấm khách du lịch chụp hình ở nhiều nơi, tuy nhiên Michal vẫn tìm cách tuồn được số ảnh này ra nhờ một thẻ nhớ giấu kín khi qua hải quan.
Tòa nhà xuống cấp được Michal chụp trên đường tới Bình Nhưỡng. Michal xuất phát từ Đan Đông, Trung Quốc và đi sang Triều Tiên.
Tác giả cho biết những căn nhà này làm anh nhớ tới hình ảnh các quốc gia Đông Âu thập niên 1980.
Triều Tiên không cho phép khách du lịch chụp hình khi tới quốc gia này.
Cánh đồng điển hình ở Triều Tiên.
Chung cư lấp ló đằng xa ở Bình Nhưỡng.
Người dân dừng trước barrier chờ tàu chạy qua
Chiếc xe bus trông khá cũ chạy qua cầu
Trẻ em tắm tại một đập thủy lợi nhỏ trên cánh đồng
Dân Triều Tiên thường di chuyển bằng xe đạp
Một khu vực dân cư bên đường tàu hỏa
Một con đường chạy qua những cánh đồng ở nông thôn Triều Tiên
Khẩu hiệu gắn trên một nhà máy quốc doanh.
Nhà lập quốc Kim Nhật Thành và nhà lãnh đạo Kim Jong-il xuất hiện khắp nơi ở Triều Tiên.
Hình ảnh nhà ga ở Bình Nhưỡng với người dân hối hả lên tàu.
Trong một siêu thị tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Theo Quang Minh – Mirror (danviet.vn)
Ngỡ ngàng vẻ đẹp hiện đại của thủ đô Bình Nhưỡng
Hãng tin Reuters đăng tải bộ ảnh ấn tượng về vẻ đẹp hiện đại của thủ đô Bình Nhưỡng (Triều Tiên) với những tòa nhà chọc trời đồ sộ, sặc sỡ sắc màu...
Một loạt các tòa nhà chọc trời đồ sộ, hiện đại, nổi bật trong các gam màu chủ đạo: đỏ, xanh, trắng... dường như vừa được xây dựng dọc theo một bờ sông thơ mộng ở thủ đô Bình Nhưỡng. Những tòa nhà này thuộc phố các nhà khoa học Mirae (Mirae Scientists Street). Bức ảnh không đề ngày chụp được đăng tải ngày 21.10.
Khách sạn Ryugyong 105 tầng - tòa nhà cao nhất được xây dựng tại Triều Tiên - với chóp hình tháp nổi bật so với các tòa nhà cao tầng khác ở Bình Nhưỡng.
Người dân Triều Tiên tấp nập đi lại bên trong một ga tàu điện ngầm hiện đại, tuyệt đẹp ở Bình Nhưỡng.
Một chung cư đồ sộ, vừa được xây dựng tại trung tâm Bình Nhưỡng, nổi bật với màu sơn đỏ và trắng trong ánh bình minh. Ảnh chụp ngày 9.10.
Một loạt taxi đậu bên ngoài một nhà ga xe lửa khang trang ở trung tâm Bình Nhưỡng. Ảnh chụp cuối tháng 7.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm toà nhà dành cho trẻ mồ côi, cơ nhỡ Wonsan vừa được xây dựng ở Bình Nhưỡng.
Pháo hoa rực rỡ thắp sáng bầu trời phía trên các tòa nhà chọc trời hiện đại ở Bình Nhưỡng trong một bức ảnh không đề ngày tháng, được đăng tải ngày 1.1.2015.
Người dân Bình Nhưỡng vui đùa, giải trí và thư giãn tại Công viên nước Munsu. Ảnh được đăng tải ngày 16.10.
Toàn cảnh sân vận động 1.5 ở thủ đô Bình Nhưỡng. Sân vận động này có 150.000 chỗ ngồi và được cho là một trong những sân vận động lớn nhất thế giới.
Phụ nữ Triều Tiên nhảy múa tưng bừng tại một quảng trường ở thủ đô Bình Nhưỡng nhân kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) ngày 25.4.2015.
Tên lửa của Triều Tiên được gắn trên xe tải quân sự trong một cuộc diễu binh ở Bình Nhưỡng vào ngày 27.7.2013 mừng 60 năm ngày ký kết thỏa thuận ngừng bắn, tạm chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Trong ảnh, có thể nhìn thấy đường phố Bình Nhưỡng rộng rãi, sạch sẽ và các tòa nhà chọc trời sừng sững hai bên đường.
Sáng sớm tinh mơ, người dân Bình Nhưỡng đã tập trung ở quảng trường phía dưới bức tượng của người sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành và cố lãnh đạo Kim Jong-il tại đồi Mansudae ở Bình Nhưỡng để đón mừng năm mới. Ảnh đăng tải ngày 1.1.2014.
Chiếc xe hơi đi qua hai chung cư mới xây được sơn màu xanh và đỏ ở Bình Nhưỡng.
Khuôn viên của trại trẻ mồ côi và cơ nhỡ Wonsan ở Bình Nhưỡng. Ảnh đăng tải ngày 22.4.2015.
Một chiếc máy bay đậu gần nhà ga mới xây khang trang, hiện đại thuộc sân bay quốc tế Bình Nhưỡng. Ảnh được đăng tải ngày 1.7.2015.
Theo Phương Đăng (theo Reuters) (danviet.vn
Cuộc sống thường ngày ở Bình Nhưỡng
Bị bạn bè và gia đình cho là điên, nhiếp ảnh gia người Thụy Điển vẫn muốn đến thăm Triều Tiên để thỏa mãn trí tò mò. Phải chờ tới 2 năm để được cấp visa, Björn Bergman cuối cùng đã được chứng kiến cuộc sống của người dân địa phương.
Lâu nay, Triều Tiên vẫn là quốc gia bí ẩn trong con mắt người nước ngoài vì đất nước này rất hạn chế cho phép du khách tham quan tìm hiểu cuộc sống của người dân, và người dân nước này rất ít giao du với thế giới bên ngoài. Vì thế, những bức ảnh về Triều Tiên luôn khiến mọi người tò mò.
Trong chuyến du lịch 9 ngày hiếm hoi tới Bình Nhưỡng, Bergman tranh thủ tối đa cơ hội để bấm máy, nhưng người nước ngoài đến đây chỉ được chụp những gì được phép.
Đường cao tốc 8 làn đường ở thủ đô Bình Nhưỡng rất vắng vẻ trong bức ảnh của Bergman. Con đường dài 160km chạy từ Bình Nhưỡng tới tận biên giới với Hàn Quốc có vẻ đã lâu không được sửa chữa.
Nữ nhân viên đứng cạnh đoàn tàu tại một nhà ga ở Bình Nhưỡng
“Nguyên tắc làm việc của một nhiếp ảnh gia như chúng tôi là chụp ảnh trước rồi hỏi sau. Những người lính canh ở đây không thân thiện chút nào. Tại những khách sạn mà chúng tôi nghỉ, họ yêu cầu chúng tôi ở trong phòng và không được phép đi đâu mà không có hướng dẫn viên. Chúng tôi tìm cách lẻn ra nhưng chỉ đi được khoảng 3m là bị bắt quay lại”, Bergman kể.
Người Triều Tiên đang cúi đầu trước bức tượng nhà lãnh đạo Kim il-Sung và Kim Jong-il
“Trong suốt chyến đi, ba người lính canh luôn theo sát và họ không có phép chúng tôi chụp những gì ngoài yêu cầu của họ, ví dụ như những bức tượng này”, Bergman cho biết.
“Gia đình và bạn bè nói rằng đúng là tôi điên thì mới đi du lịch Triều Tiên. Nhưng theo Liên Hợp Quốc thì Triều Tiên là một trong những đất nước an toàn nhất đối với khách du lịch”
Một buổi sáng trời đầy sương ở Bình Nhưỡng
"Chuyến đi này mang lại cho chúng tôi cảm giác vừa sợ lại vừa thú vị. Chúng tôi không được phép nói chuyện với người dân địa phương, và họ cũng chẳng nhìn chúng tôi một cách tò mò"
Một hướng dẫn viên ở Bảo tàng chiến tranh giải phóng đang thuyết trình về chiến tranh Triều Tiên
"Tôi muốn quay lại Triều Tiên một lần nữa nhưng tôi không chắc chắn mình có cơ hội không", Bergman nói.
Một nông dân Triều Tiên đang cuốc đất
Lính canh đang giám sát một nhóm nông dân
Một vài phụ nữ đang đẩy xe đạp đưa phân bón ra đồng
Một chiếc xe chở hàng và khá nhiều xe đạp trên đường phố Bình Nhưỡng
Xe điện kiểu Đông Âu trên đường phố Bình Nhưỡng
Một nông dân đi bằng xe bò ở khu vực giữa Bình Nhưỡng và vùng phi quân sự
Hai em bé đang mua quà ở một quán nhỏ
Người dân địa phương dọn dẹp con đường cao tốc giữa Bình Nhưỡng và vùng phi quân sự
Binh lính dọn đường để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của nhà lãnh đạo Kim il-Sung
Một tòa nhà đang xây dở ở thủ đô Bình Nhưỡng
Tượng đài nghệ thuật, công nghiệp và nông nghiệp tại Bình Nhưỡng
Tượng đài thống nhất ở thủ đô Bình Nhưỡng
Xe diễu hành trong lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của nhà lãnh đạo Kim il-Sung
Bình Nhưỡng bên dòng sông Taedong nhìn từ trên cao
Theo Trúc Quỳnh (theo Telegraph) (Khampha.vn
Bất ngờ cảnh sống nhung lụa của giới siêu giàu Triều Tiên
Huy Phong (Theo Daily Mail)
(Dân Việt) - Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Christian Petersen-Clausen ghi lại phần nào khắc họa cuộc sống của giới siêu giàu Triều Tiên.
Giới siêu giàu ở Triều Tiên còn được gọi là 'Donju', có nghĩa là bậc thầy về tiền bạc, thể thao, thời trang và trang sức.
Những người dân giàu có ở Bình Nhưỡng có thể ngắm cảnh thành phố trên những chiếc máy bay loại nhỏ.
Một chàng trai thuộc giới quý tộc đang học cưỡi ngựa ở Bình Nhưỡng. Những người giàu có cùng gia đình và bạn bè của họ chiếm khoảng 10% dân số Triều Tiên.
Chỉ số kinh tế cho thấy số người giàu có ở Triều Tiên đang tăng lên, và 13-15% dân số nước này hiện sở hữu điện thoại di động.
Một chiếc xe Audi A6 sang trọng di chuyển trên thành phố Bình Nhưỡng. Chính phủ Triều Tiên đã có động thái nới lỏng chiến dịch “bàn tay sắt” đối với những mặt hàng xa xỉ từ sau năm 2009.
“Chính phủ Triều Tiên không muốn gây xáo trộn, nên họ đã chấp nhận sự tồn tại của giới thượng lưu, cho dù điều này mâu thuẫn với thể chế”, Chad O’Carroll, giám đốc của trang tin NK News, giải thích.
Mặc dù nhập khẩu hàng hóa xa xỉ vào Triều Tiên vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc, nhưng những mặt hàng này được xách tay qua ngả Trung Quốc.
Cặp đôi mặc theo phong cách thời trang quốc tế khi chụp ảnh với chú chó đốm giống Dalmation. Những người siêu giàu ở Triều Tiên thường sống tại Bình Nhưỡng và các thành phố phát triển như Chongjin, Wonson và Hamhung.
Một người đàn ông đi dọc nhà ga trong khi mắt không rời khỏi chiếc điện thoại thông minh.
Người đàn ông mặc áo hiệu Adidas, đeo tai nghe không dây và chơi chó cảnh (trái), và doanh nhân mặc vest mang theo túi xách tay hàng hiệu (phải).
Có 6 công ty taxi đang hoạt động tại thành phố Bình Nhưỡng và họ nhận tiền bằng đồng USD thay vì tiền của Triều Tiên.
Những hình ảnh như thế này đã phần nào làm rõ cuộc sống bí ẩn của người dân ở Triều Tiên.
Những chiếc ô tô sang trọng không phải là thứ hiếm gặp trên đường phố ở Bình Nhưỡng.
Mặc dù vậy, sự giàu có ở Triều Tiên chỉ giới hạn tại một số thành phố chính. Phần lớn người dân nước này vẫn sống ở nông thôn và ít có cơ hội tận hưởng cuộc sống xa xỉ.
“Những người dân sống ở vùng nông thôn có thể biết đến cuộc sống giàu có qua tivi và báo chí trong nước. Nhưng họ không có cơ hội tận hưởng nó”, ông O’Carroll nói.
Xe đạp vẫn là phương tiện di chuyển phổ biến đối với phần lớn người dân ở Triều Tiên.
Khoảng cách giàu nghèo ở Triều Tiên đang ngày càng gia tăng.
Cuộc sống vất vả của những người dân lao động ở Triều Tiên, hoàn toàn đối lập với lối sống xa hoa của giới thượng lưu.)
)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét