Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Lạc lối ở chợ sáng Luang Prabang

Để đi chợ sáng Luang Prabang, bạn sẽ phải dậy sớm, nhưng bù lại, bạn sẽ được thưởng thức ẩm thực địa phương tuyệt ngon với giá rẻ, ngắm cuộc sống thường nhật của người dân đầy thanh bình.

Chỉ cần vài giây tìm kiếm với từ khóa Luang Prabang bạn sẽ nhận được hàng trăm ngàn kết quả trả về, trong đó có vô vàn lời khen tặng dành cho Cố đô Lào, mà nhiều nhất là thanh bình, xinh đẹp, thư giãn, mong muốn được trở lại.
Thực ra những lời khen ấy đều có lý do, cứ thử đến Luang Prabang mà xem, bạn sẽ cảm nhận được cái không gian an yên đến bất ngờ khi bước chân thật êm trên những con ngõ nhỏ vàng nắng, trời thật xanh, những giàn hoa giấy thật xinh, và tuyệt hơn nữa khi các con đường xinh xẻo ấy cũng không ồn ào tiếng động cơ.
Xinh đẹp là thế, nhưng ở khu trung tâm Luang Prabang lại không có nhiều hoạt động vui chơi mà chỉ tóm gọn lại trong đi chợ, ngắm cảnh, đi viếng chùa, thăm bảo tàng hay ngồi cà phê ngắm dòng Mekong. Trong đó thú vị nhất có lẽ phải kể đến đi chợ. Đây cũng là hoạt động đặc sắc nhất, thường được các du khách liệt vào danh sách bắt buộc phải làm khi viếng thăm nơi này.
Chợ nổi tiếng nhất đương nhiên là chợ đêm, bởi nơi đây quy tụ đầy đủ ẩm thực, khu vui chơi, mua sắm và những gì tinh túy nhất của Luang Prabang. Nhưng thực tế chợ sáng Luang Prabang cũng thú vị không kém, nhất là khi bạn muốn khám phá đời sống dân sinh, cuộc sống gần rất gần, thật rất thật của người Lào.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Chợ sáng họp trong một con ngõ nhỏ.
Để đi chợ sáng hiển nhiên bạn phải dậy rất sớm bởi đến khoảng tầm 9 giờ sáng là chợ đã vãn lắm rồi. Khác với tưởng tượng của tôi về một khu chợ lớn, nơi họp chợ sáng là một con ngõ nhỏ hai bên san sát hàng quán với chè đóng túi sẵn, thạch, đủ loại thịt nướng thơm nức nở rồi rau, củ, thịt, cá cho đời sống dân sinh. Màu sắc và quang cảnh thực sự rất sống động.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Các gian hàng ở đa phần đều phục vụ cuộc sống sinh hoạt của người dân.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,

chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,

Hấp dẫn ở chợ phải kể đến những quấy bán đồ ăn, đặc biệt là quầy đồ nướng. Nào là thịt nướng với cá nướng, xúc xích, lạp sườn, thịt ba chỉ... tất cả đều bày ra trước mắt thật mời gọi. Đa phần đồ ăn ở đây bán theo xiên với mức đồng giá 10.000 kip (khoảng 30 ngàn đồng).
Có khách, người bán hàng mới bỏ thịt lên nướng lại rồi cắt nhỏ, bỏ vào bịch nilon cho khách xách theo. Các hàng đồ nướng kiểu này thường bán thêm xôi Lào nên có thể mua ăn kèm. Một xiên thịt nướng với 5000 kip xôi cũng đủ cho bạn no đến trưa đấy.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Các quầy đồ nướng luôn thu hút được cả người bản địa lẫn khách du lịch.
Chuối nướng cũng là món rất đáng thử với 3 phiên bản nướng nguyên quả, chuối ép dẹt nướng, chuối bọc nếp nướng. Chuối nướng có vị ngọt, thơm đặc trưng, hơn nữa giá cũng rất rẻ, chỉ 1000 kip/ quả, nếu nhiều còn rẻ hơn. Và còn rất nhiều món ăn đồ uống khác hấp dẫn khác khiến bạn có thể lạc lối.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Chuối nướng thơm ngon.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Một quầy xôi, bánh màu sắc và hấp dẫn.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Gánh hàng bán đồ giải khát na ná món tào phớ.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Trái cây được bổ sẵn thành khay, khá tiện để phục vụ khách du lịch.
Nếu bạn không đến chợ để ăn thì chợ sáng Luang Prabang cũng không để bạn thất vọng bởi nơi đây quá đỗi đa dạng và màu sắc. Cũng vẫn là trứng, rau nhưng cách sắp xếp đâu ra đây, những bó rau mơn mởn có thể khiến nhiều vị khách du lịch khó có thể rời mắt. Quả thật, muốn hiểu thật rõ nơi mình đến, nhất định phải ghé thăm chợ.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Các loại rau tươi ngon, đặc biệt rau muống ở đây còn để nguyên cả gốc.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Tại đây thậm chí bạn còn bắt gặp những quả trứng màu hồng.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Cá đánh bắt từ sông Mêkông con nào con nấy đều to đến "kinh ngạc".
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Ngay cả những loại củ quả bình thường trông cũng hấp dẫn đến lạ.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,

chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Ở chợ, bạn còn có thể tìm thấy món rêu.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Hay sáp ong.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Chợ còn bán cả chim nhốt ra những cái lồng xinh xinh, để thả phóng sinh.
Và nếu bạn muốn mua đặc sản Luang Prabang về làm quà thì chợ sáng cũng là gợi ý không tồi. Không chỉ là quà bánh, đường thốt nốt, trà mà bạn còn có thể mua khăn, đồ thủ công, túi xách, đồ mỹ nghệ. Nhìn chung tuy không đa dạng như đồ ở chợ đêm nhưng cũng để bạn mua quà cho người ở nhà.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Một gian hàng bán túi, ví ngay trong chợ.
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Bạn còn có thể mua khăn...
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
... đồ thủ công...
chợ sáng, chợ sáng Luang Prabang, du lịch,
Những món đồ ở đây đều khá rẻ và đương nhiên bạn hoàn toàn nên mặc cả khi mua hàng.
Không dễ dàng để dậy sớm sau một ngày "xoã" tới bến để khám phá điểm du lịch, nhưng thành quả của buổi dậy sớm để đi chợ sáng Luang Prabang thực sự đáng giá đến từng xu. Vì thế nếu có dự định ghé thăm Cô đô của Lào, đừng quên trải nghiệm thú vị này nhé!
(Theo Trí thức trẻ)

Điều cần biết khi đến thành phố di sản Luang Prabang

Luang Prabang - cố đô của Lào những ngày tháng 5, nắng có, mưa có và có cả những cơn gió đầu hè thổi qua những góc phố di sản.

Điều cần biết khi đến thành phố di sản Luang Prabang
Nằm ẩn mình giữa núi rừng của miền Thượng Lào và dòng Mekong hùng vĩ, Luang Prabang (Luang) chào đón du khách phương xa bằng sự mát lành và duyên dáng. Quãng đường từ Hà Nội đến thành phố di sản của Lào dài gần 900 km, trong đó 700 km là đường đèo.
Bến xe Luang nằm ở ngoại vi thành phố. Chúng tôi bắt một chiếc xe tuk tuk đi vào trung tâm, đến khách sạn đã đặt trước trên con phố Kingkitsarath nằm giữa núi Phousi và con sông Nam Khan. Mở cửa sổ, một luồng gió mát lạnh từ sông thổi vào làm dịu hẳn cái oi nồng của những ngày đầu hè. Một đêm ngon giấc trên đất Luang nhẹ nhàng đến như chính sự tĩnh mịch của vùng đất này.
Khung cảnh mặt trời mọc qua cửa sổ khách sạn thu vào mắt tôi là rặng núi xa xăm thoắt hiện thoắt ẩn dưới đám mây rừng. Ngôi nhà kết hợp kiến trúc Pháp và truyền thống của người Lào ẩn mình dưới bóng dừa đẹp đến nao lòng.
Chúng tôi cũng được lễ tân khách sạn giới thiệu về hoạt động hành khất của các nhà sư vào khoảng 5-6h sáng trên những tuyến phố trung tâm. Sáng đó, do mải mê ngắm hoàng hôn hôm trước mà chúng tôi đã bỏ lỡ, ngày tiếp theo chúng tôi nhất định phải tham gia hoạt động thú vị này.
Ngắm đã mắt rồi, chúng tôi phải kiếm ngay cái gì để bỏ bụng. Lựa chọn tốt nhất đó chính là chợ Luang. Chợ tọa lạc phía trái của Cung điện Hoàng gia nay là Bảo tàng Quốc gia Luang Prabang. Ngôi chợ nhộn nhịp bày bán rất nhiều đồ ăn của Lào như: gà nướng, thịt lợn nướng, các món ăn từ măng và có cả những món bún khá giống với Việt Nam.
Ở phía trung tâm chợ, có một quán bún rất đông khách, chủ yếu là người bản địa. Chúng tôi được hai cô chú người Lào giới thiệu món bún nước cốt dừa ăn kèm với thịt lợn và các loại rau thơm. Nói chuyện thì được biết cô chú hiện là bác sĩ ở Bệnh viện Luang và là cựu sinh viên của trường Đại học Y Thái Bình những năm 90. Cuộc nói chuyện diễn ra bằng tiếng Việt khiến chúng tôi thấy gần gũi như đang ở Việt Nam vậy.
Dọc lối đi chính, những loại hoa quả nhiệt đới như dưa hấu, xoài, dứa được bày bán rất nhiều. Chúng tôi được biết, tại chợ này, tiểu thương không hề nói thách. Những người bán hàng luôn thường trực trên môi nụ cười tươi rói và vui vẻ đáp lại câu hỏi: “How much?” của du khách bằng “Sa bai dee” (xin chào), “Khop chai” (cám ơn).
Lượn một vòng quanh chợ, chúng tôi ai nấy đều no căng bụng với những món ăn đậm hương vị của xứ sở triệu voi. Bữa sáng như vậy là quá đủ, đủ để khám phá thành phố di sản xinh đẹp này.
Chỉ cần đi hết chợ là chúng tôi đã đặt chân tới Cung điện Hoàng gia, nay được mở cửa cho khách du lịch tham quan để hiểu rõ hơn về triều đại phong kiến cận và hiện đại của dân tộc Lào. Từ thế kỷ thứ 14 đến năm 1946, Luang Prabang là kinh đô của Vương quốc tên Lang Xan và trước khi trở thành cố đô vào năm 1975, đây vẫn là trung tâm của Vương quốc Lào.
Thành phố bé nhỏ nằm ở ngã ba sông Mekong và sông Nam Khan là nơi có mật độ chùa trên đầu người cao nhất thế giới với tỷ lệ dân số theo đạo Phật lên tới 98%. Nếu như đứng trên đỉnh Phousi, phóng tầm mắt ra bốn phía, đâu đâu cũng thấy những ngôi chùa với tháp nhọn vươn lên mạnh mẽ, đặc trưng của Phật giáo tại Lào.
Khi đến Luang, bạn nhất định phải ghé thăm ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng nhất mang tên Wat Xieng Thoong. Được xây dựng vào đời vua Setthathirat năm 1559 – 1560, chùa tên gọi Wat Xieng Thoong có nghĩa là chùa của thành phố vàng. Với lối kiến trúc mái cong sát mặt đất cùng vô số những miếu nhỏ và các bức tường điêu khắc, chạm trổ công phu, tinh xảo. Tất cả tạo nên một khung cảnh khiến chúng tôi phải trầm trồ trước sự khéo tay, tỉ mỉ của con người nơi đây.
Trên ảnh là các nhà sư trẻ ngồi nghỉ chân tại chùa Wat Xieng Thoong.
Ngoài những ngôi chùa độc đáo, Luang còn thu hút chúng tôi và du khách bởi rất nhiều ngôi nhà đặc trưng, là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống của Lào và kiến trúc được coi là chuẩn mực của người Pháp. Chính không gian có một không hai đó mà Luang Prabang đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1995.
Nằm ở phía hạ nguồn của sông Mekong, thác nước Kuang Si nằm cách trung tâm Luang Prabang khoảng 30 km. Bắt một chuyến xe tuk tuk lộng gió Lào, chúng tôi tạm rời xa khu trung tâm trên con đường rợp bóng Teak – loài cây đặc trưng của Lào.
Trái hẳn với cái nóng bỏng rát miền thượng Lào, thác Kuang Si đem lại cảm giác mát lạnh sống lưng. Thác cao khoảng 60 m với nhiều phân tầng khác nhau, uốn lượn ôm lấy những vạt rừng nguyên sinh. Một vài thành viên trong đoàn chúng tôi không thể cưỡng lại dòng nước tươi xanh đang vẫy gọi, họ nhảy ào xuống dòng thác hùng vĩ, thi thoảng lại nghe thấy tiếng la hét đầy sảng khoái của du khách vọng lại.
Tại thác Kuang Si còn có Trung tâm bảo tồn loài Gấu, trang trại Bướm đây là điểm thu hút chúng tôi vì sự mới lạ và gần gũi với mẹ thiên nhiên.
Rời Kuang Si vào xế chiều, chúng tôi được tài xế xe tuk tuk chở về trung tâm, đây là thời điểm thích hợp nhất để ngắm hoàng hôn. Ở Luang, nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất không đâu khác đó là đỉnh Phousi nằm đối diện Cung điện Hoàng gia. Chúng tôi leo tất cả 328 bậc thang để lên được đỉnh Phousi cao khoảng 150 m. Phóng tầm mắt về phía tây, nơi mặt trời đang từ từ rơi mình lên những dãy núi, ánh nắng in bạc trên dòng Mekong huyền thoại.
Những lưu ý khi du lịch Luang Prabang:
Di chuyển:
- Máy bay: Bay thẳng từ Hà Nội sang Luang Prabang. Đối với những bạn xuất phát từ TP.HCM thì có thể bay sang Bangkok, sau đó bắt chuyến bay tới Luang Prabang. Giá tùy thời điểm, 2.000.000 – 4.000.000 đồng khứ hồi
- Đường bộ: Hiện nay, tại Bến xe Nước Ngầm (Hà Nội) có rất nhiều xe khách đi đến Luang Prabang, giá dao động 800.000 – 950.000 đồng/ chiều. Ngoài ra, các thành phố như: Vinh, Đà Nẵng hay Điện Biên Phủ cũng các tuyến xe khách đến và đi Luang Prabang hàng ngày.
- Tại đây, nếu đi theo nhóm nên bắt tuk tuk và phải trả giá.
Đồ ăn:
- Đồ ăn ở Luang đa phần là các món nướng có nhiều dầu mỡ và cay. Trừ các món bún ra thì bữa ăn khá ít rau xanh.
- Bia Lào là một trong những đồ uống được nhiều khách du lịch ưa thích. Giá 10.000 – 15.000 kíp Lào (27.000 - 40.000 đồng).
- Bạn nên thưởng thức các món chế biến từ cá, tôm được đánh bắt tại sông Mekong gần chùa Wat Xieng Thoong .
- Giá cả thường dao động khoảng 15.000 – 35.000 kíp Lào/ bữa/ người (40.000 - 100.000 đồng).
Chú ý khác:
- Phụ nữ nên chú ý ăn mặc quần áo kín đáo khi ghé thăm đền chùa và Cung điện Hoàng gia.
- Nên sử dụng kem chống nắng, mũ hoặc ô vì thời tiết ở đây khá nắng và nóng.
- Chợ đêm người bán thường nói thách, bạn nên trả giá khoảng 50-70%.
Bài và ảnh: Lê Hồng Thái

Khám phá vẻ đẹp cố đô Luang prabang của Lào


VOV.VN -Cố đô Luang prabang (Lào) - di sản thế giới với nét kiến trúc, tôn giáo và văn hóa độc đáo vừa được nhận quyết định công nhận là TP Luang prabang

kham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 1
Chỉ mất khoảng 45 phút bay từ Vientiane hoặc gần 60 phút bay từ Hà Nội,du khách có thể đến với Luang prabang với những điểm du lịch hấp dẫn như: Thác Kuangsy, Chùa Xiengthong, núi Phousy, bảo tàng Cung điện Hoàng gia.... Du khách cũng có thể tham gia Lễ khất thực vào sáng sớm hay du thuyền trên dòng sông Mekong hiền hòa....kham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 2
Chùa Hoàng cungkham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 3
Chùa Xiengthong linh thiêng ở Luang prabangkham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 4
Chùa Xiengthongkham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 5
Phật vàng tại chùa Xiengthongkham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 6
Chợ đêm Luang prabang kham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 7
Lễ khất thựckham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 8
Du thuyền trên sông Mekong-một hoạt động được nhiều du khách lựa chọnkham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 9
Đi thuyền vào khu du lịch thác Tad See kham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 10
Cưỡi voi tại khu vực thác Tad Seekham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 11\Phố nhỏ yên bình bên bờ sông Mekongkham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 12\Phòng tranh của một họa sỹ người Việt tại Luang prabangkham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 13
Toàn cảnh thành phố Luang prabang nhìn từ trên đỉnh núi Phousikham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 14]Thác Kuangsi Luang prabangkham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 15
Thác Kuangsi-điểm đến không thể bỏ qua khi tới Luang prabang kham pha ve dep co do luang prabang cua lao hinh 16
Thác Kuangsi-thác nước đẹp nhất Luang prabang nằm cách trung tâm thành phố khoảng 30 km
Mỹ Bình/VOV-Vientiene




Ngày bình yên với Luang Prabang


TTO - Người Lào nói: chưa đến Luang Prabang là chưa đến xứ Lào. Từ trên máy bay nhìn xuống, Luang Prabang nằm thoai thoải trong một thung lũng, trập trùng xanh ngát.

s5VzsufU.jpg
Luang Prabang nằm thoai thoải trong thung lũng
Chợ đêm
mZIoVQbT.jpg
Một góc chợ đêm
Luang Prabang, cố đô Lào, đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1995, là điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất nước. Luang Prabang nằm ở vùng núi trung bắc, độ cao khoảng 700m, nơi găp nhau của hai con sông Mê Kông và Nậm Khan. Từ Vientiane đi đến Luang Prabang bằng đường bộ theo quốc lộ 13 về phía bắc khoảng 320km. Đường bay nội địa Vientine - Luang Prabang mất khoảng 40 phút.
Thành phố trên cao nguyên ban ngày dài thế, 19 giờ ánh nắng vẫn rực vàng lên nền trời. Phố xá cố đô gọn gàng, yên ả, khu trung tâm y như đường Phạm Ngũ Lão ở Sài Gòn, khách du lịch tấp nập. Tối đầu tiên chúng tôi đến thăm chợ đêm trên Sisavangvong Road, con đường chạy qua Hoàng cung và PhouSi, sáng trưng rực rỡ.
Sản phẩm bày bán ở đây chủ yếu là đồ lưu niệm: thổ cẩm, trang sức, đồ cổ... La liệt vải may sịn (váy Lào), khăn choàng, dra gối, túi nhỏ, giỏ lớn bằng vải thổ cẩm dệt tay. Các sản vật đặc trưng Lào: típ đựng xôi đan bằng mây, tượng bằng ngà, bạc, gỗ; chao đèn bằng giấy thủ công thật tinh xảo. Người bán là đồng bào dân tộc Lự, Hmông từ các bản, làng khuất trong núi xanh... Giữa chợ mà ai mua bán, trả giá cũng hạ giọng như thầm thì, ít lời chào mời và nhất là không có chèo kéo, cãi cọ. Chỉ có nhiều những nụ cười hồn hậu chân tình khi khách và chủ cùng chắp tay trước ngực nói “Sabaydee” (Xin chào) và “Khobchay” (Cảm ơn).
Phou Si - núi Màu
Người Luang Prabang lại nói: Nếu chưa đến Phou Si thì coi như chưa đến Luang Prabang.
"Phou" tiếng Lào nghĩa là "núi", và "si" nghĩa là "màu". Phou Si - Núi Màu - là một ngọn đồi nhỏ nằm ở phía đông bắc Luang Prabang, dài 1000m, rộng 250m, cao 80m. Từ chân lên đến đỉnh phải qua 329 bậc xây bằng gạch đỏ. Bậc thang rộng, thấp vừa phải, cách một quãng lại có nơi nghỉ chân. Trên khoảng rộng trạm nghỉ bán vé có cây bồ đề do chính phủ Ấn Độ trồng tặng nhân 2500 Phật lịch, xung quanh bao bọc bởi đài sen.
OYPWbypa.jpg
Đường lên Phou Si với những gốc Chămpa cổ thụ
Hai bên đường đi có hàng trăm gốc Chăm pa (hoa sứ hay hoa đại ở VN) cổ thụ, thân gốc to lớn sần sùi, cành nhánh quăn queo. Hoa nở trắng, đưa hương ngan ngát, tinh khiết giữa rừng buổi sáng trong lành. Cây rừng cao vút um tùm. Đường đi và rừng hai bên sạch sẽ, không hề có rác, cả lá rụng cũng ít vì được quét thường xuyên, hoa Chăm pa rụng được du khách nâng lên đặt trên bệ tường.
FoOq0ewS.jpg
Tháp vàng rực rỡ trên đỉnh Phou Si
Hơn 300 bậc thoắt đã hết mà du khách vẫn còn muốn tận hưởng cảm giác thanh thản, mát mẻ như đường lên chốn tiên cảnh. Toàn cảnh Phou Si thanh thoát, cổ kính ẩn hiện giữa rừng chăm pa cổ thụ. Trên đỉnh Phou Si có tháp Chom Si cao 20m, lộng lẫy sắc vàng. Gian thờ Phật ở bên cạnh tháp, có bức tượng Phật nặng khoảng 50kg. Theo tục lệ, nhiều du khách dâng hoa nến, cố nâng bức tượng lên qua đầu ba lần để cầu may.
vrrHxYUn.jpg
Dòng Nậm Khan
Từ trên đỉnh Phou Si nhìn ra xung quanh: bên trái là dòng Nậm Khan với cây cầu bắc qua, uốn lượn hòa dòng với Mê Kông; bên phải là Luang Prabang hiền hòa yên bình trong thung lũng.
Phía trước, dưới chân núi là khuôn viên Hoàng cung rộng lớn, vườn Thượng uyển vương giả, thấp thoáng mái chùa cong vút.
Lùi xa một chút là dòng Mê Kông mênh mang. Phóng tầm mắt qua bên kia sông: Một ngọn núi có hình người đàn bà nằm quay lưng lại, đó là Phou Nang (Núi Nàng), đối diện là Phou Thao (Núi Chàng) gắn với sự tích một câu chuyện tình lãng mạn.
jdy0aExV.jpg
Mê Kong mênh mang, bên kia là Phou Nang
Viện bảo tàng quốc gia Lào
Xuống núi, băng qua đường là Viện Bảo tàng Quốc gia CHDCND Lào, vốn chính là Hoàng cung Vương quốc Lào thuở xa xưa.
Hai hàng cây thốt nốt cao vút tuyệt đẹp dẫn lối vào, rất đông du khách châu Âu, Nhật, Trung Quốc… Hoàng cung Lào là mang dấu ấn kiến trúc Pháp, hiện đại và tinh tế. Ở đây còn lưu giữ bức tượng Phật Prabang, được coi như báu vật trấn quốc. Tượng bằng vàng, nặng 48kg, cao 83cm.
dQNIeV6O.jpg
Hoàng cung và vườn Thượng uyển
Vườn Thượng uyển xinh đẹp với cây lạ, hoa quý, hồ nước long lanh, chim lượn vòng, bướm dập dờn… Tượng vua Sisavang Vong ở bên phải bằng đồng uy nghi trầm mặc. Bên trái là mái chùa lộng lẫy, thềm lát đá cẩm thạch trắng, mát lạnh giữa nắng trưa.
Wat Xiêng Thoong - Chùa Xiêng Thoong
Nhìn trên bản đồ, dòng Nậm Khan như đứa con bướng bỉnh, sắp đến gần Mê Kông còn cố chạy song song về phía đông một đoạn rồi mới chịu nhập vào sông mẹ, hình thành nên một bán đảo. Đầu bán đảo - ngã ba sông Mê Kông và dòng Nậm Khan - là nơi tọa lạc của chùa Xiêng Thoong (Wat: chùa). Luang Prabang có 36 ngôi chùa nhưng đây là ngôi chùa đẹp, cổ nhất và quan trọng nhất, lối kiến trúc đặc thù Lào với mái cong vút kéo xuống gần mặt đất.
8SKWFHG6.jpg
Chùa Xiêng Thoong
Nội thất trong chùa là những phù điêu, điêu khắc tinh xảo dựa theo Phật tích. Các miếu đường xung quanh cũng có vô số phù điêu tuyệt đẹp. Trưa nắng yên bình, gió từ sông Mê Kông thổi về mát rượi từng cơn.
Rh0VA9hK.jpg
Họa tiết trên cửa trước của chùa
Hàng năm vào dịp Tết Lào, quan chức chính quyền cùng chức sắc giáo hội Phật giáo rước tượng Prabang từ bảo tàng về Wat Xiêng Thoong làm lễ tắm Phật bằng nước hoa Chăm pa, mừng năm mới.
Buổi chiều, nếu có thể, bạn nên quay về đỉnh Phou Si để ngắm cảnh hoàng hôn trên sông Mê Kông. Khi chiều buông, từ Phou Si nhìn xuống, mặt trời sắp lặn in bóng trên dòng Mê Kông, khoảng giữa Phou Nang và Phou Thao. Trong một khoảnh khắc, nếu thời tiết cho phép, sẽ ngắm được hai vầng mặt trời: vầng bên trên uy nghi rực sáng tỏa hào quang, vầng dưới sông lung linh lay động… Cảnh vật như một bức tranh tráng lệ dát vàng.
Thác Kuang Si
Còn hai điểm nên đi khi đến Luang Prabang là thác Kuang Si và động Tham Ting. Thác KuangSi cách trung tâm thành phố 37 km về phía Nam. Đường đi tuyệt đẹp, tuy uốn khúc ngoằn ngoèo nhưng trải nhựa êm ả, núi rừng hùng vĩ xanh tươi. Luang Prabang là tỉnh còn nhiều gỗ tếch - thứ gỗ quý đặc trưng - nhất nước Lào. Rừng gỗ tếch đang được phục hồi, phát triển. Mùa này rừng tếch đang ra hoa, chùm hoa đầu cành màu vàng ngà. Cây gỗ tếch thẳng, lá rất to, xanh ngắt.
tcpb7WU0.jpg
Đường vào thác Kuang Si
Hơn 8 giờ sáng mà con đường trải nhựa trong khuôn viên thác Kuang Si còn vắng ngắt, sạch và mát vô cùng. Hai bên đầy hoa dại, um tùm rợp bóng cây thật to cao vút, tiếng thác nước rì rào. Khoảng nghỉ dưới chân thác có đặt rải rác những bộ bàn ghế bằng thân gỗ cưa ngang rất hòa hợp với cảnh sắc, cho du khách nghỉ chân.
Dòng thác đổ từ trên cao xuống, ầm vang, hùng vĩ. Dưới chân thác cầu vồng rực rỡ. Bụi nước mịt mù. Không khí mát lạnh trong lành. Nắng hắt cầu vồng lấp lánh. Ngửa cổ nhìn lên đỉnh thác gặp khoảng trời thật xanh.
Con đường rừng men theo dòng nước sạch bong, hoa dại rải rác, trên cây cao những giò phong lan lủng lẳng, những thác nước thấp hơn tung bọt trắng xóa. Vài chiếc cầu gỗ nhỏ xinh bắc qua những lạch nước nhỏ. Đám du khách trẻ tuổi thích thú tắm suối, đùa giỡn giữa làn nước trong vắt, xanh như ngọc.
oIGKMGGD.jpg
Nước trong xanh như ngọc, cầu vồng rực rỡ
Tạm biệt cố đô xứ Lào khi chiều đã ngả bóng thật dài trên sân Luang Prabang Airport…
TRANG THU

Lang thang với Luang Prabang


TT - Một chặng dừng chân ngắn ngủi trên dặm đường lang thang khám phá nước bạn Lào đủ gieo vào lòng tôi nỗi háo hức muốn trở lại vùng đất từng là kinh đô của một đế chế oai hùng.

WiU4qJTD.jpg
Một em bé “ngồi” chợ đêm Luang Prabang với mẹ - Ảnh: Thái Bình
TT - Một chặng dừng chân ngắn ngủi trên dặm đường lang thang khám phá nước bạn Lào đủ gieo vào lòng tôi nỗi háo hức muốn trở lại vùng đất từng là kinh đô của một đế chế oai hùng.
Nghe đọc nội dung toàn bài:
Biết tôi lần đầu đến Luang Prabang, anh chàng lái xe tuk-tuk dặn tôi thức sớm để đón “bình minh cà sa”. 5g30 sáng, tôi đã thấy nhiều tốp người ăn mặc tươm tất, trải chiếu ngồi bên vệ đường chờ đợi. Gần 6g, hàng đoàn sư khoác áo cà sa màu vàng nghệ xuất hiện trên phố. Họ di chuyển nhanh nhưng vẫn toát lên nét thanh thoát vốn có của đệ tử nhà Phật.
Một người dân cho biết các đoàn sư thường di chuyển theo giờ và hành trình cố định để tiện cho bá tánh cúng dường. Và tôi đã bắt gặp khoảnh khắc hai đoàn sư khất thực bước đan chéo nhau tại một giao lộ. Khi nhà sư mở nắp chiếc âu vàng, người dân cung kính đặt vào đó cơm dẻo, thức ăn, hoa trái... Bà Viêng Khôn cho biết: “Mấy chục năm qua sáng nào tôi cũng cúng cơm dẻo. Tôi muốn tích đức cho con cái và bày tỏ lòng ngưỡng mộ Đức Phật”.
Đến đầu thế kỷ IV, Luang Prabang vẫn còn là Vương quốc Mường Xoa. Năm 1353, Phạ Ngừm lập ra Vương quốc Lạn Xạng, đặt kinh đô tại Mường Xoa. Muốn đến cố đô Luang Prabang (di sản văn hóa thế giới của nước bạn Lào), bạn có thể bay từ TP.HCM đi Vientiane (quá cảnh Phnom Penh, Campuchia) với giá 220 USD/lượt (430 USD/khứ hồi), sau đó đi xe khách hoặc bay tiếp. Bạn cũng có thể bay trực tiếp từ Hà Nội đến Luang Prabang (162 USD/lượt, 310 USD/khứ hồi). Bạn nên vào hẻm tìm thuê một phòng nghỉ giá rẻ (4-8 USD/ngày đêm) gần hoặc dọc trục đường Sisavangvong để tiện đi lại, tham quan.
Luang Prabang đúng là xứ sở của chùa chiền. Hầu như trên con đường nào cũng có ít nhất một ngôi chùa. Các ngôi chùa ở đây thường có mái ngói dày nhiều lớp, trên tường vẽ tích Đức Phật thành đạo và nhiều tượng Phật. Chùa Xiengthong được xây dựng cách đây hơn 400 năm và được gìn giữ gần như nguyên vẹn.
Không chỉ là vẻ trầm mặc nơi cửa Phật, bạn không khỏi bất ngờ với những đường nét sắc sảo, tinh tế đến từng chi tiết kiến trúc của ngôi chùa, đặc biệt là các tác phẩm chạm khắc trên gỗ. Ngoài Xiengthong, bạn nên đến tham quan các ngôi chùa khác như Visoun, Sene, Manolom... Gần 6g chiều, tôi hòa vào dòng người đi giữa hương hoa chămpa (hoa sứ) lên núi Phousi. Nơi đấy có một ngôi chùa nhỏ, từ đỉnh tháp cao nhất tôi thả hồn ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống kinh đô cổ bên dòng Mekong.
Cánh rừng và những ngôi chùa
Ngoài tham quan chùa chiền, khách Tây rất mê các tour du lịch tận dụng ưu thế rừng núi của Luang Prabang như dã ngoại, leo núi, bơi thuyền kayak, treking xuyên rừng... Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể đăng ký đi tour một ngày. Chiếc thuyền máy chạy chầm chậm trên dòng Mekong, chúng tôi tha hồ ngắm cảnh trời mây non nước, những ngôi chùa và cánh rừng bát ngát ở đôi bờ. Động Parkou nằm trong một quả núi mặt hướng ra sông. Parkou có tới hàng ngàn tượng Phật với đủ mọi tư thế và sắc thái. Có những pho tượng Phật hàng trăm năm tuổi.
Buổi chiều, xe đưa chúng tôi đi trên con đường rợp bóng cây rừng đến với thác Kuangsi, cách trung tâm Luang Prabang khoảng 30km về phía nam. Tour này khá đông khách, giá chỉ có 4 USD/người. Điểm đặc biệt của thác Kuangsi chính là cứ một đoạn thác lại có một cái hồ như trạm dừng chân, ở đó du khách có thể tung tăng bơi lội dưới làn nước trong xanh lạnh mát. Nếu thích, bạn cũng có thể đi xuyên rừng và ghé qua trung tâm cứu hộ động vật hoang dã để chụp ảnh với chúa sơn lâm và hàng chục chú gấu. Trên đường về, xe ghé bản Naoname để du khách mua vài món kỷ niệm.
Lxclx8Er.jpg
Các nhà sư khất thực lúc 6g sáng trên đường phố Luang Prabang - Ảnh: Thái Bình
Chợ đêm Luang Prabang
Ở Luang Prabang có tới hai ngôi chợ đêm: chợ ẩm thực và chợ thủ công mỹ nghệ. Cả hai chợ đều bắt đầu nhóm họp từ khoảng 5g chiều và tan vào khoảng 21g30 tối. Chợ ẩm thực nằm trong một con hẻm trên đường Sisavangvong. Chợ bán nhiều món ăn quen thuộc của Lào nên rất đông công chức đến mua. Một đùi gà nướng giá 10.000 kíp (khoảng 17.000 đồng VN), que thịt nướng 5.000 kíp, cá nướng to 20.000 kíp. Ở mấy quầy thức ăn chay, khách tự phục vụ: đĩa nhỏ 5.000 kíp, đĩa lớn 8.000 kíp. Một số khách chưa quen món Lào bèn mua đùi gà nướng sang ăn với... cơm chay.
Trái ngược với chợ ẩm thực, chợ thủ công mỹ nghệ được gọi là “chợ không tiếng động”. Ngày trước chợ họp trên trục đường Sisavangvong, nay đã được dời vô hẻm. Người bán trải bạt và bày hàng, bên trên che chiếc dù to màu đỏ đặc trưng. Cũng mua bán, mặc cả nhưng chẳng hiểu sao chợ này lặng lẽ đến lạ lùng. Hàng khá đa dạng: quần áo, túi xách, vải thổ cẩm, lồng đèn đủ loại, trang sức bạc... Chị Mai, một Việt kiều được sinh ra và lớn lên tại Luang Prabang, cho biết: “Tôi chưa từng chứng kiến bất cứ cuộc cãi vã tại ngôi chợ này. Bản tính người Lào nói chung, người cố đô nói riêng, là không muốn ồn ào”.
Một điểm đến không thể bỏ qua nữa chính là Bảo tàng quốc gia Luang Prabang, nơi khi xưa là cung điện hoàng gia. Hiện là nơi trưng bày hàng ngàn hiện vật của các triều đại phong kiến Lào.
THÁI BÌNH

Đi "talat" ở Luang Prabang


Luang Prabang - di sản văn hóa thế giới, kinh đô cổ của Vương quốc triệu voi (Lào), cố đô được gìn giữ tốt nhất ở khu vực Đông Nam Á với những dãy phố cổ thanh bình và những ngôi chùa nguy nga thần thánh. Một trong những hoạt động hấp dẫn du khách khi tới thăm cố đô thơ mộng bên bờ sông Mekong là “đi talat” tức “đi chợ”.

Luang Prabang có một vài khu chợ, đủ để đến một lần và nhớ mãi, thậm chí sẽ không ngần ngại quay trở lại…
zWcID7hR.jpg
Chợ Pak Khảm
Bình minh thắp lên chậm rãi trên dòng Mekong là khi con phố Sisavang Vong trở nên vàng rực bởi màu áo cà sa của các nhà sư đi khất thực mỗi ngày. Sau nghi lễ linh thiêng này, dẫn bước chân mình về phía chùa Wat Mai - ngôi chùa ngói đỏ năm tầng lộng lẫy như một viên ngọc quí của cố đô với những bức tường và hàng cột sơn son thếp vàng, chạm trổ phù điêu tinh xảo. Sau lưng chùa ngọc, cách không xa con phố cổ đang trầm tư, chợ Pak Khảm vào phiên không ồn ào nhưng rực rỡ sắc màu.
PSLszzHb.jpg
Chợ đêm Luang Prabang trở nên lung linh như cổ tích khi khu phố cổ mất điện
Chợ sáng Pak Khảm là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho khu phố cổ Luang Prabang. Những sạp được bày biện đơn sơ và giản dị, người bán ngồi e dè nhìn những bước chân lại qua. Rau cỏ xanh mướt, hoa quả mơn mởn… Bàn gỗ chất đầy cá mang về từ mẻ lưới đêm qua trên Mekong. Gà, lợn mới xả thịt vẫn còn ấm nóng…
Hàng ăn nằm lác đác không kề nhau. Giữa chợ là một quán bún lòng với mắm Lào đặc biệt. Cuối chợ là gian hàng bán xôi và thịt lợn quay. Cách đó không xa là các loại bánh truyền thống làm từ gạo và đỗ, gói trong lá chuối... Những đồ ăn địa phương không dễ để nhận biết nếu bạn không có thời gian la cà và một cái dạ dày to để thưởng thức, dù chỉ một lần.
Chợ Phousi
VWmvRxja.jpg
Đèn lồng quả trám ở chợ Phanom
Phousi là chợ mới và lớn nhất ở Luang Prabang, là đầu mối giao thương kinh tế quan trọng nhất vùng. Với việc gỡ bỏ các rào cản thương mại trong quan hệ quốc tế, chợ Phousi trở thành một đầu mối cung cấp hàng quan trọng tới các lái buôn ra ngoài khu vực…
Chỉ với 1 USD và 10 phút chạy tuk tuk từ phố cổ là bạn tới chợ Phousi. Phousi có lẽ là nơi duy nhất ở cố đô mà bạn có thể tìm thấy sự hối hả và ồn ào. Tuk tuk đậu đầy trước cổng chợ. Hỏi mua hàng, mặc cả và dù không mua bạn vẫn nhận được những ánh nhìn thân thiện và nụ cười của người bán.
Chợ vải ở các làng dệt
Zy2rZ0C8.jpg
Gian hàng bán nguyên liệu len để dệt vải thổ cẩm ở chợ Phousi
Trong bán kính 3km, Luang Prabang có rất nhiều những làng nghề truyền thống như bản Phanom, bản Quay, bản Ou, bản Xiengmene, làng của người Mông.
Chợ “cóc” của bản Phanom cuốn hút bởi những tấm vải rộn rã sắc màu. Xem dệt vải, tôi đề nghị người bán hàng dệt một tấm theo cách phối màu và nhuộm màu riêng ưa thích. Xem người làm giấy dó với những cánh hoa còn tươi rói, tôi mang về làm quà hàng tá lồng đèn độc đáo với giá rất rẻ.
Chợ đêm Luang Prabang
wJbeEHte.jpg
Bánh cuốn ở chợ Pak Khảm
Chợ đêm Luang Prabang là một hoạt động được mong chờ nhất.
Từ 4g chiều, khi nhiều người còn đang leo lên đỉnh That Chomsi để ngắm hoàng hôn buông trên bờ sông Mekong thì dân địa phương đã chở những túi bạt hàng lớn đến chợ, dựng lên khu chợ đêm nền đường Sisavang Vong, con phố quan trọng nhất của cố đô với một đầu là chùa Vàng Wat Xiêng Thông và đầu kia là hoàng cung cố đô Lào.
Chợ đêm Luang Prabang gồm hai chợ chính là chợ thủ công mỹ nghệ và chợ ẩm thực. Khi màn đêm buông trên những mái nhà cổ thì con phố thanh bình sáng rực ấm áp và rộn ràng.
mAetk0nL.jpg
Làm giấy dó với những cánh hoa còn tươi rói
Tôi bị mê hoặc từ gian hàng này tới gian hàng khác, từ vòng tay, vòng cổ mã não, ngọc trai, da trâu, hạt đá, dây dù… đến giày vải, túi xách thổ cẩm, từ đồ mỹ nghệ được làm từ gỗ tếch đến đồ thủ công bằng bạc. Những đồ vật bằng nan, tre như đèn lồng, ếp đựng xôi... đến ngà voi, mặt nạ, ống điếu, hay các đồ đạc bằng sừng, bạc như bát đũa, chén đĩa, hộp đựng... Tuy đơn giản nhưng lại rất tinh xảo và đặc biệt có hồn.
Một lần, hai lần, ba lần… cũng không thể tìm hiểu hết những món hàng được bày bán ở chợ đêm, cũng như không bao giờ chán mặc cả với những người bán hàng vui vẻ thành Luang.
Chợ ẩm thực nằm trên một con phố nhỏ vuông góc với phố Sisavang Vong bên hông một ngôi chùa cổ. Không thể kể hết tên các món ăn, và cũng khó để có thể nếm hết được chỉ trong thời gian ngắn.
StGso9fD.jpg
Bản hòa âm của sắc màu thổ cẩm
Dân du lịch ở VN sang thường nhắn nhau đến cửa hàng buffee rau ở chợ ẩm thực, chỉ với 5.000 kip (tương đương 7.000 đồng), có thể lấy bao nhiêu thức ăn tùy ý. Nhưng chỉ được lấy một lần duy nhất, có cả cơm rang, cơm trắng, rất nhiều món về rau (riêng thịt gà và thịt xiên phải trả tiền riêng nhưng cũng khá rẻ). Mua thêm chai bia Lào mát lạnh, là có một bữa tối hoàn hảo.
Rất có thể, khu phố cổ sẽ đột ngột tắt điện trong khoảng một giờ đồng hồ. Khi đó, tất cả các gian hàng đều thắp nến lung linh giữa đêm tối, khiến cho chợ đêm như trong chuyện cổ tích Ba Tư vậy, mơ màng và huyền ảo.
Và chỉ đến 22g thôi, vì dân Lào không ham bán khuya, trả lại cho con phố dưới chân dãy Phousi nở đầy hoa chămpa nét tĩnh lặng và sự yên bình.
Theo Black (ảnh Black & Tzfoneo) - Sài Gòn Tiếp Thị


Không có nhận xét nào: