Henry E. Huntington là nhà tài phiệt hỏa xa của nước Mỹ. Từ đầu thế kỷ 20, ông đã sở hữu gia sản tới 150 triệu đô la. Với lòng yêu thiên nhiên, nghệ thuật, Hutington bắt đầu sưu tầm các hiện vật có giá trị vào năm 1910. Bảo tàng Huntington Library chính thức mở cửa vào năm 1928.
Ảnh: Vườn xương rồng cổ
Ảnh: Thiên nhiên vào đông tại Huntington Libraray
Ảnh: Xương rồng nấm
Ảnh: Một giống xương rồng quý từ Nam Mỹ
Ảnh: Thiên nhiên và muông thú giao hòa
Ảnh: Hoa anh đào tại vườn Nhật Bản
Ảnh: Hoa đào tại vườn Trung Quốc
Ảnh: Bức họa The Blue Boy nổi tiếng có giá 8 triệu đô la từ những năm 1920
Ảnh: Bức họa The way to Calvary (thế kỷ 15)
Ảnh: Bức họa Rest on the Fight to Egypt (thế kỷ 16)
Ảnh: Thư viện với 6 triệu đầu sách và bản thảo viết tay
Ảnh: Các nhà văn Mỹ nổi tiếng đầu thế kỷ 20
Ảnh: Bản thảo viết tay của Jack London
Ảnh: Các tác ấn phẩm văn học cổ điển thế kỷ 18
Ảnh: Cuốn “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản tháng 11 năm 1859
Ảnh: Thư tay của Charles Darwin năm 1881
Ảnh: Bản thảo viết tay xóa bỏ chế độ nô lệ của Abraham Lincoln
Huy Anh
Xông đất bảo tàng nghệ thuật Huntington
Bộ sưu tập thực vật khổng lồ
Tọa lạc trên một vùng đất rộng lớn gồm thung lũng, đồi núi và hồ nước, Hungtington Library là không gian trưng bày nghệ thuật trong nhà và vườn thiên nhiên ngoài trời rộng lớn.
Vườn thiên nhiên Huntington có diện tích xấp xỉ 50 hecta là nơi quy tụ của vô số loài thực vật quý hiếm trên thế giới. Khu vườn được chia ra thành hàng chục chủ đề khác nhau, từ vườn Úc, vườn Sa mạc, vườn Hồng, vườn trà, vườn Nhật Bản, vườn Trung Quốc, vườn Shakespeare… Cho đến thời điểm này, Huntington được ghi nhận là khu vườn được chăm tỉa và có bộ sưu tầm thực vật phong phú nhất nước Mỹ.
Ấn tượng hơn cả trong không gian thiên nhiên Huntington là khu vườn xương rồng với hàng ngàn loài xương rồng quý trên khắp thế giới được đưa về từ đầu những năm 1900. Đây cũng là một trong những bộ sưu tâp xương rồng lớn nhất và cổ nhất thế giới. Bước dưới cái nắng chói chang khác thường của Cali vào mùa đông, tôi có cảm giác như lạc giữa sa mạc với những bầy xương rồng đủ hình thù kỳ dị, loại to tròn như những quả cầu khổng lồ, loại cao vút như thân cây cọ, loại xòe tán như cây cổ thụ, hay cũng có những thảm xương rồng trổ hoa đỏ rực một góc đồi.
Xen kẽ giữa các không gian tự nhiên là những khu vườn được xây kèm với các kiến trúc thủy đình, nghinh phong đình, cầu cảnh đặc trưng ở vườn Nhật Bản, vườn Trung Quốc, hay đài phun nước cổ kính ở vườn Shakespeare… Vào thời điểm này, vườn Nhật đang khoác chiếc áo hồng của hoa anh đào, vườn Trung Quốc lại điểm lốm đốm sắc thắm của đào Tầu. Vườn trà là khu vực dễ nhận biết nhất bởi cách xa vài trăm mét đã thấy nức lên đủ thứ hương thơm của các loại trà.
Không gian nghệ thuật độc đáo
Huntington không chỉ thỏa mãn những người yêu thiên nhiên mà còn là địa chỉ thu hút những nhà sưu tầm tranh, các họa sỹ, nghệ sỹ và những người yêu nghệ thuật khắp nơi trên thế giới bởi bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật khổng lồ và giàu giá trị nghệ thuật, lịch sử.
Bộ sưu tập tranh bao gồm hàng trăm tác phẩm của các danh họa Anh quốc, Pháp quốc thế kỷ 18, 19 và các danh họa Mỹ từ thế kỷ 18 cho đến nay. Một tác phẩm mang dấu ấn xuất hiện tại bảo tàng là bức The Blue Boy (tác giả Thomas Gainsborough sáng tác năm 1770), một trong những nghệ sỹ nổi tiếng nhất của nước Anh. The Blue Boy đươc đưa về đây từ năm 1921 với giá 640.000 usd (tương đương với gần 8 triệu USD hiện nay). Đặc biệt, bộ sưu tập các tác phẩm hội họa có đề tài tôn giáo thực sự đáng nể với những bức họa có tuổi đời trên 500 năm như The way to Calvary (thế kỷ 15), Rest on the Fight to Egypt (thế kỷ 16)…
Ngoài ra, khách tham quan còn được chiêm ngưỡng tác phẩm của nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc nổi tiếng khác như Thomas Lawrence (Anh, thế kỷ 18), Frederic Church (Mỹ, thế kỷ 19), Harriet Hosmer (Mỹ, thế kỷ 19)…
Thư viện của Huntington là một bộ sưu tập tác phẩm, bản thảo đồ sộ gồm 6 triệu đầu sách cổ và thủ bút của các nhà văn nổi tiếng khắp thế giới, từ William Shakespeare cho tới Jack London, Wallace Stevens… Những cuốn sách cổ từ thế kỷ 13-14 cho đến cận đại được trưng bày theo từng khu vực, theo chủ đề về tôn giáo, khoa học, văn học…
Đây cũng là nơi mà tôi tìm thấy thủ bút của Abraham Lincoln trên sắc lệnh xóa bỏ chế độ nô lệ sau cuộc nội chiến Mỹ thế kỷ 19. Những người quan tâm đến khoa học, hẳn sẽ xúc động khi được tận mắt chiêm ngưỡng những bức thư tay của Charles Darwin từ thế kỷ 19. Ngoài ra, Hungtington còn là nơi ghi nhận những bước tiến của nhân loại với các hiện vật gốc vô cùng sống động như những chiếc bóng đèn đầu tiên trên thế giới, động cơ của Appollo 11 - con tàu vũ trụ đầu tiên đưa người lên mặt trăng…
Xuất phát chỉ là một bộ sưu tập tư nhân, xong Huntington Library đã trở thành một trong những viện bảo tàng nghệ thuật - thiên nhiên lớn nhất thế giới. Việc được tận mắt chứng kiến những hiện vật mang tính cột mốc có liên quan đến khoa học, chính trị, văn học, nghệ thuật của loài người không khỏi khiến du khách tại đây trào dâng những cảm xúc khó tả.
Ở Huntington, duy chỉ có một điểm khiến tôi thấy chờn chợn. Đó là khi tới gần khu vường Trung Quốc, du khách sẽ thấy mùi đồ ăn thức uống tỏa ra từ đây. Đây cũng là khu vực duy nhất được phép bán đồ ăn trong toàn bộ khuôn viên bảo tàng. Phải nói người Tàu quả có tài xoay xở. Họ tìm đủ mọi cách để chen vào mọi nơi, ngay cả một không gian nghệ thuật tưởng chừng như bất khả xâm phạm của Huntington!
Ảnh: Động cơ đưa Appollo 11 mang Amstrong lên mặt trăng năm 1969
Ảnh: Những chiếc bóng đèn sợi đốt đầu tiên trên thế giới
Huy Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét