Danh sách này không phải là tất cả. Có lẽ bạn đã được khám phá một vài thư viện khác đặc biệt hơn những thư viện được liệt kê dưới đây. Nhưng hãy cùng tham khảo xem nhé!
1. Thư viện David Sassoon, Ấn Độ
Hoàn thành vào năm 1870, thư viện David Sassoon là một trong số 145 công trình được bảo vệ bởi chính phủ Ấn Độ, và là thư viện cổ nhất ở Mumbai. Một trong những điểm đặc trưng của thư viện này là có một khu vườn rất đẹp ở phía sau – một cảnh hiếm thấy ở đây, bởi Mumbai được biết đến như một vùng thương mại.
Thư viện và phòng đọc ban đầu được dự định làm thành một viện dành riêng cho khoa học và công nghệ nhưng không đủ kinh phí. Viện Sassoon Mechanic được đổi tên thành thư viện David Sassoon, theo nhà tài trợ chính của nó.
2. Thư viện Raza, Ấn Độ
Thư viện Raza được hoàn thành vào năm 1904 ở Rampur và từng là một phần của cung điện. Trong khi những tài sản khác của nhiều gia đình hoàng gia bị bỏ mặc cho sụp đổ, thư viện vẫn được bảo vệ bởi chính phủ Ấn Độ - một di tích khác trong số những di tích được đất nước bảo vệ.
3. Thư viện Quốc gia Trung Quốc
Nếu bạn đang tìm kiếm về thông tin lịch sử cổ đại của Trung Quốc, công trình kiến trúc cổ của thư viện Quốc gia Trung Quốc có thể là nơi tuyệt vời để bắt đầu cho công việc tìm kiếm của bạn.
4. Thư viện Tianyi Pavilion, Trung Quốc
Nếu bạn đang tìm hiểu về kiến trúc truyền thống thực sự của Trung Quốc, bạn sẽ cần phải rời khỏi Bắc Kinh và đến thành phố Ningbo – nơi có thư viện tư nhân cổ nhất Châu Á được xây dựng vào năm 1560.
Thư viện Tianyi Pavilion là thư viện tư nhân cổ đứng thứ ba trên Thế giới. Như bạn đã có thể mong đợi, bộ sưu tập khá ấn tượng, 300.000 cuốn sách cổ, bao gồm một số bản khắc gỗ và viết tay.
5. Thư viện Quốc gia Bhutan
Được hoành thành vào năm 1984, thư viện Quốc gia Bhutan cũng là một kỹ thuật của ngôi chùa Phật giáo. Nó phải được thánh hóa để chứa các văn bản tôn giáo, thứ tạo nên hầu hết các bộ sưu tập.
Thư viện có khoảng 6100 cuốn sách gồm bản viết tay và bản khắc gỗ của người Tây Tạng và người Bhutan. Đây không phải là bộ sưu tập đồ sộ, nhưng nó là nguồn gốc của một trong những bộ sưu tập văn học Phật giáo lớn nhất thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét