Có lẽ, bất kỳ du khách quốc tế nào, nếu trót dừng chân tại Narita quá 5 tiếng, họ sẽ muốn lưu trú ở đây nhiều hơn nữa bởi không ai có thể chối bỏ được tiếng gọi của thiên nhiên, của ẩm thực và cảnh quan của thành phố này.
Ảnh đại diện: Khoảng lặng yên bình trong công viên Narita
Từ sân bay Quốc tế để đi tham quan Narita, lựa chọn dễ dàng nhất là đồng hành cùng tàu điện ngầm. 260 yen (46.000 đồng) để mua 1 vé người lớn, sau hơn 10 phút , bước ra khỏi toa, đi vài bước chân lên bến là đã ở trung tâm thành phố này. Yumiko, người bạn dẫn đường cho tôi sinh sống tại Tokyo và cũng là lần đầu tiên cô đến Narita bởi đây chỉ là một trạm nhỏ trên tuyến đường qua lại giữa các trung tâm sầm uất. Chưa kể, từ đây đi đến Tokyo cũng mất gần 2 tiếng trên tàu, đối với người bận rộn, không có lý do gì họ dừng chân tại Narita trừ khi có mục đích hoặc trong ngày nghỉ lễ.
Bản đồ tàu điện ngầm vào trung tâm Narita
Hầu hết, ai cũng sẽ tìm đến ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi Narita-san Shinsho-ji, một thánh địa hành hương cho những người mộ đạo. Choáng ngợp là cảm nhận đầu tiên mà tôi có được khi đối diện với Shinshō-ji. Nhưng không phải chỉ vì đây là một công trình kiến trúc chùa triền đồ sộ mà bởi cảnh quan tổng thể mà nó có được. Shinsho-ji có nghĩa Tân Thắng Tự - một niềm tự hào chiến thắng của những chiến binh samurai theo dòng Kanto từ năm 940. Nằm trên sườn núi Narita, Shisho-ji với quần thể các di sản Phật giáo – Thần đạo ngay lập tức có thể mang đến trải nghiệm Nhật Bản truyền thống cho khách thập phương.
Sảnh chính chùa Narita-san Shinsho-ji. Nếu ai may mắn đến vào thời điểm các thầy tu làm khoá lễ, đó sẽ là trải nghiệm sâu sắc của những bài kệ trầm hùng cùng tiếng trống. Mặt trống đối với người Nhật, chính là cổng trời. Tiếng trống trở thành chất enzim dễ dàng đưa con người vào cảnh giới Phật giáo. 5 phút tịnh tâm quý báu như 5 năm. Dù là một trung tâm hành hương lớn nhưng không thể tìm thấy sự uế tạp của những hàng quán, dịch vụ kinh doanh bói toán hay những hòm công đức phô trương.
Du khách rửa tay, rửa mặt trước khi vào
Thanh kiếm biểu tượng cho bồ tát Bất động địa Acala
Để đến với Shinsho-ji, du khách sẽ có 15 phút đi bộ qua những con dốc thoai thoải, 2 bên là các hàng quán nhỏ bé thiết kế khác nhau nhưng đều có một điểm chung là hiện đại đan xen truyền thống. Đường phố ngăn nắp, sạch đẹp. Những ông bà chủ hàng tạp phẩm, hàng kem thấy khách hàng đều hồ hởi như trẻ con lâu ngày gặp người thân. Tất cả các góc phố đều cho thấy một sự dịu dàng, yên ắng của một thị trấn nông nghiệp, làng nghề truyền thống bình yên, tĩnh lặng mà ai cũng muốn tan vào trong đó.
Không cần các pano hoa đào to tát chỉ cần chi tiết nhỏ trên những con đường tại Narita là đủ thấy sự tinh tế của người Nhật.
Hàng cây Phong trên phố sẽ đổi màu khi vào mùa Thu.
Có rất nhiều con thú trên vỉa hè Narita, có lẽ nó biểu tượng cho năm tuổi của những chủ cửa hàng dọc đường.
A7:Một người chế biến lươn – đặc sản cho những ngôi làng ven biển. Đây là cửa hàng mở cửa rất sớm, từ 7h, so với những cửa hàng khác thường mở cửa từ 9h. Người đàn ông này làm liên tục không nghỉ cho đến 10h.
Sau khi trầm tĩnh ở Shinso-ji, điểm đến tiếp theo chính là công viên Narita. Điều tạo nên giá trị cho tất cả các quần thể kiến trúc bê tông vẫn chính là cây xanh. Dù cảnh quan gọn ghẽ nhưng thiên nhiên vẫn được phát triển hài hoà. Không thể nhìn thấy bờ kè bê tông xung quanh ao hồ tại Nhật Bản. Cây cỏ um tùm tạo nên một bầu không khí trong lành thuần khiết như màu xanh wasabi, nhưng chắc chắn nếm thử sẽ đậm đặc cay xè chảy nước mắt. Kinh nghiệm đối với gia vị này là bạn phải hà hơi thật to, giống như cách phát âm của người Nhật mỗi khi gật đầu đồng ý.
Cách bảo quản cây di sản của người Nhật
Công viên tại Narita nhanh chóng chinh phục du khách. Rất đơn giản chỉ là những con đường, ghế đá, một vài trạm bán nước tự động. Còn lại là các cây xanh được phát triển tự nhiên.
Học sinh mẫu giáo đi dã ngoại
Một người đàn ông ngủ thiếp đi trong công viên
Ra khỏi công viên, lại là những cửa hàng có biển hiệu đơn giản và những bức tranh màu nước biểu tượng cho những vị “thành hoàng” làng nghề.
một sân công cộng cho du khách dừng chân.
Thợ mộc trên phố.
Chúng tôi quay lại nhà ga và gặp một nhân viên đồng phục đứng gác với chiếc gậy dài mà những người cảnh sát từ thời Edo vẫn dùng. Đó chính là biểu tượng của lực lượng hành pháp, và cũng là biểu tượng của sự chính trực, ngay thẳng. Công an tại sảnh chờ sân bay Narita làm việc rất lịch sự và có sự chăm sóc đặc biệt dành cho người Việt Nam!
Nguyễn Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét