Bộ lạc sống tại dãy núi Habala nằm trên biên giới giữa Ả rập Saudi và Yemen, nơi những người đàn ông kết vòng hoa thảo mộc đội trên đầu suốt 2000 năm qua.
Suốt hơn 2000 năm qua, những người đàn ông trong bộ lạc có nguồn gốc Tihama và Asir cổ xưa đã có truyền thống kết vòng hoa thảo mộc và đội lên đầu.
Tuy nhiên, bộ lạc này cũng là nguyên nhân của nhiều bất ổn trong khu vực. Họ tiến hành nhiều trận đánh qua biên giới bộ lạc và sẵn sàng phản ứng dữ dội bất kỳ ai xâm phạm lãnh thổ của họ. Trong quá khứ, ngôi làng của bộ lạc này cấm hoàn toàn người nước ngoài. Đường vào một số ngôi làng thậm chí chỉ bằng một sợi dây thừng.
Đến đầu năm 1990, chính phủ Ả Rập đã xây dựng cáp treo, xây khách sạn để mở rộng du lịch. Tuy nhiên, những người đàn ông hoa đã gây rối với tất cả những vị khách xa lạ muốn đến đây.
Nhiếp ảnh gia Lafforgue, người đã cố gắng chụp những bức ảnh của người dân bộ lạc, cũng không thể tiến sâu vào bên trong mà chỉ đến được vòng ngoài. Cảnh sát địa phương cho biết, người nước ngoài bị ghét ở đây, ngay cả người Ả Rập cũng không được chào đón.
Khi Lafforgue đến làng Rijal Alma, phản ứng đầu tiên của người dân là trốn. Cho dù đó là phiên chợ, một số bà lão, phụ nữ đã trốn tránh Lafforgue ngay khi anh định tiến về phía họ. Những người đàn ông tỏ ra thân thiện hơn một chút cho phép Lafforgue chụp ảnh họ với vòng hoa trên đầu.
Những người đàn ông ở đây đội vòng hoa tết từ hoa quế dại và hoa nhài được hái dưới chân đồi Habala. Không phải tất cả vòng hoa đều đeo cho đẹp. Người dân nơi đây đeo hoa thảo mộc như một cách chữa đau đầu. Thậm chí, khi bị cảm lạnh, người dân đặt thảo mộc lên mũi, cho dù trông không hề đẹp một chút nào.
Mặc dù ngọn núi Habala mát hơn so với các sa mạc Ả Rập khác, nhưng thời tiết vẫn rất khó chịu và vòng hoa cũng là một cách khử mùi hôi.
Những vòng hoa quả thật có thể che giấu thiên hướng bạo lực của người dân nơi đây. Khi Lafforgue bước vào một nhà hàng để ăn trưa, anh bị đe dọa bởi những người đàn ông. Lần đầu tiên, Lafforgue thấy những người cảnh sát mang súng lại sợ những người mang dao.
Theo Thierry Mauger, một nhà nhân chủng học người Pháp, người từng đến thăm bộ lạc vào năm 1990, có kể rằng những người đàn ông hoa còn định hiếp dâm ông.
May mắn cho Lafforgue, những người đàn ông hoa đã sớm bình tĩnh lại. Lafforgue được cảnh sát hộ tống rời khỏi làng. Lafforgue cho rằng, việc thiếu tiếp xúc với người nước ngoài là nguyên nhân dẫn đến khuynh hướng bạo lực cực đoan của người bộ lạc. Họ đã từng phải chiến đấu với nhiều bộ lạc khác trong quá khứ để giữ đất. Vì thế, ở đây, họ không chào đón người lạ. Họ sẵn sàng gây hấn với người ngoại quốc nhằm bảo vệ làng của mình. Vũ khí thường dùng ở đây là dao.
Ngôi làng của người dân bộ lạc trông giống như những lâu đài kiên cố, những tháp khổng lồ và các bức tường cao. Xung quanh ngôi làng là những tảng đá như một cách phòng ngự. Có thể nói, người dân bộ lạc đã làm hết sức để bảo vệ đất đai của mình.
Theo Tri thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét