9 món ăn không thể bỏ qua khi du lịch tới Tây Tạng
Tới Tây Tạng, ngoài phong cảnh tuyệt vời, các món ăn cũng là một trong những điều mà nhiều du khách tỏ ra vô cùng hứng thú.
1. Trà ngọt: Món trà ngọt của Lhasa được pha chế từ trà đen nóng, sữa tươi hoặc sữa bột, và đường, hương vị thơm ngọt, độ dinh dưỡng cao. |
2. Trà bơ: Đây là thức uống chủ đạo của Tây Tạng. Nếu có thể, bạn nên tranh thủ cơ hội uống càng nhiều loại trà này càng tốt, vì nó không những ngon mà còn có dinh dưỡng rất cao, có thể kịp thời bổ sung nhiệt lượng trong những ngày du lịch bận rộn. Trà bơ giúp tiêu hóa tốt, uống vào vừa đỡ khát vừa đỡ đói, lại có thể chống cảm và giảm bớt những phản ứng do không thích nghi với không khí loãng vùng cao nguyên. Những người Tây Tạng hiếu khách luôn thích mời bạn món này, mà đã mời là không được từ chối, nếu không muốn bị mang tiếng thất lễ. |
3. Bánh Tsampa: Đây là một trong những loại đồ ăn chính đặc sắc của Tây Tạng, được làm từ lúa mạch hoặc đậu Hà Lan sau khi đã xào chín, đánh nhuyễn với trà bơ, viên thành bánh. Cũng có thể làm với trà mặn, sữa chua hoặc rượu lúa mạch. |
4. Mỳ Tạng: Ăn mỳ Tạng sướng nhất là nhấm nước dùng. Vị của nước dùng thanh thanh quyện lẫn với mùi thơm của hành, ăn miếng nào đã miếng nấy. |
5. Mỳ nguội: Cái ngon của mỳ nguội là vị cay của tương ớt. Cách chế biến ớt của Tây Tạng chủ yếu là ngâm cùng nước, nên tương ớt có vị thanh đạm rất khó quên. Mỳ nguội thường hay ăn cùng khoai tây thái viên. |
6. Sữa chua: Sữa chua của Tây Tạng phân làm hai loại, "Đủ Tuyết" làm từ sữa tươi đã chế bơ, và "Thiếu Tuyết" làm từ sữa tươi chưa chế bơ. |
8. Thịt bò rừng khô: Bò rừng sống ở vùng cao nguyên tuyết dày tại độ cao 3.500m so với mặt nước biển, nên người ta gọi đây là thực phẩm siêu sạch. |
7. Thịt khô phơi gió: Cứ tới cuối năm, khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, người dân Tây Tạng lại mang thịt dê cắt thành từng dải, phơi ở nơi râm mát thoáng khí, để gió thổi cho khô tự nhiên, đến khoảng tháng 2, 3 năm tiếp theo là có thể ăn. |
9. Rượu lúa mạch: Rượu lúa mạch có màu vàng, vị chua ngọt, độ cồn thấp ngang bia. Cách uống rượu lúa mạch là "3 ngụm 1 ly", tức là uống một ngụm, rót đầy, lại uống một ngụm, lại rót đầy, rồi uống ngụm thứ ba, tiếp tục rót đầy, và cạn ly. Thường trên bàn rượu, chủ tiệc hay vừa hát vừa mời khách rượu. |
10 việc nhất định phải làm khi du lịch đến Tây Tạng
Đến Tây Tạng, bạn sẽ không khó để có những tấm hình đẹp, những đặc
sản ẩm thực độc đáo. Quan trọng là bạn phải tìm hiểu thật kỹ để không bỏ qua những nơi thú vị
1. Tìm góc đẹp chụp ảnh Cung Potala: Từng được tác gia người New Zealand Rewi Alley ca ngợi là một trong những thành phố đẹp nhất Trung Quốc, ngôi "Thành Cổ Phượng hoàng" này được xây vào thời vua Khang Hi của nhà Thanh. Nếu chụp từ núi Yao Wang, bức ảnh của bạn sẽ tránh được hầu hết các chướng ngại vật. Tuy góc chụp hơi xa, nhưng đứng từ đây chụp Potala về đêm thì không nơi nào bằng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn những góc đẹp khi chụp từ quảng trường, tòa De Yang, hoặc soi bóng nước trong Công viên Zong Jiao. (Ảnh: ctps.cn) |
2. Xoay vòng luân hồi: Đây là một hoạt động mang tính tôn giáo rất đặc sắc của Tây Tạng. Bạn đi theo đúng đường đã được chỉ dẫn, vừa đi vừa cầu nguyện và xoay vòng luân hồi. Bạn cần đi trọn một vòng của dãy luân hồi. Đây là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của các tín đồ nơi đây. Bất kể già trẻ, gái trai, xuân hạ thu đông, nắng ráo hay mưa gió, khu vực xoay vòng luân hồi này luôn luôn có bóng hình của những tín đồ. Lhasa có 3 dãy vòng luân hồi, một dãy gọi là "Lang Lang", nằm trong chùa Jokhang, vòng quanh chùa chính là trọn một vòng; dãy thứ hai gọi là "Bát Lang", dài 2km xung quanh toàn bộ chùa, dãy ngoài cùng gọi là "Lâm Lang", bao bọc toàn bộ Lhasa. Thường thì du khách hay chọn "Bát Lang" để đỡ quá xa, và đi theo chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa quay các vòng luân hồi. (Ảnh: news.hexun.com)
|
3. Xem kịch Tạng ở Norbulingka: Cung Norbulingka nằm trong khuôn viên vườn cây lớn nhất Tây Tạng, ngày nay có tên gọi Công viên Nhân dân. 11h hằng ngày nơi đây có biểu diễn kịch Tạng. Đa phần du khách tuy thấy thú vị, nhưng không thực sự hiểu lắm về loại hình nghệ thuật này, họ mô tả khi xem cảm giác giống như thoại kịch pha ca kịch, biểu diễn từng màn một. (Ảnh: roll.sohu.com) |
5. Xem các Latma biện Kinh: Đây là cách các tăng nhân Phật giáo ở Tây Tạng thảo luận, ôn tập về những điều Phật dạy, hỏi một đáp một, hoặc hỏi một đáp nhiều, hoặc hỏi nhiều đáp một. Ở khu biện Kinh, khá đông các Latma khi đưa ra câu hỏi thường hay kèm theo một số động tác minh họa. Tuy nghe không hiểu họ nói gì, nhưng nhìn thái độ ham học, âm thanh giọng nói và cả động tác minh họa, rất nhiều du khách tỏ ra vô cùng thích thú. (Ảnh: mafengwo.cn) |
4. Đến Namtso chụp ảnh sao đêm: Rất nhiều du khách ban ngày đến Namtso chơi, tối lại quay về Lhasa nghỉ, nhưng như thế có nghĩa là đã bỏ qua cảnh đêm đẹp tuyệt vời nơi đây. Tuy lạnh cắt da thấu thịt, nhưng ngắm được cảnh thế này, chụp được ảnh thế này, bạn sẽ thấy những vất vả kia là rất đáng. (Ảnh: sina.com.cn) |
6. Tìm về chuyện tình của Latma Tsangyang Gyatso: Nói đến những nhân vật nổi tiếng lịch sử Tây Tạng, có lẽ Latma Tsangyang Gyatso phải xếp top 3. Tuy cuộc đời ngắn ngủi, lúc mất lại đang tha hương, những những bài thơ tình do Latma để lại làm ngây ngất không biết bao nhiêu con người. Đến Tây Tạng mà chưa tới Majiami thì coi như chưa thực sự đến. Đây là nơi chứng kiến câu chuyện tình lãng mạng của Latma Tsangyang Gyatso với người yêu Majiami. Rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới sau khi tham quan, dùng bữa nơi đây đã viết lại muôn ngàn suy nghĩ, cảm nhận của mình, và lưu giữ tại nơi này. (Ảnh: lvyou.baidu.com) |
7. Uống trà ngọt, trải nghiệm cuộc sống chậm: Cách tiêu khiển thời gian thú vị nhất ở Tây Tạng là nhâm nhi cốc trà ngọt, trải nghiệm cuộc sống chậm của người dân nơi này. Người dân Tây Tạng cứ có 1, 2 tiếng đồ hồ rỗi rãi là rất hay đi uống trà. Trà ngọt ở chùa Cang Gu là một trong những nơi du khách rất ưa lựa chọn. Người bán trà đều là các ni cô. Một ly trà, một bánh mỳ chay, một gói thịt bò rừng: không còn gì tuyệt hơn thế! (Ảnh: i.sohu.com) |
8. Một cốc trà bơ, một chút thịt dê thịt bò nhâm nhi cùng. Hạnh phúc nhiều khi chỉ cần nhỏ bé như vậy đã là rất đủ. (Ảnh: difang.kaiwind.com) |
9. Trải nghiệm cuộc sống về đêm của Lhasa: Ganglamedo là một trong những bar nổi tiếng nhất ở Tây Tạng. Với phong cách nghệ thuật, trên tường của bar treo rất nhiều tranh dầu, tranh nước vẽ về Tây Tạng, ngoài ra còn vô số sách viết về dân tộc Tạng, và cả đồ cổ nữa. Còn nếu bạn yêu thích âm nhạc, thì nên chọn bar Phòng Lùn. Ông chủ quán này rất sùng bái nhạc Tạng, nhạc Ấn Độ và Nepal. Đến đây, bạn có thể ngồi tĩnh lặng chìm mình trong những giai điệu da diết. (Ảnh: changsha.55tuan.com) |
10. Phơi nắng: Là "Thành phố nắng", mỗi năm Lhasa có ít nhất 3.000 giờ có ánh nắng chan hòa, là một trong những nơi phơi nắng lý tưởng nhất Trung Quốc. Bạn có thể đến đảo Xian Zu, hoặc đi ngồi dọc sông Lhasa. Cũng có nhiều du khách chọn cách thưởng thức nắng ở chùa Jokhang, hoặc ở sân rộng bên dưới, hoặc trên nóc nhà. (Ảnh: hnletour.com) |
Học viện Phật giáo lớn nhất hành tinh
Với hơn 40.000 sư sãi, tăng ni Phật tử, Larung Gar là học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới.
Nằm giữa thung lũng Larung trên cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 4.000 m so với mặt nước biển, cách thị trấn Sertar, Tây Tạng 15 km, Học viện Phật giáo Larung Gar được coi là trung tâm Phật giáo lớn nhất. |
Còn được gọi là Học viện Phật giáo Serthar, đây là “ngôi nhà chung” của 40.000 sư sãi, tăng ni Phật tử đến tu tập bộ môn Phật giáo Tây Tạng. |
Những ngôi nhà gỗ màu nâu và đỏ giống hệt nhau tạo thành một khối khổng lồ, tựa vào sườn đồi. Mỗi ngôi nhà có 3 phòng, không hề có toilet hay nước nóng. |
Điều kiện sống ở Học viện Phật giáo Larung Gar chỉ ở mức cơ bản. Tăng ni Phật tử phải dùng chung toilet. Điện thoại được sử dụng, nhưng TV thì không.
Các sư sãi sống gần các Phật tử đến tu tập, phân chia phòng theo tuổi tác và giới tính. Một bức tường lớn ngăn cách khu tu thiền của sư sãi và ni cô. Giới luật ở đây vô cùng nghiêm ngặt.
|
Nhiếp ảnh gia 34 tuổi Wanson Luk đến Larung Gar qua hành trình 20 tiếng đồng hồ từ Thành Đô (Trung Quốc). Anh cho biết, ở đây có 2 nhà khách nhỏ nhưng đã kín chỗ, vì vậy anh phải ở gần cổng vào. Luk cho biết, học viện mở cửa cho mọi người, và duy trì cuộc sống bằng tiền quyên góp và các mối làm ăn nhỏ như nhà khách hoặc cửa hàng tạp hóa. |
Học viện được Jigme Phuntsok, một Lạt ma có ảnh hưởng về truyền thống Nyingma (phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng), thành lập vào năm 1980 trong một thung lũng xa xôi hẻo lánh không có người ở. Ngày nay, Larung Gar trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới. |
Luk chia sẻ: “Tôi ngạc nhiên nhất là cách mọi người đối diện với cái chết. Tôi tham gia vào một lễ điểu táng ở đây. Hôm đó có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con kền kền đợi ăn 7 xác chết. Một nhà sư cầu nguyện trong buổi lễ, sau đó người chủ lễ bắt đầu cắt những xác chết ra. Khi ông làm xong, tất cả lũ kền kền lao vào. Họ cho rằng càng có nhiều kền kền càng tốt vì kền kền không ăn những xác không tốt”. |
Tu viện là trung tâm của Học viện Phật giáo. |
Các nhà sư cầu nguyện ở ngôi đền lớn nhất học viện. Người lớn và trẻ em tụ tập hát. |
Tuyết rơi trắng trên các sườn đồi vào mùa đông. |
Cảnh tượng lung linh về đêm. |
Ảnh: Daily Mail
Ngôi làng Larung Gar thắm đỏ một thung lũng.
Một nhà sư trẻ đang ngồi học kinh phật.
Ở đây có rất nhiều những chú tiểu nhỏ tuổi được gia đình hoặc nhà chùa gửi tới để học tập.
Những ngôi nhà gỗ đỏ xếp san sát nhau trong thung lũng.
Các nhà sư đang ôn tập sau giờ học, du khách đến đây được phép vào lớp học để nghe giảng.
Trường học trung tâm của làng và cũng là ngôi chùa lớn nhất.
Các nhà sư đang nghiên cứu bên trong ngôi chùa lớn nhất làng.
Các nhà sư Tây Tạng hay còn được gọi là các Lamas đang đứng trước một cửa hàng tạp hóa.
Những lá cờ phật giáo nhiều màu sắc được cắm đầy trên đỉnh đồi.
Làng Larung Gar về đêm chỉ còn ánh đèn ở các đường chính.
Những hòn đá cầu nguyện được khắc chữ Phạn bày khắp nơi trong thung lũng.
Những chú tiểu trong giờ nghỉ ngơi giữa các tiết học.
Kiến trúc ở nơi này vô cùng đặc biệt với nhà gỗ nhỏ nhắn màu đỏ.
Chùm ảnh tuyệt đẹp bên trong ngôi làng phật giáo lớn nhất thế giới
Ngôi làng này đã được ghi danh vào sách kỷ lục Guiness vì cư dân ở đây toàn các vị sư, sãi và ni cô với dân số lên đến hàng chục nghìn người.
Nằm giữa các ngọn đồi xanh mướt ở thung lũng Larung Gar là một ngôi làng với hàng ngàn căn nhà mang sắc đỏ. Nhưng đó chưa phải là điều đặc biệt nhất ở nơi này, bởi vì đây là ngôi làng phật giáo lớn nhất thế giới với 40 nghìn vị sư sãi, chú tiểu, ni cô đang tu tập.
Ngôi làng Larung Gar thắm đỏ một thung lũng.
Thực ra, đây không phải là một ngôi làng, mà nó là học viện phật học Larung Gar, nhưng vì quy mô quá lớn và đông người nên nơi này nghiễm nhiên được coi như một khu dân cư, những căn nhà gỗ đỏ được xây dựng san sát với nhau, tạo nên một cảnh quan đẹp đến kỳ lạ giữa thung lũng lộng gió.
Làng học viện này được thành lập từ năm 1980, nằm ở độ cao 3.800 mét so với mặt nước biển, cư dân của Larung Gar sống cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, họ phải chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt nơi đây để học tập và nghiên cứu về Phật giáo. Thành phố gần Larung Gar nhất là Thành Đô nằm cách xa nơi này 600 cây số, du khách muốn đến đây phải ngồi xe bus hơn 20 giờ liền.
Một nhà sư trẻ đang ngồi học kinh phật.
Các tu sĩ trong làng Larung Gar sống với những điều kiện ăn ở cơ bản tối thiểu nhất, họ dùng chung những nhà vệ sinh công cộng, bị cấm xem TV, nhưng các tu sĩ được phép dùng Smartphone để cập nhật thông tin của thế giới bên ngoài.
Hoạt động hàng ngày của người dân nơi đây là học về phật giáo, tụng kinh, thiền tịnh. Trong làng cũng có vài hàng tạp hóa cung cấp nhu yếu phẩm, các nhà sư tự trồng rau để dùng trong bữa ăn hàng ngày.
Ở đây có rất nhiều những chú tiểu nhỏ tuổi được gia đình hoặc nhà chùa gửi tới để học tập.
Ngôi làng phật giáo Larung Gar là một trong những cộng đồng đa quốc tịch nhất ở Trung Quốc, nơi này có công dân của rất nhiều nước như Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc, bên cạnh những chú tiểu được gửi đến để tu tập, họ còn là những nhà sư đến đây để nghiên cứu sâu về triết học phương đông và Phật pháp.
Một số hình ảnh tại ngôi làng Phật giáo lớn nhất thế giới với 40.000 tu sĩ, nhà sư, chú tiểu và ni cô đang tu hành và học tập:
Những ngôi nhà gỗ đỏ xếp san sát nhau trong thung lũng.
Thời tiết ở thung lũng Larung Gar thực sự rất khắc nghiệt.
Các ni cô đang trên đường tới trường, mỗi ngày họ đi bộ khoảng 10 cây số trong thung lũng để tới trường và về nhà.
Các nhà sư đang ôn tập sau giờ học, du khách đến đây được phép vào lớp học để nghe giảng.
Trường học trung tâm của làng và cũng là ngôi chùa lớn nhất.
Các nhà sư đang nghiên cứu bên trong ngôi chùa lớn nhất làng.
Các nhà sư Tây Tạng hay còn được gọi là các Lamas đang đứng trước một cửa hàng tạp hóa.
Những lá cờ phật giáo nhiều màu sắc được cắm đầy trên đỉnh đồi.
Làng Larung Gar về đêm chỉ còn ánh đèn ở các đường chính.
Những hòn đá cầu nguyện được khắc chữ Phạn bày khắp nơi trong thung lũng.
Những chú tiểu trong giờ nghỉ ngơi giữa các tiết học.
Kiến trúc ở nơi này vô cùng đặc biệt với nhà gỗ nhỏ nhắn màu đỏ.
Theo Dailymail
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét