Dù bạn rất mê sushi và đã tìm hiểu nhiều về món ăn này, nhưng có thể vẫn còn rất nhiều điều thú vị nho nhỏ về sushi mà bạn chưa từng biết tới.
Quê hương của sushi không phải là Nhật Bản
Mặc dù mỗi khi nhắc đến sushi, người ta sẽ nghĩ ngay tới Nhật Bản, nhưng sự thật là món sushi chúng ta thấy ngày nay có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Món cá ướp chua ăn cùng với cơm đã được người dân sinh sống quanh lưu vực sông Mekong chế biến, sau đó lan rộng sang lãnh thổ Trung Quốc và cuối cùng mới đến Nhật Bản. Món sushi gần giống nhất với “phiên bản” sushi ngày nay được một người Nhật tên là Hanaya sáng tạo và chế biến dưới thời kỳ Edo.
Sushi thực chất là một món ăn nhanh giá rẻ
Từ thời xa xưa, người ta gói sushi thành từng phần nhỏ nhắn vừa trong lòng bàn tay và bán trong các buổi biểu diễn kịch với giá rất rẻ.
Wasabi chưa chắc đã là wasabi
Khởi nguồn wasabi được lấy từ cây wasabi Nhật Bản (wasabia japonica), chứ không phải từ cây cải ngựa (horseradish – cải hăng) như ngày nay. Độ cay hắc của wasabi có nguồn gốc từ cây cỏ tự nhiên là loại gia vị hoàn hảo để tiêu diệt những loại ký sinh trùng trong các loại hải sản. Chỉ có điều wasabi thực sự rất đắt tiền nên để giảm giá thành wasabi ngày này chúng ta thường ăn được làm từ cây cải hăng và bột mù tạc sau đó thêm màu xanh từ màu thực phẩm để nhìn giống wasabi mà thôi.
Sushi nguyên bản không ăn phần cơm
Cơm sau khi được nấu và trộn với dấm chỉ được sử dụng để tạo vị ngon và chua nhẹ cho món ăn. Khi quá trình tạo vị chua được hoàn tất, thì phần cơm sẽ bị bỏ đi và người ta chỉ thưởng thức phần ngon nhất là miếng cá bên trên mà thôi.
Rong biển Nori cuốn sushi có nguồn gốc từ dân nghèo
Nori là loại rong biển được phơi khô và ép thành từng miếng vuông mỏng, dùng để cuộn cũng với các nguyên liệu khác thành sushi. Ngày xưa, loại rong biển này có thể dễ dàng tìm thấy ở chân cầu tàu hoặc bên mạn các con thuyền. Ngày nay, người ta nuôi trồng rong biển Nori rất nhiều ở Nhật Bản.
Từ “sushi” sẽ trở thành “zushi” trong nhiều trường hợp
Khi viết từ “sushi” cùng với những từ miêu tả loại sushi, ta sẽ viết thành “zushi”. Ví như Maki sẽ thành “maki-zushi” (sushi cuốn) hay Nigiri sẽ là “nigiri-zushi” (loại sushi gồm miếng cơm nắm nhỏ và một miếng cá hoặc trứng phía trên).
Nigiri-zushi
Món sashimi cá nóc
Nếu một đầu bếp không cẩn thận khi làm cá nóc thì thực khách của anh ta có thể ngộ độc mà chết. Vì vậy, để được chứng nhận là đầu bếp món Fugu- shimi, người đầu bếp phải trải qua một quá trình đào tạo cực kỳ nghiêm ngặt và thậm chí phải ăn sản phẩm cuối cùng do chính họ làm ra để kiểm định chất lượng và nhận được giấy phép cho việc thực hiện món ăn này. Thực tế cho thấy, có một số người đã tử vong khi luyện tập làm món Fugu-shimi. Trong nhiều thế kỷ trước, các vị Nhật Hoàng không bao giờ ăn món Fugu vì những rủi ro mà nó tiềm tàng là rất lớn.
Maki-zushi bắt mắt
Món maki được làm ra từ những đầu bếp bậc thầy với hương vị, màu sắc, hình dáng được nâng lên ở mức nghệ thuật. Món sushi này sẽ được cắt thành từng khoanh nhỏ và bày ra đĩa để thực khách có thể nhìn thấy những tác phẩm nghệ thuật được sắp xếp khéo léo bên trong.
Maki-zushi bắt nguồn từ tấm mành tre cuốn sushi
Tên của loại sushi này được xuất phát từ makisu - tấm mành tre nhỏ dùng để cuốn sushi thành hình trụ. Maki thường là hình thức sushi rất phổ biến trên thế giới nhưng người Nhật thưởng thích dùng tay nắm cơm thành từng miếng nhỏ như trong món Nigiri hơn là sử dụng mành tre.
Maki-zushi không chỉ được cuộn trong rong biển
Mặc dù chúng ta đã quá quen thuộc với món sushi có lớp vỏ bên ngoài là rong biển Nori, thì người dân ở đất nước Phù Tang lại thích cuộn sushi trong trứng hay "giấy" đậu nành.
Sushi được làm từ thực phẩm đông lạnh ở nhiều nhà hàng trên thế giới
Theo quy định an toàn thực phẩm của Mỹ và Châu Âu thì các nguyên liệu tươi sống để làm sushi phải được để đông lạnh ở nhiệt độ âm 20oC trong ít nhất 24 giờ trước khi mang ra sử dụng. Ngay cả nguyên liệu cá tươi ở nhiều nhà hàng trên thế giới cũng phải được làm đông lạnh, điều này khiến cho món sushi bị giảm hương bị đi nhiều.
Không nên lãng phí nước tương
Để thừa lại nhiều nước tương chấm sushi được coi là một hành động được coi không đẹp. Để thưởng thức sushi đúng cách như người Nhật, ta chỉ nên rót một lượng nhỏ nước chấm này và có thể rót thêm khi hết.
Ăn Nigiri bằng tay là đúng điệu nhất
Món Nigiri gồm một miếng cơm nhỏ và một miếng hải sản bên trên. Khi ăn Nigiri những người sành ăn khuyên rằng hãy úp ngược miếng sushi xuống, để miếng cá chạm vào lưỡi bạn, nó sẽ khơi dậy các giác quan vị giác và làm cho bạn ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, Nigiri thường được ăn bằng cách cầm tay chứ không dùng đũa. Điều này sẽ giúp bạn giữ các nguyên liệu với nhau và xoay miếng sushi dễ dàng.
Không chấm phần cơm vào nước tương khi ăn sushi
Nếu muốn ăn sushi chuẩn như người Nhật, điều đầu tiên bạn cần nhớ là khi muốn chấm sushi, hãy chấm phần thức ăn vào nước tương chứ đừng tuyệt đối không chấm phần cơm. Miếng cơm nắm nhỏ trong sushi vốn có một lượng giấm vừa đủ, vì vậy nếu bạn chấm cơm vào nước tương sẽ phá vỡ cấu tạo của món ăn và biến bạn thành một người ăn sushi "gà mờ". Nếu muốn ăn kèm wasabi, hãy thêm wasabi vào giữa lớp cơm và cá, trứng hay lươn bên trên, điều này sẽ làm tăng hương vị.
Bạn có thể mời đầu bếp một chút rượu sake
Sau khi đã thưởng thức những món sushi hoàn hảo, bạn có thể vui vẻ mời người đầu bếp một chút rượu sake thay cho lời cảm ơn. Nhưng hãy nhớ rằng, đừng trò chuyện hay làm phiền khi họ đang tập trung chế biến sushi bằng một con dao sắt lẹm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét