Tôi bước vào quầy bar, nghiễm nhiên chống một cùi chỏ lên và mỉm cười tự hào, bởi tôi vừa vượt qua hai đại dương chỉ sau một bước chân.
Cape Town, cái tên với tôi còn rất xa lạ trước năm 2008 và chỉ được biết sau khi trò chuyện với người bạn học đến từ Nam Phi. Thú thật là khi ấy tôi còn tưởng nhầm là cậu ta nói mình ở thủ đô (Capital) chứ chẳng phải thành phố nằm mãi tận cực Nam “lục địa đen”.
Phải mất 2 năm sau tôi mới có cơ hội đặt chân lên mảnh đất Cape Town nhờ một dịp may mắn. Thành phố đón kẻ lữ hành bằng thời tiết không thể tốt lành hơn với một ngày có đến 4 mùa, sáng nắng ấm như xuân, trưa nóng, chiều mát hệt thu và tối ra đường phải khoác áo lạnh. Mọi người đến Cape Town để thăm núi Cái Bàn (Table Mountain) có hình dáng rất đặc biệt, để chơi đùa với lũ đà điểu Emu trong trang trại, để thăm những ruộng nho trải dài tít tắp và tất nhiên không thể thiếu chuyến đi đến Mũi Hảo Vọng, mũi thần tiên trên trái đất.
Mũi Hảo Vọng vươn mình ra ngoài khơi giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Ảnh:Quang Trí.
|
Mũi Hảo Vọng có tên tiếng Anh là Cape of Good Hope. Mỏm đất kỳ diệu kia nằm cách trung tâm Cape Town 64 km, cung đường phần lớn chạy dọc ven biển đẹp và lãng mạn đến lạ lùng. Sáng sớm, đỉnh Sư Tử thuộc núi bàn không có sương, theo những ngư dân bản địa thì dấu hiệu này có nghĩa là hôm nay trời nắng.
Nam Phi quả là thiên đường cho các loài động vật hoang dã. Trước khi đến khu vực Mũi Hảo Vọng, con tàu có cửa sổ kính bên mạn rẽ sóng đưa du khách dạo một vòng vịnh nơi những chú hải cẩu đang thư thả nô đùa trong làn nước lạnh. Trên những tảng đá nhỏ nằm chơi vơi giữa biển, hàng trăm thân hình béo tròn chen nhau chiếm lấy một chỗ phơi mình, thi thoảng lại vang lên tiếng kêu réo rắt gọi bạn tình hay gầm gừ ra oai.
Bờ biển hoang sơ ngay dưới chân Mũi Hảo Vọng. Ảnh: Hoài Nam.
|
Những chú mòng biển trở lại bờ để tiếp tục rong ruổi trên con đường độc đạo dẫn đến cực Nam Cape Town. Những bông fynbos, loài hoa đặc trưng của vùng rực rỡ khoe sắc khắp khu công viên quốc gia. Chạm tới Mũi Hảo Vọng, cảm giác hồi hộp lan toả trong tôi khi sẽ sớm được nhìn thấy mũi đất kỳ diệu vốn chỉ được đọc trong các quyển sách về địa lý và những chuyến hải hành vĩ đại của các nhà khám phá.
Mũi Hảo Vọng thật ra cũng không phải là mũi cực Nam của lục địa châu Phi, điểm chính xác cách đó 150 km về phía đông - Mũi Agulhas. Nhưng tại sao người ta lại phải đến tận nơi đây, vùng đất khắc nghiệt quanh năm vốn chỉ có nắng, gió và biển cả này? Đơn giản vì Cape of Good Hope được xem là nơi giao hòa của hai dòng đại dương Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Chuyến đi đầu tiên vòng quanh Mũi Hảo Vọng ghi dấu ấn của nhà hàng hải Bartholomeu Dias người Bồ Đào Nha khi ông quyết định tìm kiếm con đường xuống cực nam châu Phi và sang Ấn Độ Dương năm 1488 (nhiều tài liệu ghi 1486). Ông đã gọi mũi đất này là Cabo das Tormentas – Mũi đất của những cơn bão nhưng sau đó được đổi thành Mũi Hảo Vọng theo lời khuyên của đức vua John II xứ Bồ Đào Nha. Vài nguồn thông tin khác ghi rằng cái tên đó là do Dias tự đổi.
Với tôi ai nghĩ ra cái tên này không quan trọng bằng chính ý nghĩa của nó. Thế kỷ 15, khi mà những con tàu chưa có hệ thống định vị hiện đại, chưa có máy cơ khí nhưng con người nhỏ bé đã dám đóng thuyền vượt biển lớn để rồi đối diện với những hiểm nguy, vững vàng vượt qua nó. Mũi Hảo Vọng – Cape of Good Hope chất chứa đầy những niềm tin, sự lạc quan và hy vọng của các thủy thủ thời xa xưa nhất là khi mũi đất này thường xuyên có dông bão rình rập.
Góc nhìn trọn vẹn Mũi Hảo Vọng nằm tại Cape Point (Điểm Mũi) nơi tọa lạc ngọn hải đăng cổ. Từ xa xa, mỏm đất nhỏ xíu nhô ra ngoài đại dương xanh không hoành tráng và kỳ vĩ như mọi người vẫn tưởng. Phải, đó chỉ là một khối đất đá trơ trọi nhưng nó đánh dấu một ý niệm thú vị - nơi một bước chân qua hai đại dương.
Ngọn hải đăng cổ trên đỉnh Cape Point. Ảnh: Quang Trí.
|
Chiếc xe lại rong ruổi đưa mọi người xuống đến sát mặt biển nơi đề dòng chữ “Cape of Good Hope, The most South Western point of the African continent – Mũi Hảo Vọng, điểm cực Tây Nam của lục địa Châu Phi” cùng toạ độ 180 28’ 26” East, 340 21’ 25” South. Ai cũng muốn có một bức ảnh bên cạnh tấm bảng còn tôi mải mê tiến thẳng ra bờ biển. Chỉ có vài chú mòng biển là trông có vẻ ung dung tự tại trước làn gió mạnh đang thổi vào bờ cuốn theo những con sóng trắng xóa.
Nhúng tay xuống làn nước biển mát lạnh, tôi hứng chút nước vào vỏ chai nhựa rồi bỏ thêm một nhúm cát. Thế là đã có một món quà đặc biệt mang về cùng với câu chuyện thú vị của người đồng nghiệp mà tôi không bao giờ quên: “Ngày xưa, các thủy thủ dũng mãnh luôn đương đầu với những thử thách đi hết từ vùng biển này đến đại dương kia. Trên trái đất có 2 điểm cực Nam, một ở Nam Phi là Mũi Hảo Vọng, nơi còn lại là Mũi Sừng tại Chile. Nếu bạn thấy chàng thủy thủ nào ngồi lên quầy bar chống hai cùi chỏ một cách tự hào, có nghĩa là anh ấy từng vượt qua hai điểm mũi gian nguy này”.
Tuy không có cơ hội trở thành người thủy thủ oai phong như trong lịch sử hàng hải, nhưng ở một góc độ thi vị nào đó của cuộc sống, tôi tự thưởng cho mình quyền chống một cùi chỏ lên bàn và nhâm nhi vài ly bia trong quán bar. Hẹn gặp nhé Chile và Mũi Sừng để tôi hoàn thành chút đam mê kỳ lạ của một kẻ yêu xê dịch.
Hoài Nam
Cape Agulhas - Nơi gặp gỡ giữa hai đại dương
Ngọn hải đăng ở Cape Agulhas
Vách đá ở Cape Point
Cape Agulhas - Nơi gặp gỡ giữa hai đại dương
STDLO - Khi nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Bartolomeu Dias đi một vòng quanh mũi cực nam của Châu Phi vào năm 1488, ông là người châu Âu đầu tiên đi qua hai đại dương, mở ra một tuyến đường biển từ Châu Âu sang châu Á. Ông đã đặt tên cho mũi đất này là “Cape of Storms’, do vùng biển nơi đây đầy rẫy nguy hiểm, vể sau được đổi tên thành “Cape of Good Hope” Mũi Hảo Vọng với hy vọng mang đến một tuyến đường biển mới đến Ấn Độ.
Trong hành trình trở về, Dias đi qua một mũi đá khác nhưng ông không biết rằng mũi đá không mấy ấn tượng này chính là cực nam châu Phi. Thật vậy, nhiều người vẫn tin rằng Mũi Hảo Vọng là mũi đất cực nam của lục địa châu Phi, nhưng chính xác nhất lại là Cape Agulhas, là ranh giới giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Một tấm bia bằng đá được dựng lên để đánh dấu địa điểm đặc biệt này.
Các ranh giới không phải tùy ý lựa chọn. Đây là nơi nước biển ấm Agulhas ở Ấn Độ Dương gặp nước biển lạnh Benguela của Đại Tây Dương.
Nơi gặp gỡ giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương là một chủ đề được bàn luận sôi nỗi của người dân Nam Phi.
Theo các nhà sinh vật biển, điểm gặp nhau thực tế có thể thiết lập bằng cách quan sát sự khác biển trong đời sống sống biển thay đổi bởi nhiệt độ dọc theo bờ biển. Ví dụ sự phong phú của tảo bẹ (Ecklonia maxima), nơi mà chúng thích là nước lạnh, phát triển nhiều từ biển phía tây qua Cape Point về hướng đông xa tận Cape Agulhas. Thực tế hỗ trợ lập luận này cho rằng đường phân chia nước ấm và nước lập có thường xuyên ở Cape Agulhas hơn các nơi khác.
Nơi gặp gỡ giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương là một chủ đề được bàn luận sôi nỗi của người dân Nam Phi.
Theo các nhà sinh vật biển, điểm gặp nhau thực tế có thể thiết lập bằng cách quan sát sự khác biển trong đời sống sống biển thay đổi bởi nhiệt độ dọc theo bờ biển. Ví dụ sự phong phú của tảo bẹ (Ecklonia maxima), nơi mà chúng thích là nước lạnh, phát triển nhiều từ biển phía tây qua Cape Point về hướng đông xa tận Cape Agulhas. Thực tế hỗ trợ lập luận này cho rằng đường phân chia nước ấm và nước lập có thường xuyên ở Cape Agulhas hơn các nơi khác.
Tuy nhiên, người dân Cape Agulhas thật sự thất vọng, khi mà Cape Point đón nhiều du khách hơn Cape Agulhas, những du khách đến đây để chứng kiến Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương đập sóng vào một nơi. Các doanh nghiệp địa phương ở Cape Point vì muốn thu hút nhiều du khách hơn đã đưa những thông tin sai lệch. Các cửa hàng quà tặng, đồ lưu niệm… tất cả đều ghi slogan: “Cape Point, Nam Phi, nơi hai đại dương gặp nhau”.
Một phần lý do vì sao Cape Agulhas không thu hút nhiều du khách do nơi đây không quá đẹp so với Cape Point.
Đứng ở Cape Point bạn như được bước đi bên vực của Grand Canyon. Có rất nhiều thú vị để qan sát. Du khách thường dừng lại và vươn ống kinh ra. pCa1c vách đá nhô ra, biển trông như nước đang đun sôi, những loài chim lượn cánh, những con cá voi cưỡi sóng dưới mặt biển.
Cape Agulhas được đặt tên bởi nhà hàng hải Bồ Đào Nha, người ta gọi đó là Cabo das Agulhas, trong tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là :” Cape of Needles" (Mũi Kim), bởi vì họ nhận thấy rằng kim la bàn chỉ theo hướng bắc trùng với hướng bắc thật sự trong khu vực đó. Bắc cực của Trái đất, thường thay đổi chậm theo thời gian, do đó phải thay đổi giá trị độ lệch trên thế giới cho phù hợp. Vĩ tuyến quanh mũi đất hiệ nay là 25 ° W, nghĩa là hướng bắc của từ trường nằm ở bên trái của hướng bắc thật 25 độ.
Một phần lý do vì sao Cape Agulhas không thu hút nhiều du khách do nơi đây không quá đẹp so với Cape Point.
Đứng ở Cape Point bạn như được bước đi bên vực của Grand Canyon. Có rất nhiều thú vị để qan sát. Du khách thường dừng lại và vươn ống kinh ra. pCa1c vách đá nhô ra, biển trông như nước đang đun sôi, những loài chim lượn cánh, những con cá voi cưỡi sóng dưới mặt biển.
Cape Agulhas được đặt tên bởi nhà hàng hải Bồ Đào Nha, người ta gọi đó là Cabo das Agulhas, trong tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là :” Cape of Needles" (Mũi Kim), bởi vì họ nhận thấy rằng kim la bàn chỉ theo hướng bắc trùng với hướng bắc thật sự trong khu vực đó. Bắc cực của Trái đất, thường thay đổi chậm theo thời gian, do đó phải thay đổi giá trị độ lệch trên thế giới cho phù hợp. Vĩ tuyến quanh mũi đất hiệ nay là 25 ° W, nghĩa là hướng bắc của từ trường nằm ở bên trái của hướng bắc thật 25 độ.
Ngọn hải đăng ở Cape Agulhas
Vách đá ở Cape Point
www.sotaydulich.com
Theo: Wikipedia / vincentmounier.com / Capeinfo / SAHistory
eatime Mag /amusingplanet.com
Theo: Wikipedia / vincentmounier.com / Capeinfo / SAHistory
eatime Mag /amusingplanet.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét