Bạch tuộc tươi sống, món Hongeo có mùi như... toilet, nhộng tằm... là các món ăn khiến nhiều du khách tới Hàn quốc phải e dè.
Món bạch tuộc tươi sống luôn khiến người nước ngoài trải nghiệm ẩm thực Hàn Quốc phải e dè hơn cả. Món ăn mang tên Sannakji, hoàn toàn sử dụng bạch tuộc còn tươi sống cắt nhỏ, dùng cùng mè và dầu mè. Ngay cả khi bị cắt nhỏ, các xúc tu bạch tuộc vẫn còn cử động, chúng sẽ bám vào lưỡi, khoang miệng của thực khách. Nếu không nuốt cẩn thận, những chiếc xúc tu này sẽ bám cả vào cuống họng, gây ngạt thở. Vì vậy, đây là một trong những món ăn kì lạ, nhiều thử thách thất của ẩm thực Hàn Quốc.
Dù có nguồn gốc Hàn Quốc, nhưng ngày nay món chân gà sốt cay Dalkbal lại phổ biến ở Trung Quốc hơn. Mặc dù vậy, món ăn vẫn rất được ưa chuộng ở xứ kim chi. Chân gà được nấu chín, phục vụ cùng nước sốt sánh sệt làm từ đường, vừng, tiêu... Một số người chỉ ăn phần da, nhưng mọi người đều biết tốt nhất là nên nhai hết cả phần xương sụn giòn.
Jokbal là món ăn chế biến từ thịt lợn phổ biến nhất trong ẩm thực Hàn Quốc. Chân giò lợn được hầm chín với nước tương, gia vị cay. Đây được coi là mồi nhắm khoái khẩu của người Hàn Quốc. Dù nhiều du khách không đánh giá cao hình thức món ăn này nhưng hương vị của Jokbal rất hấp dẫn, theo sự công nhận của tất cả người dân Hàn Quốc.
Ẩm thực Hàn Quốc cũng sử dụng nhộng tằm để chế biến thành món beondegi phục vụ như một bữa ăn nhẹ truyền thống. Beondegi có mùi hương hăng rất đặc trưng, dễ dàng nhận ra ở bất cứ đâu. Beondegi bắt đầu được chế biến từ cuộc nội chiến Triều Tiên, khi nguồn cung protein trở nên khan hiếm. Sau đó, món ăn nhanh chóng trở nên quen thuộc với đại bộ phận người dân Hàn Quốc.
Hongeo luôn có mặt trong danh sách các món ăn "khó ngửi" nhất hành tinh. Tuy nhiên, dù có... mùi toilet như nhiều người nhận xét, Hongeo vẫn không hề trở nên kém hấp dẫn. Mùi khó chịu của Hongeo đến từ nguyên liệu là thịt cá đuối. Giống như cá mập, loài cá này không có bong bóng hay thận. Hệ tiêu hóa của chúng chỉ thải ra a-xít uric qua đường da.Khi thịt cá đuối lên men, a-xít uric chuyển hóa thành amoniac. Mùi vị này không chỉ "để lại vết tích" trong miệng sau khi ăn món hongeo, mà còn ám vào quần áo, tóc và da của bạn.
Sundae làm từ ruột bò hoặc ruột lợn, nhồi với tiết lợn, hành lá, lúa mạch cùng các gia vị khác đem hấp cách thủy đến khi thỏa mùi hương đặc trưng. Sundae chính là món ăn cổ nhất Hàn Quốc còn lưu lại đến ngày nay. Món ăn luôn được giữ cho nóng và ăn kèm với nước sốt vị cay cay này được bán nhiều trên các con phố ở Seoul về đêm.
Patbingsu – món giải nhiệt truyền thống của Hàn Quốc
Từ nguyên liệu cơ bản là đá bào, đậu đỏ, bánh nếp, theo thời gian, món giải nhiệt patbingsu đã có hàng trăm biến tấu và trở nên nổi tiếng khắp Hàn Quốc và thế giới.Món ăn giải nhiệt truyền thống
Ít người biết rằng khí hậu Hàn Quốc mang nhiều đặc trưng của vùng nhiệt đới nóng ẩm hơn những người anh em Đông Bắc Á như Nhật Bản hay Trung Quốc. Mùa hè ở Hàn oi ức và khắc nghiệt không kém ở Việt Nam, bởi vậy quốc gia này có dòng văn hóa ẩm thực mùa hè hết sức phong phú và đặc sắc. Một trong số đó là công thức đá bào đủ vị patbingsu vốn đã nổi tiếng toàn cầu như đại diện tiêu biểu của ẩm thực Hàn Quốc bên cạnh kimchi, kimbab hay tteokbokki.
Sự xuất hiện đầu tiên của patbingsu đã được ghi nhận ngay từ thời đại Josean khi người Hàn cải biên món cháo đậu đỏ truyền thống cho phù hợp với khí hậu nóng bức ngày hè bằng cách…trộn sốt đậu ngọt với tuyết vụn. Món ăn vặt này mau chóng phổ biến trong dân gian và đã biến hóa đến công thức đá bào công phu với 5-6 nguyên liệu khác nhau như ngày nay. Tuy nhiên, cái tên patbingsu vẫn được giữ nguyên nhằm phản ánh hai nguyên liệu sơ khởi làm nên nét riêng của món đá bào Hàn Quốc: đậu đỏ (pat) và bánh nếp (bingsu) – một dạng viên bánh từ nếp đem hấp lên gần giống như mochi của Nhật, nhưng ít dai hơn.
Ngoài sốt đậu đỏ, bánh nếp và đá xay, patbingsu biến tấu thời hiện đại còn thêm vào công thức truyền thống này hàng loạt nguyên liệu “ngoại lai”, tạo nên sự bất ngờ thú vị cho từng cốc đá bào. Hầu hết patbingsu ngày nay ở Hàn lẫn các quốc gia khác đều không thể thiếu một viên kem mát lạnh, chút sữa đặc hoặc sữa tươi, trái cây nhiệt đới đủ vị cùng các nguyên liệu khác có vẻ “không liên quan” như sữa chua, hạt ngũ cốc, marshmallow, hạt điều, hạnh nhân….
Nhìn chung, với tính chất dễ kết hợp tùy theo sở thích của người chế biến và thưởng thức, patbingsu đã trở thành món đá bào thập cẩm có thể dể dàng ứng dụng trong bất kì nền ẩm thực nào, không riêng gì Hàn Quốc. Thực chất, patbingsu là cái tên đã được đưa vào chuỗi nhà hàng thực phẩm công nghiệp của phương Tây như McDonalds đấy!
Rất khó để đưa ra một công thức chuẩn mực cho patbingsu bởi ngay tại quê hương Hàn Quốc, món ăn này cũng được phối hợp rất ngẫu hứng tùy sở thích từng người. Tuy nhiên, hương vị đặc trưng của patbingsu vẫn được nhận ra nhờ phần đá bào nhuyễn mịn như tuyết, đường sữa ngọt lịm, kết hợp cùng đậu đỏ béo ngậy và bánh bột deo dẻo. Dưới đây hãy cùng nhau nghía qua vài loại patbingsu điển hình và phổ biến số một hiện nay nhé!
Muốn biến một công thức tráng miệng trở thành món ăn của mùa hè bằng thao tác đơn giản nhất? Hãy thoải mái cho thêm các loại trái cây nhiệt đới vào! Công thức patbingsu dành riêng cho ăn vặt mùa hè thường được biết đến nhiều nhất nhờ dáng vẻ rực rỡ “bảy sắc cầu vòng” từ các loại trái cây. Thông thường, patbingsu sẽ kết hợp 1 đến 2 loại trái cây và viên kem đi kèm sẽ mang hương vị tương ứng: patbingsu dâu tươi ăn cùng kem dâu, patbingsu chuối - kiwi có viên kem chuối ở trên,… Thế nhưng, được ưa chuộng nhất hiện nay vẫn là patbingsu trái cây thập cẩm cùng chút kem vani chân phương ngọt ngào. Món này hấp dẫn mọi người không chỉ bởi vẻ ngoài bắt mắt mà còn nhờ hương vị thật sự rất phong phú và đặc sắc.
Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa đặc trưng ẩm thực Hàn – Nhật với công thức đậu đỏ đá bào cùng nguyên liệu matcha thanh nhã. Màu sắc xanh mướt mát dịu của một cốc patbingsu trà xanh ngay lập tức thu hút ánh nhìn của thực khách vào ngày hè oi ả, chưa kể đến hương vị trà và dưa gang cực “hợp rơ” với nhau trong việc giải nhiệt cơ thể tức thì. Lớp đầu tiên của patbingsu trà xanh là viên kem matcha mát lạnh, kế đó ta có đá xay trộn đường sữa, sốt đậu đỏ, bánh nếp tẩm bột trà cùng vài lát dưa gang tươi cũng… màu xanh bên cạnh. Dù chỉ mang một màu sắc chủ đạo và không rực rỡ như những loại patbingsu khác nhưng đá bào trà xanh kiểu Hàn vẫn là một công thức thú vị luôn được săn đó vào mùa hè. Ở Hàn, người ta gọi món này là “nokcha patsu”, với chữ “nokcha” là biến thể từ “matcha” trong tiếng Nhật, chứng tỏ mức độ gần gũi và phổ biến của công thức tráng miệng này với người dân bản địa.
Trái ngược với các loại đá bào gắn liền với nguyên liệu đậm chất Á Đông như trái cây nhiệt đới hay trà xanh, patbingsu cà phê đem đến sự trải nghiệm của âm hưởng phương Tây đậm đặc trong một công thức Châu Á truyền thống. Hương vị cà phê ngòn ngọt đăng đắng chi phối toàn bộ công thức bởi ngay từ khâu trộn đá bào, thay vì sử dụng đường, sữa hoặc siro như thông thường, người ta sử dụng cà phê đen hoặc cà phê sữa tùy sở thích ăn ngọt của thực khách. Viên kem ăn kèm cũng có hương vani hoặc cà phê, sốt đậu đỏ cùng bánh nếp thường được giảm bớt và đôi khi không có, thay vào đó là sốt chocolate nóng nhảy, hạt điều hoặc hạnh nhân béo ngậy giòn tan.
Sự bùng nổ của văn hóa Hàn Quốc không chỉ đem lại nguồn âm nhạc, phim ảnh giải trí dồi dào và hấp dẫn cho toàn cầu, mà còn góp vào sơ đồ ẩm thực thế giới những món ăn đặc sắc, mau chóng phát triển thành các trào lưu ẩm thực rầm rộ ở khắp mọi nơi. Mùa hè này, bạn hãy thử tự chế cho mình một tô patbingsu độc đáo phản ánh khẩu vị cá nhân từ chính công thức sơ khởi của patbingsu Hàn Quốc vừa thơm ngon, dễ làm lại dễ kết hợp này nhé!
Tường tận về món cực phổ biến trong phim Hàn Quốc
Các bối cảnh phim diễn ra trong những quán ăn vỉa hè với thịt nướng và rượu sochu, phần nào đã nói lên thói quen ăn uống của người Hàn Quốc và món ăn khoái khẩu của họ.
Nếu là tín đồ của phim Hàn Quốc, bạn sẽ dễ dàng nhận ra có rất nhiều bối cảnh phim diễn ra ở những quán ăn vỉa hè với thịt nướng và rượu sochu ấm nóng. Thực tế, dù được mệnh danh là xứ sở kim chi, nhưng món ăn được yêu thích nhất ở Seoul (thủ đô của đất nước Hàn Quốc) lại không phải kim chi, cơm trộn bibimbap hay tokbokki là mà là thịt nướng. 85% người trưởng thành Hàn Quốc yêu thích món này và 70% ăn món ăn này ít nhất 1 lần trong tuần.
Một cảnh trong bộ phim "Sắc đẹp ngàn cân".
Món thịt nướng ở Hàn Quốc nổi tiếng hơn cả chính là Samyeopsal. Cái tên Samyeopsal theo nghĩa đen là "ba lớp thịt", ám chỉ trên miếng thịt có thấy rõ ba lớp, hay thịt ba chỉ theo cách gọi quen thuộc của người Việt Nam. Thịt ba chỉ được ướp cùng một chút gia vị và phục vụ tươi ngay tại bàn. Khách ăn sẽ nướng thịt trên vỉ, ăn kèm rau diếp, nước sốt, kim chi...
Thịt nướng là món ăn được ưa thích nhất Seoul.
Cửa hàng bán Samyeopsal là một trong số các loại hình quán xá phổ biến nhất ở Hàn Quốc. Có rất nhiều loại Samgyeopsal khác nhau và điểm phân biệt của chúng là độ dày miếng thịt.
- Samgyeopsal : Đây là loại thịt ba chỉ điển hình theo quy chuẩn của món thịt nướng. Thịt có độ dày vừa phải, các lớp thịt tương đương nhau, được tẩm ướp gia vị phổ thông.
Món thịt nướng ở Hàn Quốc nổi tiếng hơn cả chính là Samyeopsal - thịt heo ba lớp.
- Debaksamgyeopsal: Debaksamgyeopsa mỏng hơn nhiều so với samgyeopsal. Người ta thường cấp đông thịt để đảm bảo độ mỏng cần thiết. Debaksamgyeopsal ít béo hơn samgyeopsal, nhưng khi nướng cần canh chừng cẩn thận hơn một chút bởi thịt quá mỏng nên dễ bị khô.
Debaksamgyeopsa là loại thịt rất mỏng và thường được cấp đông để thái.
- Ogyeopsal: Ogyeopsal có nghĩa là "năm lớp da", ý nói miếng thịt có thêm một lớp mỡ dày và thịt mỏng nữa. Trái ngược với debaksamgyeopsal, ogyeopsal có hàm lượng mỡ và chất béo cao nhất.
Ogyeopsal là loại thịt có 5 lớp, đây là loại thịt nướng có độ béo cao nhất.
- Byotjip Samgyeopsal: Là loại thịt nướng được cắt dày nhất, trên bề mặt có nhiều vết khứa để thịt vẫn có thể chín và ngấm đều gia vị.
Byotjip Samgyeopsal là loại thịt được cắt thành từng tảng lớn và khứa cạnh để gia vị ngấm đều.
Samgyeopsal được đặt cùng tỏi và kim chi trên các vỉ nướng. Người Hàn Quốc thường để nguyên lát thịt rất dài, nên bạn luôn được phục vụ một chiếc kéo và kẹp giữ để cắt nhỏ miếng thịt.
Thịt được nướng trên vỉ than hoặc chảo đặt giữa bàn ăn, mọi người vừa tự nướng thịt cho mình, vừa trò chuyện vui vẻ. Khi thịt chín vàng đều hai mặt, hãy nhanh tay đặt thịt, tỏi nướng, kim chi lên một tấm rau diếp vừa vặn, gói gọn ghẽ, chấm nước sốt tương ớt, muối và dầu mè rồi đưa lên miệng. Sau món thịt, bạn có thể gọi thêm cơm và doenjang-jjigae (rau hầm tương) hoặc một bát mì lạnh cho chắc dạ.
Samyeoposal được xếp vào hàng các món đồ ăn bình dân và phổ thông nhất tại Hàn Quốc. Nguyên liệu dễ kiếm, chế biến đơn giản, hương vị thơm ngon là những đặc điểm nổi bật khiến Samyeoposal trở nên nổi tiếng, phổ biến trong các bữa cơm hàng ngày. Tùy phần thịt và cách sử dụng mà Samyeoposal cũng có nhiều mức giá khác nhau, nhưng nhìn chung đây vẫn là một trong những món thịt rẻ nhất Hàn Quốc.
Người Hàn Quốc yêu Samyeoposal và bạn bè quốc tế cũng vậy. Sẽ thật khó để tìm kiếm một người không bị món ăn này "khuất phục" ngay từ lần đầu tiên. Ẩm thực Hàn Quốc có nhiều nét đặc sắc, và người Hàn Quốc tự hào khi các nét độc đáo ấy được bạn bè quốc tế tôn trọng và ưa thích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét