Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Australia: hãy ngắm nhìn và nếm cho đã!

10 ngày nghỉ du lịch - hơi dài cho một kỳ nghỉ hè sớm, quá ít cho một tâm hồn ăn uống hưởng lạc, quá sơ sài cho một quốc gia to lớn như Úc châu.

Đừng băn khoăn đắn đo nữa, hãy ngắm nhìn cho thỏa con mắt và hãy nếm cho đã đời nào!
Những điểm nhấn của chuyến đi
Vài nét về Australia
Sự thực nước Úc đã rơi vào tình trạng hạn hán hơn 10 năm nay, nghiêm trọng nhất là các thành phố ở bờ phía Tây như Perth không thể đủ nước để mở rộng thêm và được tiên đoán là thành phố không người đầu tiên trên thế giới vì thiếu nước sạch. Theo như người dân địa phương nói thì chính sách tiết kiệm nước sạch là một chính sách quan trong và được thực hiện nghiêm ngặt. Một nhà máy chiêt xuất nước sạch từ nước biển đang sắp được xây dựng để cung cấp thêm nguồn nước sạch cho nước Úc.

Thứ thực vật quan trọng nhất của nước Úc là cây Khuynh diệp với chủng khác nhau với những câu to nhất có tuổi tới 600 năm với chu vi thâm cây vài người lớn ôm mới hết. Cây cho nhựa khuynh diệp và các sản phẩm gỗ khác nhau. Cây Bạch đàn ở Việt nam chính là một loại khuynh diệp được nhập từ Úc về để thử nghiệm giữ đất, giống cây này phù hợp với khí hậu việt nam nhưng cây hút nước nhiều, làm nghèo đất nhanh nên không còn phổ biến nữa. Mùa khô rừng Khuynh diệp với lớp vỏ xơ tách ra cùng với dầu khunh diệp rất dễ dẫn lửa, rất nhiều những vụ cháy rừng xảy ra vào mùa này và tối đã gặp một vạt rừng cháy đen ngay gần sydney, khu bảo tồn sinh thái gần bãi biển manly.

Động vật ở Australia có chuột túi, chó túi, cáo túi, rất nhiều con có túi  và có con Koala xinh xắn. Con vật này không xuống suối uống nước bao giờ vì mỗi ngày nó xài tới 1 kg lá khuynh diệp để lấy nước. Ngoài ra vùng Tasmania có nhiều động vật đặc thù đã hoặc gần như tuyệt chủng ai cũng biết đó là hổ tasmania và con lợn quỷ Tasmania. Thứ động vật được nuôi nhiều nhất ở úc là cừu, tính bình quân mỗi đầu người dân úc nuối tới 7 con cừu nên các sản phảm từ cừu nhiều, tốt rẻ.

Dân số của Úc thưa, tập trung ở vùng ven biển phía đông, đông nhất tại Sydney, thứ nhì đến Melbourne. Phần lớn dân số có nguồn gốc nhập cư từ Anh, Pháp, Bỉ, Hà lan, các nước châu á và tất nhiên là có Trung quốc. dân số hàng năm tăng trưởng phần nhiều cho đến nay vẫn là từ nhập cư. Người dân bản địa được xác định là có liên hệ về gien với chủng người ở indonexia, hiện nay chiếm rất ít và mới được công nhận là thành phần dân số của Úc. Đây là một câu chuyện dài đầy đau thương.

Lan man đại thể như vậy, tôi không muốn đi sâu vào lĩnh vực nào cả. Nói chung người dân úc sống hòa bình, cởi mở, quan tâm đến nhau, ít tệ nạn và rất an toàn. Giao thông ở Úc nhìn chung là tốt, đồ ăn thức uống nhiều chủng loại khác nhau từ khắp thế giới, khách sạn cũng có nhiều loại nhiều mức giá phù hợp với mọi người. Trong số 10 thành phố "dễ sống" nhất hành tinh nước Úc chiếm 3 vị trí.

Tóm lại là dễ phượt!

Ngắm nhìn rừng nguyên sinh dadenong từ tàu hơi nước ở melbourne



Thăm vùng rượu vang thung lũng sông Yarra


Bắt tôm tích ở cửa sông Twiss



Tắm trên bãi biển Gold Coast



Ngắm nhìn thành phố Sydney từ vịnh Sydney




Vườn quốc gia Dadenong, Bang Victoria

Vườn quốc gia Dandenong là khu vực thiên nhiên được bảo vệ, cách Melbourne hơn 30km về phía đông. Bên trong khu rừng được quy hoạch các điểm nghỉ dưỡng, các nông trại nhỏ thấp thoáng, những con đường trecking luồn lách giữa những khu rừng già.


Nhà hàng Cuckoo nằm trong vườn quốc gia. Xây dựng từ năm 1914, và là nhà hàng đón hầu hết các đoàn khách tham quan từ khắp nơi đến thăm dandenong, không thấy có cạnh tranh gì cả 
Thức ăn trong nhà hàng có đủ loại, nhưng riêng hải sản là món mình thích thì các bạn sau khi làm chín lại ướp đá, buồn quá. Làm một khoanh thịt bò úc ôi ngon.


Hai anh chị này hát và chơi nhạc tất cả các thể loại quốc ca và dân tộc của các nước khác nhau. có "cây trúc xinh". Các bạn tới bàn mình rồi hỏi bằng mấy thứ tiếng, đến khi thấy mình trả lời tiếng việt là lại tấu 1 đoạn nhạc, rất vui.


Ga tàu điện chạy hơi nước Puffing Billy. Cái biển này là tưởng nhớ tới 1 anh đã từng đóng góp nhiều ở đây - có cả những cái ghế ở bờ biển tưởng nhớ 1 anh bạn nào đó chết trẻ. Mình không khoái thể loại này.


Kiểm soát trưởng - rất vui tính.


Này thì bác lái tàu, y như bác thợ mộc cha của buratino


Tàu Puffing Billy. Mọi người được khuyến khich ngồi thò chân ra ngoài cửa sổ hát, không có nguy cơ tai nạn giao thông nào cả vì tàu chạy châm và không gian rộng.

Vùng nho Yarra

Trước khi chảy qua thành phố Melbourne đổ vào vịnh phillip, sông Yarra lững lờ quanh co ở hạ nguồn để tưới cho 36000 hecta vườn nho. Rượu nho của úc xuất phát từ đây và từ Hunter valley phía bắc Sydney đi khắp thế giới.


Vườn nho


Nho được uốn bẻ ở độ cao 60cm để cho ra trái đều, chín đều và thuận tiện cho thu hoạch. Trái nho ở đây dùng để ủ rượu vang có quả nhỏ bằng đầu đũa vị hơi chua nhưng không ghê răng và đặc biệt là vị thơm của nó. Mình tự hỏi sao người ta không lai tạo cho quả nho ở nhà có mùi thơm như này, ngọt như cục đường thật là chán.



Hồ nước để trữ nước tưới nho.


Vườn phía trước hàm rượu vang. Chỉ độ hai tuần nữa thôi, lá phong vàng sẽ rực rỡ và điểm tô nền cỏ xanh, mình tính sai mất 2 tuần 


Đường đi đến hầm rượ vang


Thương hiệu vang Yarra nổi tiếng


melboure buổi tối

Melbourne buổi tối, anh Khoa bạn tôi nói là mel buồn. Buồn thật, điện đóm hình như được tiết giảm để tiết kiệm năng lượng, đường phố không đông lắm. Từ khi những mỏ vàng ở bang này ngừng khai thác thành phố không còn phát triển sôi động như trước, tỉ trọng kinh tế dịch chuyển dần về Sydney.


Ghế đá công viên



Tòa nhà Quốc hội, từng được dùng làm nhà quốc hội Liên bang khi Canberra chưa xây dựng xong



Bên trên thềm



Adam Linsay Gordon, nhà thơ lớn của Úc. Anh bạn ngâm lên vài đoạn thơ nhưng mình cảm không nổi, chưa kịp cảm!



Nhà thờ St. Paul



Thành phố nhìn từ Công viên hoàng gia


Chỉ có anh bạn cáo túi này chào đón chúng tôi và chờ đợi



Miếng bánh mì cho bữa tối



Công viên Fitzroy



và nghệ sĩ graffity dưới ánh sáng đèn đêm


Muốn tìm một chỗ ngồi trong quán trên đường ven sông ở southbank nhưng quán đã chuẩn bị dọn. Mới có 11 giờ . Dù sao Melbourne cũng đã rất đẹp!

Nước Úc với mình thực sự không lạ. Vì sao? vì nước Úc trẻ và nước Úc là đa sắc tộc, là nơi gặp nhau của toàn thế giới. Khái niệm quê hương có lẽ không bị đặt nặng lắm vì quê hương của những con người năng động trong thế giới hiện đại chính là trái đất này. Đặt nặng quá vấn đề quê hương có thể dẫn đến các tư tưởng cục bộ cực đoan.

Ở mỗi bang mình đến có 1 anh Việt kiều đón đưa và hướng dẫn. Mục hấp dẫn với mình trong chuyến đi này chính là đến thăm nhà các anh ấy, cùng các anh ấy nói chuyện. Nhà anh Khanh ở Melbourne là một căn hộ rộng lớn trên khu đất gần 800 mét rất xinh xắn cách thành phố 50 phút đi xe ô tô. Các bạn nào bay qua Úc hặc Mĩ chắc hẳn biết các khu đô thị dưới cánh máy bay đều đặn như kẻ ô và dài vô tận nhỉ. Anh chỉ bên phải nhà nói đấy là thằng Campuchia ở, chếch phía bên phải là thằng ấn độ, rồi lần lượt theo như cánh tay anh là Trung quốc, Pháp....liên hiệp quốc luôn. Không có khái niệm tình thôn xóm, không có khái niệm họ mạc, không có khái niệm truyền thống gì cả, cái duy nhất tồn tại là luật pháp và lòng tự trọng. Có điều anh nói anh vẫn luôn yêu cuộc sống Melbourne lắm, đơn giản vì nó thanh bình và không có tranh chấp.

Có cảm giác các giới hạn không gian, các sự khác biệt, chính là nguồn gốc bạo lực và tranh chấp. Câu chuyện tạo ra sự khác biệt chính là câu truyện tạo ra sự giành giật. Những tự hào dân tộc với những truyền thống riêng biệt dường như phát huy hiệu quả cự độ như vũ khí trong chiến tranh.

Câu chuyện về sử dụng tài nguyên



Các bạn biết nước Mĩ và những nước phát triển kinh tế theo kiểu Mĩ như Úc, Malaysia, Thái Lan giống nhau ở một điểm là kinh tế dựa vào tiêu dùng để phát triển. Có một cái rất hay là từ nhà đi đến nơi làm việc mất khoảng 40-60 phút ô tô là chuyện thường phố huyện, Sân bay Melbourn thậm chí tắc đường vào buổi sáng vì người ta đi lại giữa các thành phố để làm việc bằng máy bay.

Hệ quả của nó là những bãi ô tô khổng lồ, nhưng con đường to lớn dài vô tận và những khu định cư khổng lồ, khi mà muốn đi từ nhà nọ sang nhà kia phải đi bằng ô tô (vì đi bộ ngang qua đường cao tốc khiếp lắm) và ở Mĩ tôi đã phải mất 20 phút đi ô tô từ ký túc xá sang khu văn phòng không xa đấy mấy.

Đấy là câu chuyện của nước Úc và nước Mĩ, mấy anh Singapore thì chép miệng bảo bọn nó phí quá, con người không cần chỗ ở quá lớn như thế để tiêu hàng đống tiền vào cơ sở hạ tầng. Ở Singapore mọi người sống phần lớn trong chung cư, di chuyển trong cự ly ngắn bằng phương tiện hiện đại.


Mình ngồi trên ô tô nghe anh Huy hướng dẫn viên ở Sydney nói nhà anh rộng 1500m ở rìa thành phố, Mình trêu "sao anh không cấy lúa mà ăn" anh chỉ cười hiền. Lính Việt nam cộng hòa ngày xưa giờ già rồi nhưng ngồi một chỗ buồn không chịu được.




Một căn nhà điển hình, phía trước có đường nhỏ cho người đi bộ và xe đạp


Lekima, cây ở đây được chăm sóc tự động, có máy đo độ ẩm, máy tưới nước. Như ở nhà mình nuôi cá vàng í

Mấy loài đặc thù của Úc


Chuột túi này, đâu đâu cũng thấy mặt nó


Koala này, mắt to tròn như đứa bé nhìn rất yêu


Con này là Emule, chỉ có ở úc. Thổ dân dùng mỡ của nó đắp các vết đau về gan với cơ khớp rất hiệu nghiệm. Bác nào mua được hộp tinh dầu về làm quà thì độc nhất vô nhị, nhưng đắt lòi kèn.


Con này là Tasmanian Devil, trông như con lợn con nhưng mà là thú ăn thịt, sắp tuyệt chủng như Hổ Tasmania.


Con này... cũng rất phổ biến ở úc, sản phẩm của nền đại công nghiệp. nhìn iu phết nhỉ 


Đào vàng ở Ballarat

Vàng, có rất nhiều ở Ballarat, cách Melbourne khoảng 40km về phía Tây bắc. Đấy là chuyện của ngày xưa, khi mà việc tìm thấy mỏ vàng khiến cho Melbourne trờ thành một trong những đô thị lớn nhất trên thế giới. Ngày nay vàng chỉ còn là những câu chuyện, và Melboune nhắc kể cho du khách câu chuyên này bằng hệ thống tượng đài và kiến trúc trên con đường ra sân bay.

Mình là chúa ghét bảo tàng, muốn đi thăm cái twelve Aploles cơ. Nhưng mà cũng phải chiều mọi người nên nhắm mắt đưa chân. Mà Twelve apoles cũng chỉ có hơn chục cục đất sát biển chứ có quái gì, không đi có khi lại hay, đi đến nơi lại tốn tiền trực thăng bay vòng quanh chứ được cái gì, chuối thế đấy he he.



Thị trấn giả cổ mô tả lại cái thời mà người Ăngle đua nhau sang đây kiếm tìm vận may. Nhiều câu chuyện đau khổ về nơi đây được kể lại. Nhưng mà cứ dính với vàng thì ở đâu chả thế, kể làm gì cho rác tai.


Cô này được trả tiền để mặc quàn áo cổ với ngồi đợi chồng về, nhưng mà cô ấy xinh thật.


Tay trung úy này chắc cũng dứa


Nghề này coi bộ buồn tẻ lắm


Ăn chơi ở Tweed head

Cửa sông Tweed, thời tiết sao mà đẹp - nắng dìu dịu, gió hiu hiu và mặt đất cây cỏ, và cửa sông tweed đây rồi. Đáng lý ra là đi câu về mới nấu ăn nhưng mà vì trễ máy bay nên phải ăn trước rồi câu trả nợ, he he


Thuyền đẹp quá


Mấy anh giai trông cũng được


Đồ ăn đang được chuẩn bị


Gọi là cua bùn, sống ở của sông , kỳ thực chính là cua bể nhà mình thôi. Ở Úc còn có cua tuyết nhưng hiếm lắm, dặn nhà hàng trước mấy hôm mà không có.


Xin phép cả nhà nhé...Em chả dám kể em ăn nhiều thế nào, sợ mọi người chê cười.


Ăn xong mang đống đồ chơi này ra câu mà trả nợ, xong nợ mới được về.


Cửa sông Tweed

Đoạn cửa sông Tweed này là biên giới tự nhiên cuae New South Whale với Queensland. Hai bọn này nhìn chung là rất chuối, một thằng thì cấm bắt cua có chiều ngang của mai dưới 18cm, thằng kia thì lại đo theo chiều dọc mà quy định. Chuối đến vãi chuối thế nhưng mà nó vẫn yên ấm mới lạ chứ??!! bác nào giải thích hộ em cái.

Em chả quan tâm đến luật thèng nào cả, em cứ câu, em là người ngoại quốc mà, hehe


Con này gọi là con tôm tích, sống ở bãi cạn, dùng làm mồi để câu


Bắt nó bằng một cái ống hút bằng cổ tay rồi xả vào cái rổ có vành bằng phao. Chú nào dính là phơi lưng trắng hếu ngay.


Rất là nhiều loài chim sống ở vùng nước ngập mặn này, sống một cách nhởm nhơ mà không bao giờ sợ bị đoàng 1 cái


Đây 1 con


Đây một con


Đây 1 con


Đây 1 con

thêm 1 ít ảnh chim cò


Hải âu, hỗn lắm. Ở Sydney còn ăn tranh bánh mì của khách.


Phởn quá


Sở lượn


Sở lượn 2


... nữa


Bồ nông


Nhìn mặt thấy ghét.

Goldcoast

Bãi biển Goldcoast thật là miễn chê, thiên đường của du thuyền và lướt sóng, và của gái đẹp nữa.


Du thuyền


Các bạn ấy chơi du thuyền như mình chơi ô tô. Nhà ở Úc đắt nhất là nhà mặt nước, nhì mới tới mặt phố. Mặt nước thì mới làm gara cho du thuyền được.

Sydney cái đoạn phố nổi wooloobooloo gì đó giá nhà mặt nước là 3 triệu $ cho một căn bé tí có 1 phòng ngủ, bạn nào ở Úc confirm giùm hay mình bị lừa.






Tiếp thị kiểu úc, he he

Sáng sớm goldcoast


Cực kỳ thanh bình và dịu mát, chụp xong mấy bức là mình lao ùm xuống




Ngồi cả ngày ngắm biển cũng sướng, nhưng mà ở đây kém VN mình ở chỗ thiếu mấy gánh hàng rong.


Lướt sóng


Ẩu quá anh bạn, máy mình phân giải cao.

Dangerous point

Đã ai đi chỗ này chưa? em thấy chỗ này đẹp


Nó đây, nơi có thể quan sát cá voi từ bờ.


Cái vạch ở giữa là biên giới của hai bang NSW và VIC đấy, bọn này người nhà mà vạch vòi từng milimet, cũng thuộc loại keo


Đèn biển




Nói chung rất lãng mạn



 Dạp phố Sydney

Mọi thứ đều đẹp tinh tươm vào sáng sớm và đẹp ngọt ngào vào buổi chiều tối, vì thế ta nên dành thời gian ngắm phố buổi sáng. Còn buổi trưa thì... ngồi ườn ra mà nghỉ ngơi, đừng tiếc gì thời gian các bác ạ.


Sydney buổi sáng nay thời tiết thật đẹp, y như mùa thu Hà nội và còn hơn nữa vì cái sự an tĩnh của nó


Có bác nào biết làm sao mà lại làm tượng đài con lợn lòi ở cổng bệnh viện không ạ?


Chụp vội anh này, trông như tượng của Rodin


Thành phố đẹp và vẫn được chăm chút hàng ngày. Chắc là chỉ có đẹp hơn thôi. Ôi Hà nội của em thì chắc chắn là mỗi ngày mỗi xấu đi

Dạo phố Sydney


Wooloomooloo đấy các bác ạ, khu cao cấp nhất mà nhà mặt nước đấy. Nhà mặt đường bên này chả là cái đinh. Nghe nói anh Howard thủ tướng với chị diễn viên Kidman sống ở đây. Dưới tần 1 buổi tối là 1 dãy quan ăn ngon lắm. Các bác đừng tiếc xiền mà vào mấy quán ở phố tàu, cứ vào đây ăn thả cửa đi giá chỉ đắt hơn vài phần trăm thôi. Ngon tuyệt, em sẽ giới thiệu các món ở đoạn sau.


Chụp từ macquarie chair


Gần hơn nữa, cũng chả đẹp mấy ạ


Khu trung tâm thương mại nhìn từ Vườn thực vật hoàng gia.

 Vườn thực vật






Con dơi đấy các bác ạ, con nào cũng to như con mèo. Ở mình mà thế này là được mời vào bàn nhậu rồi.


Gia đình nhà vịt


Cũng chổng ...vó lên kiếm mồi nuôi con 


Không phải là khu vườn quốc gia to tát gì đâu, chỉ là cái vườn thực vật nhỏ xíu bằng 1/4 công viên thống nhất, ngay bên cạnh trung tâm thương mại.

Dạo phố Sydney


Circular Quay


Darling Harbour


Darling Harbour

 Fish Market

Chợ cá, địa danh cũng như thực tế là một cảng cá phía tây của Sydney. Các loại hải sản sống chín tươi roi rói ngon lắm và giá cũng vừa phải.













Các bác muốn ăn ngay thì chọn đồ nóng nhé, đồ nguôi cung xài được nhưng mình không quen nên thấy tanh. Về khoản gia vị phải khẳng định các bạn Úc còn phải học mình nhiều. Các bạn tặng kèm đĩa muối với lát chanh là hết, không có gì hơn. Ngũ cốc thì có mì hoặc khoai tây chiên, xong thì có quầy hoa quả tươi bên cạnh. Hoa quả tươi ở úc cực kỳ thơm và ngon các bác ạ.


Mua đồ rồi bê ra ngoài này ngồi ăn, tuyệt đẹp.

Bondi beach


Bãi biển


Những ghềnh đá rất đẹp ở hai phía


Sóng biển


Một con đường nhỏ ven biển với những hàng ghế xinh xắn để mọi người ngồi ngắm biển, đi dạo. Tuyệt vời, Em đang ở trê con đường ấy nhìn về Bondi


Khách sạn bên bờ biển, lan can bằng kính tạo cảm giác rất cởi mở.

Sydney dưới ánh đèn đêm


Nhìn từ Macquarie Chair


Nhìn từ Circular Quay


khu trung tâm thương mại


Dạo phố đêm ở cầu cảng, nhớ làm ly bia nhé các bác, bia úc rất ngon

Bãi tắm Manly









Sau đấy có rất nhiều thứ hay nữa nhưng em ở dưới nước rồi các bác ạ, không còn tay đâu mà chụp ảnh. Nước biển ở đây lạnh ghê 

Không có nhận xét nào: