Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Tu viện Drepung, ngôi nhà tâm linh quan trọng của người dân Tây Tạng

Tu viện Drepung (Triết Bạng) là một trong ba Tu viện lớn nhất của Phật giáo Tây Tạng, hai tu viện kia là Ganden và Sera. Tại đấy còn có trường đại học Phật giáo, đào tạo chuyên sâu cho các Tăng sĩ theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng. Tu viện Drepung nằm trên núi Gambo Utse, cách vùng ngoại ô thủ phủ Lhasa khoảng 5 cây số về phía Tây.

gomang_group2
Vào những năm 1936-1937, tại tu viện Drepung là tu viện lớn nhất trên thế giới có đến 7.700 Tăng sĩ tu học, và đôi khi con số này lên đến cả 10.000 Tăng sĩ.
Từ những năm 1950, tu viện Drepung, cùng với tu viện Ganden và tu viện Sera đã không còn được độc lập nữa, do vậy mà những tu viện ấy không còn được người dân Tây Tạng sùng kính và tín nhiệm như trước đó nữa.
Tu viện Drepung do ngài Jamyang Choge Palden Tashi (1397-1449) – một trong những vị đệ tử chính của ngài Tsongkhapa – thành lập vào năm 1416, và được đặt tên dựa theo một địa điểm thiêng liêng ở miền Nam Ấn Độ, vùng Shridhanyakataka. Tu viện Drepung là trụ sở chính của phái Gelugpa ở Tây Tạng, và nó vẫn giữ vị trí hàng đầu trong số 4 tu viện lớn của phái Gelugpa. Tu viện Drepung vốn là nơi cư ngụ của các vị Dalai Lama,  cho đến khi Đức Dalai Lama thứ năm xây dựng cung điện Potala. Tu viện Drepung được biết đến với những tiêu chuẩn cao trong học thuật. Chính vì vậy mà Drepung được gọi là Đại học Nalanda của Tây Tạng.

Khu tu viện có 40.000 Tăng Ni, sinh viên lưu trú

Nhiếp ảnh gia người Nhật Bản, Shinya Itahana đã đến thăm thung lũng Larung Gar nhiều lần để thu vào ống kính của mình những hình ảnh đẹp của vùng này trong các mùa xuân, hạ.

 
Tọa lạc trên những dãy núi trùng điệp, lọt thõm trong thung lũng Larung Gar, hàng ngàn ngôi "già lam nhỏ" đã làm nên một trong những tu viện Phật giáo lớn nhất thế giới. Đó chính là khu tu viện Phật giáo Serthar, thuộc hạt Graze, Tây Tạng.
1.jpg
Khu tu viện Phật giáo Serthar, thuộc hạt Graze, Tây Tạng
Nhiếp ảnh gia người Nhật Bản, Shinya Itahana đã đến thăm thung lũng Larung Gar nhiều lần để thu vào ống kính của mình những hình ảnh đẹp của vùng này trong các mùa xuân, hạ.
Ông cho biết: “Đây là một nơi rất hiếu khách và thân thiện, miễn là bạn đừng “làm phiền” không gian bình yên và tĩnh lặng của nơi này. Nơi đây không chỉ là một địa chỉ hành hương mà còn là một danh thắng được người nước ngoài yêu thích”.
Để đến được nơi này cũng không phải dễ dàng, cách Thành Đô khoảng hơn 640km. Bạn đi bằng ô tô thì mất khoảng 13-15 giờ đồng hồ. Vào mùa đông, thời gian di chuyển sẽ dài hơn nhiều vì đừng sá xấu hơn. Nhưng điều này không làm ngăn cản dòng người đến Phật học viện này để học và nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng.
Khu tu viện này cao hơn 3.800m so với mực nước biển và là nơi cư trú của hơn 40.000 Tăng Ni và các sinh viên tôn giáo.
Các ngôi nhà nhỏ đa phần được làm bằng gỗ, có cấu trúc, kích thước và kiến trúc đồng bộ với nhau. 
Mời bạn đọc tham quan tu viện bằng hình ảnh dưới đây:
2.jpg
Cận cảnh nơi lưu trú của chư Tăng Ni, sinh viên học Phật tại tu viện
3.jpg
Mùa cây lá không còn
4.jpg
Mùa cỏ về xanh lại
5.jpg
Một góc từ trên cao
6.jpg
Cao cao, hùng vĩ, những người con Phật nương náu nơi này để tìm cầu chân lý
7.jpg
Con đường uốn quanh khu thung lũng
8.jpg
Hình ảnh không lẩn vào đâu được của các tu viện, nơi tu sinh học theo Phật giáo Tây Tạng quay về
9.jpg
Góc học tập
10.jpg
Một góc cận cảnh về tu viện
11.jpg
Một buổi sinh hoạt tập thể, tự do giữa thiên nhiên
12.jpg
13.jpg
Sinh hoạt thường ngày của Tăng Ni, sinh viên tại tu viện
14.jpg
Và cả của chú cừu này - Ảnh: Shinya Itahana/ Barcroft India
Trần Trọng Hiếu (Theo The dailymail.co.uk)

Drepung-Monastery
Theo các tài liệu cũ cho biết, có hai trung tâm quyền lực trong tu viện Drepung: một trung tâm gọi là là “hạ viện” (Zimkhang ‘og ma), phòng này gắn liền với các vị sắp trở thành Dalai Lama; và “thượng viện” (Zimkhang gong ma), gắn kết với những hậu duệ của ngài Sonam Drakpa, một bậc thầy lừng lẫy đã viên tịch năm 1554. Ngôi điện của các vị Dalai Lama tại tu viện Drepung, điện Ganden Phodrang, do Đức Dalai Lama thứ hai, ngài Palzangpo Gendun Gyatso (1476-1541), xây dựng vào năm 1518.
Vào cuối thập niên 1930, Viện đại học Drepung được chia nhỏ thành 4 trường Phật học, mỗi trường đào tạo các vị Tăng sĩ ở những địa phương khác nhau, chẳng hạn như có trường thì đào tạo các vị Tăng sĩ người Khampa, có trường thì đào tạo Tăng sĩ người Mông Cổ… Mỗi trường do một vị điều hành, vị này được Đức Dalai Lama thừ 13 đề cử.
Drepung_monastery
Hiện tại thì viện đại học Drepung được chia làm 7 trường Phật học lớn, đó là: Gomang, Loseling, Deyang, Shagkor, Gyelwa hay Tosamling, Dulwa, và Ngagpa. Chúng ta có thể xem đại học Drepung như là một trường đại học đồng háng với trường đại học Oxford hay là Sorbonne vào thời Trung đại. Mỗi trường Phật học nhắm vào đào tạo những lĩnh vực khác nhau, những dòng truyền thừa và những sự kết hợp truyền thống địa lý khác nhau.
Theo một nguồn thông tin địa phương cho hay, hiện tại số lượng Tăng sĩ đang tu học tại tu viện Drepung ở Lhasa là khoảng 300 vị, và tu viện sinh hoạt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, viện nghiên cứu và đào tạo của tu viện vẫn được duy trì và phát triển tại những viện đại học ở Karnataka, thuộc Nam Ấn, nơi mà thủ tướng Ấn Độ, ông Nerhu đã tặng cho công đồng Tây Tạng sinh sống. Tu viện hiện tại ở Ấn Độ có khoảng 5.000 vị tăng đang tu học, trong đó có khoảng 3.000 vị sống ở Drepung Loseling và 2.000 vị ở Drepung Gomang.
drepung
Quần thể tu viện gồm có nhiều công trình kiến trúc với những chức năng khác nhau. Ở tầng đầu tiên của hội trường là pho tượng rất ấn tượng của ngài Dalai Lama thứ 13. Pho tượng được chiếu sáng lung linh bởi những tia sáng mặt trời và ánh sáng từ những ngọn nến. Khu chánh điện này cũng là nơi chư tăng cử hành các thời khóa tụng kinh, lễ bái và cầu nguyện mỗi ngày.
Tại tu viện Drepung có một pho tượng Phật Di Lặc cao 15 mét, do ngài Tsongkapa thiết kế và được tôn trí tại tầng thừ ba của ngôi chánh điện. Đây là pho tượng thiêng liêng nhất tại tu viện. Tại đây, tín đồ Phật tử và khách hành hương thường được ban nước thánh; để nhận những giọt nước thiêng liêng ấy thì người nhận dùng tay phải tạo thành hình cái tách đăt bên trên ay trái để đón nhận nước, rồi uống một ngụm, phần nước còn lại thì xoa lên đầu.
Tầng thứ hai của ngôi chánh điện là nơi lưu trữ kinh điển, còn ở tầng thứ nhất là nơi tôn trí các pho tượng Phật và những vật trang trí khác. Còn căn phòng nằm về phía Bắc của tầng thứ hai là nơi đặt một cái gương thiêng. Ngươi ta cho rằng cái gương này có khả năng chữa rị những căn bệnh trên mặt của những ai chăm chú nhìn vào nó.
Một vài khoảng sân nhỏ trong khu rừng xung quanh tu viện là noi chư tăng thường tập trung để tranh luận về những vấn đề học thuật, những tư tưởng, kiến thức trong kinh điển. Những người thắng cuộc trong các cuộc tranh luận được phép tham dư một khóa kiểm tra để có thể đạt được danh hiệu Geshi cao hơn.
Khánh hành hương mỗi khi đến thăm tu viện Drepung, họ thường vào thăm những khu vực như là: Ganden Podrang (cung điện Ganden), Tsokchen (hội trường), Ngakpa Tratsang (trường Phật học nghiên cứu về Mật tông), Jamyang Drubpuk (động thiền của ngài Jamyang Choeje), Loseling Tratsang (trường Triết học biện chứng), và Tashi Gomang Tratsang.
Do vai trò quan trọng của tu viện Drepung trong đời sống tâm linh cũng như trong lĩnh vực chính trị, cho nên từ lâu tu viện Drepung đã trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng của Tây Tạng. Đấy là địa điểm thường tổ chức nhiếu hoạt động văn hóa, lễ hội của Phật giáo nòi riêng và của cộng đồng Tay Tạng nói chung. Trong số đó, một lễ hội quan trọng và thu hút rất đông người tham gia, đó là lễ hội Shoton.
Lễ hội Shoton là một trong những lễ hội truyền thống chính của người Tây Tạng. Lễ hội này thường được tổ chức vào tháng Tám, hoặc là cuối tháng thứ sáu hay đầu tháng thứ bảy theo lịch Tây Tạng, và kéo dài trong vòng 7 ngày. Lễ hỗi Shoton là một dịp tốt để cho người Tạng cũng như khách hành hương, du lịch cùng hội tu và trải nghiệm những hoạt động văn hóa, nghệ thuật của người Tạng. Lễ hội được bắt đầu với lễ giăng một bức tranh thangka vĩ đại vẽ hình tượng Đức Phật giữa khoảng không gian rộng lớn tại tu viện Drepung. Khoảng 100 vị tăng sĩ sẽ cùng nâng một bức tranh thangka vĩ đại vẽ hình Đức Phật Di Lặc từ bện trong điện Copen của tu viện Drepung và đi bộ hướng về phía Tây của tu viện, tại đấy có một dàn dáo được thiết kế đặc biệt cho việc trưng bày bức tranh ấy. Buổi lễ được diễn ra trong tiếng tụng niệm của chư tăng và tín đồ, tiếng tù và cùng với khói trầm hương bay ngào ngạt.
Bên cạnh đó, lễ hội Shoton còn có những hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc khác, như là: hành hương đến Norbu Linka (khu vườn châu báu), tọa lạc ở phía Tây Lahsa và vốn là cung điện mùa hè của Đức Dalai Lama trong một thời gian dài; biểu diễn điệu opera truyền thống của Tây Tạng; tổ chức đua ngựa, đua bò Tạng…
Lễ hội Shoton cũng là dịp để người Phật tử Tây Tạng làm các việc phước thiện, cúng dường Tam bảo, cúng dường chư tăng sau ba tháng an cư, tịnh tu của chư tăng. Một món phẩm vật không thể thiếu mà người Phật tử dâng cúng chư tăng trong dịp này đó là sữa chua. Từ Shoton trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là bữa tiệc sữa chua. Trong những ngày diễn ra lễ hội, mọi người cũng cùng nhau dùng sữa chua và cùng nhau múa hát. Đấy cũng là dịp đoàn tụ gia đình và bày tỏ lòng tri ân đến những bậc tiền nhân, đến những vị ân nhân, đến người thân của tất cả người dân Tây Tạng.
Ngày nay, mặc dù tu viện Drepung không còn có đông chư tăng tu học, không còn đóng vai trò trụ sở chính về tôn giáo và chính trị trong cộng đồng người Tạng nữa, nhưng nó vẫn là một nơi thiêng liêng, là điểm hành hương quan trọng của khách hành hương trong nước cũng như quốc tế. Và các lễ hội, các hoạt động văn hóa, tôn giáo vẫn được duy trì và ngày càng thu hút đông người tham dự.
Minh Nguyên
Theo Nguyệt San Giác Ngộ

Không có nhận xét nào: