Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Bí mật đại dương ẩn giấu ở khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Khu bảo tồn đảo Phượng Hoàng tại Cộng hòa Kiribati là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2008.
Khu bảo tồn đảo Phượng Hoàng, Kiribati
Khu bảo tồn đảo Phượng Hoàng có tên tiếng Anh là Phonenix Island nằm trên 8 hòn đảo thuộc nhóm đảo Phượng Hoàng của nước cộng hòa Kiribati khu vực phía nam Thái Bình Dương.
Cho đến nay, Khu bảo tồn trên đảo Phượng Hoàng được coi là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới với những giá trị đa dạng sinh học nổi bật toàn cầu.
Khu bảo tồn đảo Phượng Hoàng nằm trên một vùng biển rộng lớn với diện tích khoảng 408.250 km2.
Năm 2006, chính phủ nước cộng hòa Kiribati đã cho thành lập khu bảo tồn quốc gia này với mục đích bảo vệ môi trường biển và các loài sinh vật biển ở đây.


Skip in 3...
Ad finishes in 25 seconds

Theo các nhà khoa học, khu bảo tồn là ngôi nhà của hơn 800 loài sinh vật biển khác nhau trong đó gồm 200 loài san hô, 500 loài cá, 18 loài động vật biển có vú và 88 loài chim biển... Minh chứng cho một trong những hệ sinh thái biển đa dạng nhất hành tinh. Thế giới đại dương nơi đây ẩn giấu nhiều bí mật được lưu giữ qua hàng triệu năm. Nhiều loài sinh vật biển quý hiếm cũng được tìm thấy cư ngụ tại khu bảo tồn này như: cá mập, cá vẹt, cá mú, cá đuối, rùa biển, cá heo, trai khổng lồ.....
Nhiều loài sinh vật biển quý hiếm như: Cá mập, cá vẹt, cá nhám, cá đuối, rùa biển... được tìm thấy tai khu vực đảo Phượng Hoàng
Điều đặc biệt và gây ấn tượng rõ nét nhất đó chính là hệ san hô tại khu bảo tồn. Ở đây không chỉ có sự đa dạng về các loại san hồ mà còn là nơi có những loài san hô độc nhất trên thế giới. Có những loài san hô sống ở khu vực nước sâu nhưng cũng có những loài san hô sống ở vùng nước cạn. Những rạng san hô cạn này đã tạo thành một "mảnh đất" màu mỡ cho các loài chim biển tìm thức ăn. Hình thù san hô tại đảo cũng vô cùng lạ và đep mắt, có môt số loài san hô hình dáng y như những bông hoa nhỏ, lại có những rặng san hô xoắn vào nhau tạo thành một bông hoa lớn dưới lòng đại dương.
Bên cạnh những giá trị về sự đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên đảo Phượng Hoàng còn là nơi có những dãy núi lửa ngầm dưới lòng đại dương. Việc này càng tăng thêm sự đa dạng và đặc biệt về địa chất, địa mạo của toàn bộ khu vực.
Ẩn chứa những giá trị to lớn như vậy nhưng Khu bảo tồn đảo Phượng Hoàng lại được du khách quốc tế biết đến bởi vẻ đẹp như thiên đường của nó. Làn nước biển xanh trong vắt, những đàn cá nhiều màu sắc, kích thước, các rạn san hô ấn tượng và tuyệt đẹp. Tuy nhiên có một thực tế đáng lo ngại đó là Khu bảo tồn đảo Phượng Hoàng luôn luôn bị đe dọa. Mối đe dọa ở đây là hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Bởi sở hữu tầng địa chất đặc biệt do đó khu vực này càng trở nên nhạy cảm hơn với sự biến đổi khí hậu.

Từ nhiều năm nay Chính phủ Kiribati cùng với Tổ chức Unesco đã có nhiều chương trình nghiên cứu tìm cách bảo tồn di sản thiên nhiên này.
Khu bảo tồn đảo Phượng Hoàng được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí (vii), (ix)
Tiêu chí (vii): Khu bảo tồn đảo Phượng Hoàng là một vùng hoang dã rộng lớn dưới lòng đại dương, là ngôi nhà cho hàng nghìn các loài động vật biển và sinh vật biển sinh sống. Trong đó có nhiều loài sinh vật biển quý hiếm cũng được tìm thấy cư ngụ tại khu bảo tồn này như: cá mập, cá vẹt, cá mú, cá đuối, rùa biển, cá heo, trai khổng lồ... Đặc biệt hơn cả là những rặng san hồ đầy màu sắc với hình dáng ấn tượng nơi đây. Những rạng san hô cạn ở đây đã tạo thành ngôi nhà lý tưởng cung cấp thức ăn cho nhiều loài chim biển.
Tiêu chí (ix): Hệ sinh vật đa dạng và phong phú của Khu bảo tồn đảo Phượng Hoàng là nguồn tư liệu vô giá cho các nhà khoa học trong quá trình tìm hiểu về sự sống và phát triển dưới lòng đại dương. Khu bảo tồn đảo Phượng Hoàng có giá trị như một phòng thí nghiệm thiên nhiên khổng lồ - nơi lưu giữ những công trình khoa học về quy trình tiến hóa và phát triển của hệ sinh thái biển Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, qua việc nghiên cứu rạng san hô ở đây, các nhà khoa học còn tìm ra lời giải về tác động của sự biến đổi khí hậu cũng như giải pháp khắc phục tình trạng này.

Theo disanthegioi

Không có nhận xét nào: