Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Thung lũng cá voi của Ai Cập là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2005.
Thung lũng Wadi al-Hitan hay còn có tên gọi quen thuộc khác là Thung lũng của cá voi là một khu vực sa mạc nơi vô số xương của loài sinh vật biển được chôn vùi dưới cát. Đây là khu vực di chỉ về xương sinh vật biển được bảo tồn tốt nhất thế giới.
Thung lũng ca voi rất hẻo lánh cách thủ đô Cairo khoảng 150 km về phía tây nam. Theo đánh giá của các nhà khảo cổ thì nơi đây có bộ sưu tập vô cùng giá trị các hóa thạch của những sinh vật đã tuyệt chủng từ hàng nghìn năm trước gồm hóa thạch cá voi và một số loài sinh vật biển khác đã tuyệt chủng.
Qua quá trình nghiên cứu những hóa thạch sinh vật biển tại đây các nhà khoa học có thể lý giải được một trong những bí ẩn lớn nhất trong quá trình tiến hóa và phát triển của loài cá voi. Ngoài ra một điều vô cùng quan trọng khác đó là nhờ những hóa thạch này, các nhà khoa học đã tìm ra quy trình xuất hiện của các loài động vật có vú di chuyển từ biển lên đất liền.
Có thể nói rằng thung lũng cá voi hay nói cách khác là thung lũng Wadi al-Hitan là địa điểm quan trọng nhất trên thế giới lưu giữ những dấu tích của giai đoạn tiến hóa. Nó miêu tả một cách sinh động về hình thức và cuộc sống của những con cá voi trong quá trình biến đổi của chúng, không nơi nào khác trên thế giới có số lượng lớn và mật độ phân bổ hóa thạch dày đặc như ở khu vực thung lũng này.
Các hóa thạch được tìm thấy tại di chỉ được hiển thị dưới dạng cơ thể điển hình của loài cá voi hiện đại, tuy nhiên hộp sọ và cấu trúc răng thì khác với cá voi hiện đại, chúng là những loài cá voi nguyên thủy mà phần nhiều hiện nay đã tuyệt chủng hoặc đã tiến hóa.
Tại thung lũng có tới hàng trăm bộ xương cá voi và một số sinh vật biển khác được tìm thấy, trong số đó có những bộ xương vẫn trong tình trạng bảo quản tốt. Thậm chí, một số trường hợp dạ dày của chúng vẫn còn được bảo quản tốt.
Bên cạnh hóa thạch cá voi, hóa thạch của các loài động vật khác như cá mập, cá sấu, rùa... được tìm thấy ở Wadi Al-Hitan đã góp phần tạo điều kiện cho các nhà khảo cổ tái tạo được điều kiện môi trường sinh thái xung quanh khu vực từ hàng triệu năm trước.
Có nhiều giả thuyết đã được đưa ra cho thấy lưu vực Wadi Hitan ngập trong nước khoảng 40 – 50 triệu năm trước. Vào thời điểm đó khu vực này được gọi là biển Tethys, biển Tethys nằm ở phía nam của Địa Trung Hải. Các nhà khoa học đã giả định về việc biển Tethys đã rút về phía bắc và lắng đọng các trầm tích dày của đá sa thạch, đá vôi có thể nhìn thấy các đá hình thành ở Wadi Hitan.
Năm 1800, cuộc khai quật và nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại thung lũng này nhưng phải đến tận năm 1830 bộ xương đầu tiên mới được tìm thấy. Kể từ đó đã có nhiều cuộc khai quật và tìm kiếm trong một vùng thung lũng rộng lớn đã được tiến hành. Mặc dù bộ xương đầu tiên được tìm thấy năm 1830 nhưng khi đó người ta chưa xác định được đây là xương hóa thạch của loài gì. Cho đến năm 1902, khi đã tìm được đầy đủ các giữ liệu cần thiết, các nhà khoa học với khẳng định đây là xương cá voi, trước đó hóa thạch được coi là xương của loài sinh vật biển nào đó đã tuyệt chủng. Kể từ khi phát hiện ra các bộ xương được tìm thấy là xương cá voi và các loài sinh vật biển, khu vực này được quan tâm chú ý nhiều hơn không chỉ của giới khoa học, khảo cổ mà còn cả của chính phủ nước sở tại và cộng đồng quốc tế.
Hiện nay, khu vực này đã trở thành một trong những điểm thăm quan du lịch tai Ai Cập tuy nhiên số lượng khách du lịch đến đây còn khiêm tốn, chủ yếu là các nhà khảo cổ và những người quan tâm đến khảo cổ.
Unesco đã công nhận Thung lũng cá voi của Ai Cập là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2005.
Theo disanthegioi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét