Thu Thảo (tổng hợp)
(Dân Việt) Không cần đất, cũng không cần hệ thống tưới tiêu tốn công lao động, các loại rau quả, cây trồng hoàn toàn có thể phát triển trên mặt nước bằng cách tạo ra những bè nổi.
Ngày nay, thế giới đang dần chuyển dịch từ kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn sang quy mô nhỏ hơn. Phương pháp thủy canh, trồng cây dưới nước là giải pháp dần thay thế cho phương pháp canh tác trên đất trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp.
Tuy nhiên, tới Myanmar, tới thăm hồ Inle thì sẽ thấy, canh tác dưới nước không phải là phương pháp mới mẻ mà đã trở thành truyền thống lâu đời nơi đây.
Nguyên tắc thực hiện khá đơn giản, không cần đất, cũng không cần hệ thống tưới nước tốn công lao động, các loại rau quả, cây trồng hoàn toàn có thể phát triển trên mặt nước bằng cách tạo bè nổi từ xác bèo, xác rong rêu, trộn với bùn lấy từ lòng hồ để cung cấp dưỡng chất cho thực vật.
Những chiếc bè nổi này được cố định bằng cọc tre cắm xuống lòng hồ, và đủ độ vững chãi để rễ cây cắm xuống, hút nước từ dưới lên.
Những chiếc bè này lên – xuống theo mực nước trên hồ. Đó là cách chúng bảo vệ thực vật khỏi tác động của những đợt lũ tại Myanmar.
Những vụ rau, củ, quả đã được trồng và thu hoạch rất thành công bằng cách đó từ nhiều năm nay. Hồ Inle cũng là một điểm du lịch khá nổi tiếng ở Myanmar vì phong cảnh hữu tình, thân thiện. Du khách ấn tượng với cảnh sắc hồ Inle khi bước vào mùa thu hoạch cà chua chín đỏ vào khoảng tháng 12 hàng năm.
Inle là hồ nước ngọt lớn nhất tại Myanmar, có rất nhiều cá. Người dân trong vùng chủ yếu sống bằng nghề trồng rau trên hồ và đánh bắt cá.
Tuy nhiên, tới Myanmar, tới thăm hồ Inle thì sẽ thấy, canh tác dưới nước không phải là phương pháp mới mẻ mà đã trở thành truyền thống lâu đời nơi đây.
Nguyên tắc thực hiện khá đơn giản, không cần đất, cũng không cần hệ thống tưới nước tốn công lao động, các loại rau quả, cây trồng hoàn toàn có thể phát triển trên mặt nước bằng cách tạo bè nổi từ xác bèo, xác rong rêu, trộn với bùn lấy từ lòng hồ để cung cấp dưỡng chất cho thực vật.
Những chiếc bè nổi này được cố định bằng cọc tre cắm xuống lòng hồ, và đủ độ vững chãi để rễ cây cắm xuống, hút nước từ dưới lên.
Những chiếc bè này lên – xuống theo mực nước trên hồ. Đó là cách chúng bảo vệ thực vật khỏi tác động của những đợt lũ tại Myanmar.
Những vụ rau, củ, quả đã được trồng và thu hoạch rất thành công bằng cách đó từ nhiều năm nay. Hồ Inle cũng là một điểm du lịch khá nổi tiếng ở Myanmar vì phong cảnh hữu tình, thân thiện. Du khách ấn tượng với cảnh sắc hồ Inle khi bước vào mùa thu hoạch cà chua chín đỏ vào khoảng tháng 12 hàng năm.
Inle là hồ nước ngọt lớn nhất tại Myanmar, có rất nhiều cá. Người dân trong vùng chủ yếu sống bằng nghề trồng rau trên hồ và đánh bắt cá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét