Người Pháp uống hết rượu năm cũ đêm giao thừa
Trước kia, Pháp lấy ngày 1/4 làm ngày đầu tiên của năm mới. Đến năm 1564, vua Charles IX đã đổi thành ngày 1/1. Trong đêm giao thừa, mọi người trong gia đình quây quần và uống tất cả rượu có trong nhà. Người Pháp cho rằng, nếu làm như vậy thì năm mới sẽ được vạn sự như ý. Nhà nào không uống hết thì năm mới sẽ không gặp may. Vì vậy, người Pháp thà uống say khướt còn hơn là để rượu đến sang năm.
Ăn nho đón giao thừa
Với người Tây Ban Nha, trong đêm giao thừa, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau, đàn hát, chơi trò chơi để chúc mừng nhau. Khi tiếng chuông đầu tiên báo hiệu thời khắc chuyển qua năm mới, mọi người sẽ tranh nhau ăn nho. Người nào có thể ăn được 12 quả nho trùng với thời điểm 12 tiếng chuông đổ thì người đó sẽ gặp may mắn cả năm, làm tất cả mọi việc đều như ý muốn.
Người Tây Ban Nha ăn 12 quả nho trong thời khắc giao thừa. |
Tục lệ ăn nho trong đêm giao thừa cũng có ở một số nước trên thế giới như Cuba, Pêru...
Iran đón xuân phải đủ 7 món
Một thứ không thể thiếu trong tết cổ truyền của người Iran đó là mâm “haft sin”-gần giống như mâm ngũ quả của người Việt Nam. Haft sin là biểu tượng, là ước muốn no đủ, hạnh phúc của con người xứ nghìn lẻ một đêm, là lễ vật bày tỏ sự kính trọng, biết ơn đến Thượng đế.
Haft sin thực chất là bảy thứ có chữ viết đầu bằng chữ “sin” trong bảng chữ cái của người Iran (haft có nghĩa là bảy, sin tương đương với chữ cái “s” trong bảng chữ cái tiếng Việt). Số bảy được coi là con số thiêng liêng trong văn hóa Iran từ những ngày xa xưa. Haft sin là đại diện của bảy vị thần: tái sinh, sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng, niềm vui, sự kiên nhẫn và vẻ đẹp.
Haft sin thực chất là bảy thứ có chữ viết đầu bằng chữ “sin” trong bảng chữ cái của người Iran (haft có nghĩa là bảy, sin tương đương với chữ cái “s” trong bảng chữ cái tiếng Việt). Số bảy được coi là con số thiêng liêng trong văn hóa Iran từ những ngày xa xưa. Haft sin là đại diện của bảy vị thần: tái sinh, sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng, niềm vui, sự kiên nhẫn và vẻ đẹp.
Mâm “haft sin” là thứ không thể thiếu trong tết cổ truyền của người Iran. |
Sabzeh là đĩa hoặc bát cây mầm được gieo ngay trước tết từ các hạt lúa mì, lúa mạch hoặc các hạt đỗ. Sabze là hình ảnh của thiên nhiên, là biểu tượng của sự tái sinh.
Samanu giống như món chè. Samanu được nấu rất cầu kỳ từ mầm cây lúa mì, là biểu tượng của sự sung túc.
Senjed là quả khô của cây nhót đắng. Người Iran tin rằng khi hoa của cây nhót đắng nở và kết trái, mùi hương của nó sẽ làm cho đôi lứa yêu nhau. Vì vậy loại quả này là biểu tượng của tình yêu.
Sir là tỏi, được biết đến là biểu tượng của thuốc.
Sib là táo, biểu tượng của sức khỏe và sắc đẹp.
Somaq là bột quả cây thù du, là biểu tượng của mặt trời.
Serkeh là dấm, biểu tượng của tuổi thọ và sự kiên nhẫn.
Đón xuân ăn đậu đen, bánh “lạ”
Người Mexico coi ăn đậu đen là món ăn dân tộc, vì vậy, trong bữa tiệc cuối năm không thể thiếu đậu đen. Họ hầm đậu đen với chân giò, bột đậu đen trộn với thịt và rán. Đó cũng là những món ăn người Mexico thích nhất.
Ở vùng Nam Mỹ người ta chuẩn bị món ăn gồm gạo nấu lẫn với một loại đậu to bằng hạt đậu tương nhưng có chấm đen gọi là đậu mắt đen. Người ta tin rằng, ăn món này vào đầu năm sẽ không bao giờ bị đói mà còn thịnh vượng, phát tài.
Với một số nước, đậu đen là món không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. |
Còn ở Ailen, người ta làm một loại bánh trong đó nhét nhiều loại vật nhỏ tượng trưng, mời khách ăn. Bẻ bánh ra, khách khó có thể đoán được sự may rủi mình gặp trong năm mới. Ví dụ, vớ được cái nhẫn thì trong năm sẽ cưới vợ, được cái cúc áo thì sẽ sống độc thân, vớ phải mảnh giẻ rách là điềm báo “số ăn mày” cả năm. Nếu phụ nữ chưa chồng mà vớ phải cái bao ngón tay thì vẫn phòng không suốt cả năm. Nếu là đồng xu thì đó là dấu hiệt phát tài, giàu có.
Năm mới, người Ấn Độ ăn trái cây đắng
Người Ấn Độ thường tổ chức đón năm mới vào ngày Lễ hội Ánh sáng (Diwali). Lễ hội này thường diễn ra vào ngày 25/10 hàng năm. Khi màn đêm buông xuống, người dân Ấn Độ bắt đầu đốt đèn, bắn pháo hoa và vui mừng đón một năm mới.
Món ăn trong ngày Tết của người Ấn Độ là các loại trái cây đắng. |
Đón xuân kiêng ăn cua, thịt gia cầm
Người Áo khi ăn bữa cơm đoàn tụ cuối năm tuyệt đối không ăn cua - giống bò ngang. Người dân nơi đây cho rằng, ăn thịt con cua sẽ bất lợi cho công việc của năm mới và gia đình sẽ không được hạnh phúc.
Một số nước kiêng ăn thịt gia cầm đầu năm mới. |
Với người Madagasca ở châu Phi thì họ kiêng các loại thịt lợn, dê, ngựa, trâu, bò... vào tuần đầu tiên của năm mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét