Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Thung lũng tử thần - điểm đến không dành những người yếu tim


( Mask) - Nhiệt độ nóng và khô nhất của Bắc Mỹ. Một vùng đất cằn cỗi, hoang mạc nhưng đẹp một cách ngoạn mục. Nó khiến ta cảm giác ngộp thở khi được nhìn toàn cảnh từ trên cao…

Sự hùng vĩ ngoạn mục ở điểm Zambriskie
Năm 1849, những người di cư đi tìm kiếm Vàng đã lạc vào khu vực dài đến 120 dặm nằm trong California. Họ đã phải chịu đựng hai tháng đói khát, sự thiêu đốt của mặt trời, chống trọi với côn trùng độc, rắn rết, bọ cạp….cộng sự im lặng khủng khiếp. Từng người, từng người đã không thể chịu đựng nổi, đã lần lượt ra đi... Mãi đến tháng 1/1850 mới có một thành viên thoát ra khỏi khu vực đó. Đứng trên một ngọn núi, nhìn xuống thung lũng hẹp đó, người này cất lời "Good-bye, Death Valley"….Từ đó, cái thung lũng hoang sơ, bí ẩn - nỗi ám ảnh kinh hoàng của dân đào Vàng đã có cái tên Death Valley ( Thung lũng tử thần…Thung lũng chết). Phải chăng có sức mạnh thần bí thực sự trong Thung lũng Chết? Bởi sau này, cũng đã không ít đoàn thám hiểm đã phải bỏ xác nơi đây. Đến nay, người ta vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng, chỉ biết điều kiện tự nhiên trong lòng thung lũng vô cùng khắc nghiệt.

Những đụn trữ muối
Hồ muối khổng lồ bao phủ hơn 520 km2 của Thung lũng chết, với lớp muối dày từ 0,6 đến 1 m.
 Đây cũng là nơi thấp nhất tại Bắc Mỹ với độ sâu 86 m dưới mực nước biển.

Trắng xóa một khoảng trời nơi hồ muối Badwater Basin



Đẹp ngỡ ngàng cồn cát phẳng Mesquite


Bể muối khoáng nóng

Bí ẩn những hòn đá tự biết đi...
Thung lũng Chết là một trong những nơi nóng nhất trên thế giới. Nhiệt độ không khí trên 49 ° C là phổ biến trong những tháng mùa hè tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám và tháng Chín. Mức cao kỷ lục trong Thung Lũng chết đã được ghi nhận vào năm 1913 là 57 ° C.  điều này hoàn toàn có khả năng cho thấy  Death Valley nên giữ danh hiệu là nơi nóng nhất trên trái đất. Tuy nhiên,  nhiệt độ từ tháng Mười đến tháng Ba khá tốt, từ 20 đến 25 ° C, mùa đông vào ban đêm thường là 5 – 10 ° C. Đây là thời điểm Thung lũng chết đón tiếp khách du lịch tốt nhất.
Thung lũng Chết là vùng đất ít mưa, mỗi lần mưa, lượng mưa từ đỉnh núi thường trút nước lũ xuống hẻm núi hẹp, tạo thành những dòng châỷ mạnh, cọ rửa lớp đất bám trên các hẻm núi và xuôi theo dòng , đổ về thung lũng.  Hiển nhiên, qua thời gian đã tạo được một lớp phù sa khổng lồ nằm trong lòng thung lũng… Vào mùa hạ, thời tiết khô nóng, khiến lớp phù xa bao phủ lòng thung lũng nứt ra, tạo thành một kiệt tác của thiên nhiên trên bề mặt của đất mẹ. Vẻ đẹp gây kinh ngạc cho mắt người của thung lũng này, chính là những dẫy núi dưới sự xói mòn của thời gian đã tạo nên một tác phẩm điêu khắc khổng lồ, đa dạng về mầu sắc
Đỉnh của dẫy Panamint lên đến 3368 m. Vào tháng 11 đến tháng 5, trên đỉnh núi này thường được bao phủ bởi tuyết. Một cảnh vô cùng ngoạn mục - một vùng đất cực đoan có hai độ cao nhất, thấp nhất nước Mỹ, và có hai chế độ khí hậu thực sự khác biệt, phía trên đỉnh ng tuyết, phía dưới đất vẫn có thể nứt nẻ, khô hạn.
Lòng Thung lũng rất sâu và hoang vu. Đáy thung lũng là dòng sông cạn Amagesa với những cồn cát lởm chởm khắp nơi. Giữa thung lũng là một quần thể cồn cát rộng 155 km2, là nơi hoang vu nhất trong thung lũng. Thực vật ở đây rất ít, chỉ một số ven đầm ao có một số loài cỏ như cỏ Yanzi, cỏ bấc. Động vật cũng chỉ có thỏ rừng, chuột, cáo, chó sói và sơn dương. Ở thung lũng hoang vu vừa khô vừa nóng này, sự sinh tồn của con người và động vật thật sự rất khó khăn.
Cảnh vật ở Thung lũng Chết nhìn rất thê lương nhưng nơi đây lại có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như quặng borac và muối. Bắt đầu từ năm 1880, ngành khai thác khoáng sản ở đây đã rất phát triển. Những người tới đây khai thác chịu rất nhiều gian khổ. Đến những năm 80 của thế kỷ 19, người ta bắt đầu khám phá ra mỏ đồng, vàng, bạc, nhôm ở vùng phụ cận. Nhiều thành phố và thị trấn khai khoáng được xây dựng. Nhưng cùng với sự cạn kiệt của khoáng sản, người ta rời đi, để lại một vùng hoang tàn đổ nát.

Sự khác biệt đến bất ngờ...cảnh tưởng tươi đẹp rực rỡ ở một phần của Thung lũng chết
Trong lòng thung lũng hoang tàn như vậy nhưng cảnh sắc bên trên, quanh nó lại hoàn toàn khác biệt. Phía tây thung lũng là chân núi phía đông dãy Nevada. Ở vùng tiếp giáp, khe núi dọc ngang, đá mọc lởm chởm. Dưới ánh trăng mờ, chúng có vẻ  âm u đáng sợ. Nhưng ban ngày, dưới ánh nắng mặt trời, cảnh sắc tươi đẹp rực rỡ đáng kinh ngạc. Và đây chính là điểm có sức hấp dẫn khách du lịch nhất của thung lũng. Năm 1933, Chính phủ Mỹ đã cho xây dựng ở đây một Công viên quốc gia và trở thành nơi nghỉ đông chống rét nổi tiếng thế giới.
                                                                                                                                                                                                 Katie Nguyễn ( st)

Không có nhận xét nào: