Thành phố Okayama nổi tiếng với câu chuyện dân gian Momotaro - "cậu bé trái đào".
Okayama nằm ở phía Tây Nhật Bản, nổi tiếng với món bánh cổ truyền Hibidango, lễ hội Momotaro, nhiều đền chùa lớn cùng với khu vườn Korakuen đẹp nhất nhì Nhật Bản.
Không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn, Okayama còn mang trên mình những câu chuyện thú vị về lịch sử. Cùng đến thăm Okayama - thành phố của “cậu bé trái đào” qua chùm ảnh dưới đây.
Sau khi bổ trái đào ra, hai ông bà phát hiện bên trong có một cậu bé kháu khỉnh, như món quà được gửi xuống từ thiên đàng. Ông bà quyết định nuôi cậu và đặt tên là Momotaro (Cậu bé trái đào/Đào Thái Lang).
Dần dần, Momotaro lớn lên thành một chàng trai khỏe mạnh và dũng cảm. Một ngày kia, chàng nói với cha mẹ nuôi: “Con sẽ đi đến đảo quỷ để lấy về kho báu lũ quỷ đang cất giấu. Xin cha mẹ hãy cầu nguyện và làm cho con bánh bao hạt kê để con ăn dọc đường”. Hai vợ chồng ông lão liền xay hạt kê để làm bánh cho đứa con yêu quý.
Kho báu bao gồm những chiếc mũ, áo tàng hình; đồ trang sức, viên ngọc sai khiến được thủy triều lên xuống; xạ hương, ngọc lục bảo, hổ phách và rất nhiều vàng bạc. Trở về, chàng chia cho dân làng của cải và sống cùng cha mẹ hạnh phúc, sung túc đến tận cuối đời.
Câu truyện về người anh hùng Momotaro có liên hệ mật thiết với thành phố Okayama và là niềm tự hào của thành phố này.
Một trong những điểm nhấn ở Okayama là lịch sử lâu năm của các ngôi đền như Kibitsu Jinja, Saidaiji Kannon-in và Saijo inari. Kibitsu Jinja được sửa chữa gần nhất vào năm 1425, từng là ngôi đền chính của vương quốc Kibi. Ngôi đền này có một cột đèn cao đến 11,5m luôn được thắp sáng cả ngày lẫn đêm.
Kibitsu Jinja còn được biết đến với cái tên “Asahi-no-miya” - có nghĩa là ngôi đền Mặt trời mọc. Đó là bởi vì vào ngày Hạ chí, Mặt trời sẽ mọc lên ngay trước cổng Zuishin-mon và lặn xuống phía đằng sau đền.
Ngôi đền Saidaiji Kannon-in mang một truyền thuyết về sự ra đời của mình. Người ta kể lại rằng, vị thầy tu Yasutaka khi đang thiền định trong đền Hasedera bỗng nghe thấy một lời sấm bảo ông phải sửa chữa đại sảnh Kannon ở Bizen Kanaoka.
Ngay lập tức, ông khởi hành đi về hướng Tây. Trên đường đi, ông gặp một con rồng mang chiếc sừng tê giác, con rồng bảo ông phải xây dựng một ngôi chùa sau đó biến mất.
Nghe theo lời rồng, Yasutaka xây ngôi đền và đặt tên là Saidaija - “đền thờ tê giác”. Nhưng sau này, cách viết tên ngôi đền đã bị sửa đi theo cách viết mới, khiến ý nghĩa của tên cũng thay đổi ít nhiều.
Saijo Inari là một ngôi đền phức hợp lớn nằm ở bên cạnh núi Ryuo. Truyền thuyết kể lại rằng, ngôi đền được xây dựng bởi thầy tu Hoon-Daishi sau khi chữa khỏi bệnh tình nguy kịch của hai vị hoàng tử nhờ vào sự giúp đỡ của thần Saijo.
Không chỉ nổi tiếng với các ngôi đền, Okayama còn được biết đến bởi tòa lâu đài cổ kính Okayama. Điểm đặc biệt của lâu đài này là nó được sơn màu đen nổi bật hiếm có, ngoại trừ vài máng xối hình cá và các phần đầu nhô của mái được mạ vàng.
Phiên bản hiện giờ của lâu đài đã được tu sửa lại vào năm 1966 với thiết kế bên ngoài gần như chính xác nhất so với các bản sao lâu đài khác của Nhật.
Được coi là một trong ba khu vườn kiểu Nhật lớn nhất cả nước, Koraku là niềm tự hào của Okayama. Với cái tên có nghĩa là “Khu vườn của những hoan lạc”, nơi đây lưu giữ mô hình một khu vườn Nhật bản từ thời Edo với thác nước, ngôi đền nhỏ, phòng trà, khu rừng gỗ thích thu nhỏ và cả một nhà kính đầy hoa lan và xương rồng.
Nếu đến thăm Okayama vào khoảng tháng Tám, bạn sẽ có dịp tham dự lễ hội Momotaro - ngày lễ kỉ niệm tưởng nhớ công lao của vị anh hùng "trái đào".
Người dân thành phố sẽ đổ ra đường để hòa mình vào các cuộc diễu hành quy mô lớn và xem pháo hoa. Trong ngày lễ này, mọi người cùng nhảy múa trong trang phục hóa trang thành yêu tinh hay ông kẹ.
Không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn, Okayama còn mang trên mình những câu chuyện thú vị về lịch sử. Cùng đến thăm Okayama - thành phố của “cậu bé trái đào” qua chùm ảnh dưới đây.
“Cậu bé trái đào” - Momotaro là một anh hùng nổi tiếng từ truyện dân gian Nhật Bản. Câu truyện kể rằng, có một cặp vợ chồng già xưa ở Okayama luôn mong ước có con. Một hôm khi đang giặt quần áo ở rìa sông, họ vớt được một trái đào rất lớn.
Dần dần, Momotaro lớn lên thành một chàng trai khỏe mạnh và dũng cảm. Một ngày kia, chàng nói với cha mẹ nuôi: “Con sẽ đi đến đảo quỷ để lấy về kho báu lũ quỷ đang cất giấu. Xin cha mẹ hãy cầu nguyện và làm cho con bánh bao hạt kê để con ăn dọc đường”. Hai vợ chồng ông lão liền xay hạt kê để làm bánh cho đứa con yêu quý.
Momotaro sau khi lưu luyến chia tay cha mẹ, vui vẻ lên đường. Trên đường đi, chàng tình cờ gặp một chú khỉ, một con chim trĩ và một con chó, mỗi con đều xin chàng một chiếc bánh và chàng đều đồng ý. Thế là chàng lại tiếp tục lên đường theo sau là chú khỉ, chim và con chó trung thành.
Khi vào được lâu đài, họ đánh nhau với lũ quỷ, buộc chúng phải bỏ chạy và bắt vua quỷ làm tù binh. Lũ quỷ buộc phải quy phục Momotaro và mang cống nạp kho báu.
Câu truyện về người anh hùng Momotaro có liên hệ mật thiết với thành phố Okayama và là niềm tự hào của thành phố này.
Kibitsu Jinja còn được biết đến với cái tên “Asahi-no-miya” - có nghĩa là ngôi đền Mặt trời mọc. Đó là bởi vì vào ngày Hạ chí, Mặt trời sẽ mọc lên ngay trước cổng Zuishin-mon và lặn xuống phía đằng sau đền.
Ngay lập tức, ông khởi hành đi về hướng Tây. Trên đường đi, ông gặp một con rồng mang chiếc sừng tê giác, con rồng bảo ông phải xây dựng một ngôi chùa sau đó biến mất.
Nghe theo lời rồng, Yasutaka xây ngôi đền và đặt tên là Saidaija - “đền thờ tê giác”. Nhưng sau này, cách viết tên ngôi đền đã bị sửa đi theo cách viết mới, khiến ý nghĩa của tên cũng thay đổi ít nhiều.
Phiên bản hiện giờ của lâu đài đã được tu sửa lại vào năm 1966 với thiết kế bên ngoài gần như chính xác nhất so với các bản sao lâu đài khác của Nhật.
Click vào ảnh để có góc nhìn 360 độ về khu vườn Koraku.
Người dân thành phố sẽ đổ ra đường để hòa mình vào các cuộc diễu hành quy mô lớn và xem pháo hoa. Trong ngày lễ này, mọi người cùng nhảy múa trong trang phục hóa trang thành yêu tinh hay ông kẹ.
Cùng xem đoạn video ngắn quay lại cảnh nhảy múa sôi động trong lễ hội này:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét