Mỗi loài vật trong viện bảo tàng như được thổi luồng sinh khí, thật đến bất ngờ...
Viện Bảo tàng Lịch sử tự Nhiên Vienna nằm tại thủ đô Vienna (Áo) bao gồm 39 phòng, trưng bày hàng ngàn hiện vật phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học thường thức.
Từ khoáng sản quý đến mẫu vật hóa thạch hiếm có, cả những đồ vật từ thời tiền sử như tượng thần Vệ Nữ Willendorf cũng được trưng bày tại đây. Bộ sưu tập đồ sộ này lên đến 30 triệu mẫu vật.
Tầng một của bảo tàng trưng bày sự đa dạng trong đời sống động vật trên Trái đất và cũng là cảm hứng để Klaus Pichler - một nhiếp ảnh gia người Austria (Áo) - thực hiện những bức ảnh dưới đây.
Sư tử, gấu, ngựa... cùng tụ họp lại đây.
Chú nai đang e dè và sợ sệt trước một chú cáo hung dữ.
Pichler cảm thấy như, chỉ một vài giây trước, chú linh dương này còn đang vùng vẫy trong tự nhiên rồi đột nhiên bối rối, phát hiện ra mình đang mắc kẹt tại một góc trong viện bảo tàng nổi tiếng bậc nhất châu Âu này.
Khoảnh khắc đó đã thôi thúc Pichler quay lại và xin phép được tham quan tất cả những ngóc ngách của viện bảo tàng cùng với đội ngũ thuộc khoa nhồi xác động vật của viện.
Chó sói và chó săn - ai sẽ thắng?
Thằn lằn bay thời tiền sử đậu trên gỗ.
Cụ cóc với ánh nhìn "sởn gai óc" trong góc phòng.
Ông muốn được khám phá những mẫu vật còn đang ẩn mình chưa được công bố cho công chúng (thông thường những viện bảo tàng trên thế giới không cùng lúc giới thiệu tất cả những mẫu vật).
Sau nhiều giờ thăm thú, Pichler đã được "mục kích" một vườn thú ảo. Tuyệt vời hơn khi Pichler được sự cho phép của lãnh đạo bảo tàng, anh được chụp ảnh và di chuyển vị trí những mẫu vật theo ý muốn.
Kết quả là một bộ ảnh khá độc đáo đã được ra đời. Với những ý tưởng táo bạo, bức hình như thổi một luồng sinh khí vào những mẫu vật tưởng như vô tri vô giác, khiến các loài động vật như sống lại, trở thành một phần của viện bảo tàng.
Điều này cũng được thể hiện rõ nét trong phim “Night at the Museum” (phim về một anh chàng bảo vệ bảo tàng phát hiện những mẫu vật thực sự sống lại vào ban đêm).
Bộ sưu tập bướm các loại.
Cặp rắn hổ đang "canh gác" cho phòng, không cho ai được hút thuốc.
Những chú bò lấp ló sau chiếc bàn.
Một chú chồn đang làm đỏm.
Tầng một của bảo tàng trưng bày sự đa dạng trong đời sống động vật trên Trái đất và cũng là cảm hứng để Klaus Pichler - một nhiếp ảnh gia người Austria (Áo) - thực hiện những bức ảnh dưới đây.
Một chú gấu đáng sợ đang “nhìn yêu” bạn trong thang máy.
Sư tử, gấu, ngựa... cùng tụ họp lại đây.
Chú nai đang e dè và sợ sệt trước một chú cáo hung dữ.
Câu chuyện bắt nguồn từ một lần Pichler đi dạo quanh viện và phát hiện ra một chú linh dương nhồi bông trong một tư thế và vị trí giống như đang tương tác một cách hoàn hảo với môi trường xung quanh.
Pichler cảm thấy như, chỉ một vài giây trước, chú linh dương này còn đang vùng vẫy trong tự nhiên rồi đột nhiên bối rối, phát hiện ra mình đang mắc kẹt tại một góc trong viện bảo tàng nổi tiếng bậc nhất châu Âu này.
Khoảnh khắc đó đã thôi thúc Pichler quay lại và xin phép được tham quan tất cả những ngóc ngách của viện bảo tàng cùng với đội ngũ thuộc khoa nhồi xác động vật của viện.
Chó sói và chó săn - ai sẽ thắng?
Thằn lằn bay thời tiền sử đậu trên gỗ.
Cụ cóc với ánh nhìn "sởn gai óc" trong góc phòng.
Sau nhiều giờ thăm thú, Pichler đã được "mục kích" một vườn thú ảo. Tuyệt vời hơn khi Pichler được sự cho phép của lãnh đạo bảo tàng, anh được chụp ảnh và di chuyển vị trí những mẫu vật theo ý muốn.
Kết quả là một bộ ảnh khá độc đáo đã được ra đời. Với những ý tưởng táo bạo, bức hình như thổi một luồng sinh khí vào những mẫu vật tưởng như vô tri vô giác, khiến các loài động vật như sống lại, trở thành một phần của viện bảo tàng.
Điều này cũng được thể hiện rõ nét trong phim “Night at the Museum” (phim về một anh chàng bảo vệ bảo tàng phát hiện những mẫu vật thực sự sống lại vào ban đêm).
Bộ sưu tập bướm các loại.
Cặp rắn hổ đang "canh gác" cho phòng, không cho ai được hút thuốc.
Những chú bò lấp ló sau chiếc bàn.
Một chú chồn đang làm đỏm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét