Các ấy sẽ có thêm sự khám phá mới mẻ khi tới đây.
|
Hòn đảo Santorini nổi tiếng nhất Hy Lạp, còn được gọi là Thira, gây ấn tượng với khiến trúc không thể lẫn với nơi nào khác: những ngôi nhà mái tròn xanh thẫm, tường quét vôi trắng xóa mát mắt. Ngôi làng Oia bên bờ biển, đẹp như tranh vẽ, nằm yên bình bên triền núi lửa đã tắt. Santorini luôn là điểm đến thiên đường lý tưởng nhất cho tuần trăng mật nồng nàn của đôi vợ chồng mới cưới. |
|
Những bữa tiệc lớn của đại gia đình vào buổi tối luôn là nét đẹp truyền thống ở đất nước này. Ảnh chụp tại bữa tối của một gia đình trên đảo Crete. “Gia đình” (“Oikos”) và “ẩm thực” được xem là hai nền tảng truyền thống trong văn hóa của Hy Lạp. |
|
Trong một nét đẹp văn hóa đã tồn tại hàng thế kỉ qua, mọi người sẽ tập hợp lại khi trời tối tại Nhà hát Herodes Atticus ở Athens để xem những màn trình diễn nghệ thuật đầy kịch tính và sôi động. Khoảng năm 160 trước Công nguyên, triết gia Hy Lạp Herodes Atticus đã xây dựng hội trường dốc thoải này làm quà tặng cho vợ mình. |
|
Dân leo núi chuyên nghiệp thường gọi hòn đảo Kalymnos của Hy Lạp một cách thân thuộc là Kaly, một báu vật của vùng biển Aegea. Địa hình có khi là những dốc thoai thoải, có khi là những vách núi cheo leo, hùng vĩ bên bờ biến giúp Kaly trở thành một điểm đến thu hút dành cho giới leo núi quốc tế đến trình diễn từ giữa những năm 1990. |
|
Ở miền trung Hy Lạp, từng có thời điểm khu vực Meteora tồn tại đến 24 tu viện trên những đỉnh núi cao chót vót như thế. Những tu viện này, vốn được xây trên nền sa thạch cao hơn thung lũng những 500 mét, trông như những ốc đảo giữa lênh đênh trên bầu trời. Trước khi người ta có thể khoét đá làm đường lên đỉnh núi, các tu sĩ và khách hành hương thường phải dùng thang cuốn để leo lên. |
|
Từng có lúc đảo Santorini mang tên Calliste, có nghĩa là “đẹp nhất”. Thị trấn nên thơ, lãng mạn trên triền núi này, nhìn ra vùng biển xanh ngắt như pha lê, quả là một bức tranh tuyệt mỹ kết hợp giữa con người và thiên nhiên. |
|
Nhìn từ trên cao, nước biển xanh ngắt màu thủy tinh của bờ biển Navajo làm bức nền tuyệt mỹ cho những con thuyền bên trên, trông như đang bồng bềnh trong không khí. Khung cảnh này chụp gần đảo Zythankos, một danh thắng thuộc quần đảo Ionian ngoài khơi bờ tây Hy Lạp. |
|
Trong một cộng đồng tu sĩ cổ xưa ở núi Athos phía bắc Hy Lạp, các tu sĩ đã có truyền thống chung sống với nhau như anh em trong những tu viện lớn từ hàng nghìn năm trước. Ảnh chụp các tu sĩ trong một bữa ăn tại một phòng ăn trang trí tinh xảo, công phu của tu viện Xenofontos. |
|
Trên ảnh là hai evzones, những thành viên tinh nhuệ của Lực lượng Cảnh sát Tháp tùng Tổng thống Hy Lạp, có nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống và các thành viên Quốc hội. Hai evzones đang trao đổi phiên giác tại Lăng Liệt sĩ Vô danh trước toà nhà Quốc hội ở Athens. |
|
Những mảnh đất giàu khoáng và dinh dưỡng ở đảo Paxos là điều kiện vô cùng lí tưởng để trồng cây olive. Những lùm cây sum suê ấy phủ kín những ngọn đồi trên đảo, từ đó cho ra những quả olive đen óng ánh và những lít dầu olive thượng hạng, thuộc loại tốt nhất Hy Lạp. |
|
Thành phố Acropolis, được xây dựng từ thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên để tôn vinh Hy Lạp sau chiến thắng vẻ vang trước quân Ba Tư trong trận Marathon, đứng uy nghiêm trên nền đá vôi và cách biệt với đô thị Athens hiện đại và nhộn nhịp bên dưới. Ngôi đền Parthenon – tiêu biểu và là niềm tự hào của Athens, sáng rực màu cẩm thạch trắng trong nền hoàng hôn tối dần. |
|
Ngày nay, lượng mưa cứ giảm dần, đất cũng nghèo dinh dưỡng qua từng mùa, thêm vào đó là lực lượng lao động suy giảm là những yếu tố khiến ngành nông nghiệp của Hy Lạp bị đình trệ. Chính phủ buộc phải can thiệp để vực dậy tình hình sa sút này, thông qua việc kiểm soát lưu thông mua bán nông sản, đảm bảo cho người dân yên tâm sản xuất. |
|
Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia là bảo tàng lớn nhất Hy Lạp với hơn 20 nghìn hiện vật. Được xây dựng từ năm 1889, nơi đây sưu tập đầy đủ những hiện vật xuyên suốt chiều dài lịch sử đất nước, bao gồm kouros và kore, những bức tượng cẩm thạch từ thời kì Archaic mô tả chân dung con người được lí tưởng hóa. |
(theo vnexpress.net )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét