Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Những quán cà phê lâu đời nhất châu Âu


www.lamsao.com
Những quán café cổ điển này đã chứng kiến những thăng trầm của lịch sử Châu Âu.
Nội dung chi tiết
Độ khó: Cực dễ
  • 1
    La Closerie des Lilas, Paris , nhiều người nổi tiếng ghé nhất
    La closerie des Lilas là địa điểm lý tưởng cho những ai thích tận hưởng ngày cuối tuần thảnh thơi kiểu Paris. Đây là địa điểm yêu thích của rất nhiều nhà văn, nhà triết học, nghệ sĩ nổi tiếng trong lịch sử như Ernest Hemingway, họa sĩ Cezanne và Picasso… Những người hâm mộ tác gia truyện vừa Ông già và biển cả chắc chắn không thể bỏ qua ban công nơi nhà văn lừng danh dành hàng giờ “thai nghén” tác phẩm của mình. 
     
  • 2
    Café New York, Budapest , quán đẹp nhất Châu Âu
    Có thể nói Café New York ở Hungary này là quán đẹp nhất không chỉ ở Châu Âu mà còn trên cả thế giới. Nơi đây từng là địa điểm gặp gỡ yêu thích của các nghệ sĩ đầu thế kỷ 20 và ngày nay nó không chỉ là quán café mà còn là nhà hàng sang trọng. Quán được thiết kế theo phong cách cổ điển với những chiếc bàn gương, đèn trần sáng loáng, điểm xuyết đôi nét hiện đại nhưng rất hài hòa. 
     
  • 3
    Café Central, Vienna, quán chơi nhạc cổ điển hay nhất
    Với những cột trụ lớn bằng đá cẩm thạch, dàn đèn chùm lấp lánh, café Central ở thủ đô Vienna nước Áo là điển hình cho kiến trúc thế kỷ 19. Nằm trong khu mở rộng của một cung điện xưa, đây là nơi thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn, hòa nhạc thính phòng chất lượng không kém gì trong các nhà hát danh tiếng. 
     
  • 4
    Café Chris, Amsterdam, đông dân địa phương nhất
    Nếu muốn tận hưởng không khí Hà Lan đúng nghĩa, bạn phải ghé café Chris ở thủ đô Amsterdam. Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng phong cách “quán nâu” nổi bật ở Hà Lan với nôi thất gỗ, sàn và tường nâu cổ điển. Chris là quán café theo phong cách nội thất này cổ nhất ở Hà Lan, được xây dựng từ năm 1624 và là nơi thu hút đông dân bản xứ nhất trong các quán cà phê ở Hà Lan. 
     
  • 5
    Café Torino, Turin, Italy, vẻ sang trọng cổ điển
    Italy là quốc gia nổi tiếng với café, vì vậy chẳng có lý do gì người Italy lại không đầu tư thời gian, tiền của vào các quán café. Café Torino ở thành phố Turin được xây dựng năm 1903, theo phong cách nghệ thuật thời kỳ hoàng kim ở Châu Âu với những nội thất phủ nhung, lò sưởi, đồ gỗ hảo hạng. Nhiều diễn viên, nhạc công lừng danh từng ghé chân nơi đây, điển hình có minh tinh Hollywood thập niên 50 Ava Gardner. 
     
  • 6
    Antico café Greco, quán café cổ nhất thành Rome
    Bất cứ ai đến Rome cũng mê đắm trong thế giới café nhưng những tách café hảo hạng nhất là ở Antico Café Greco. Đây là quán café lâu đời nhất Rome và thứ hai tại Italy. Nơi đây, các nhà văn, nghệ sĩ lỗi lạc trên thế giới từng dừng chân, điển hình phải kể đến nhà văn viết truyện thiếu nhi Andersen, nhà soạn nhạc Liszt…
     
  • 7
    Ultieme Hallucinatie, Brussels , trang trí kính màu đẹp nhất
    Xây dựng lại từ một tư gia thế kỷ 19, quán cà phê này nổi tiếng với phong cách tân cổ điển thanh lịch với những lớp tranh từ kính màu đẹp miễn chê làm điểm nhấn. 
     
  • 8
    Café Florian, Venice, quán cổ nhất Italy
    Được xây dựng vào năm 1720, đây là quán café cổ nhất Italy, và nhiều người còn cho rằng cổ nhất thế giới. Casanova và Goethe là hai khách hàng quen thuộc của nơi này. Café nổi tiếng với những bức tường hoa lớn cổ điển và tranh sơn dầu đủ loại, thể hiện nét đặc trưng lịch lãm của văn hóa Italy. 
     
  • 9
    Café Buchwald, Berlin, quán bán bánh ngọt ngon nhất
    Ngoài các loại đồ uống, nhiều quán café truyền thống ở Berlin có bán thêm bánh ngọt, Buchwald là quán cổ nhất và cũng bán loại bánh ngọt ngon nhất! Mở cửa từ năm 1900, nơi đây được trang hoàng theo phong cách cổ điển với giấy dán tường và rèm hoa, càng thêm kích thích những tâm hồn hảo ngọt. 
     
  • 10
    Café Odeon, Zurich, quá khứ huy hoàng 
    Café Odeon cũng là một trong những quán có lịch sử lâu đời nhất thế giới, được xây dựng từ năm 1910. Quán đã có vinh dự được đón rất nhiều người nổi tiếng như nhà khoa học Einstein, nhà văn James Joyce, Lenin và Picasso. 
     

Không có nhận xét nào: