Núi Phú Sỹ là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Nhật Bản. Trên đỉnh núi quanh năm tuyết phủ trắng xóa, tuyệt đẹp. Vì vậy, đến Nhật Bản ai cũng mong muốn được một lần đến thăm núi Phú Sỹ cho thỏa lòng mong ước. Trong chương trình công tác lần này, Đoàn chúng tôi được bố trí một ngày để đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây.
Từ vùng nông thôn Nhật Bản...
Đỉnh núi Phú Sỹ.
Trước khi đến thăm núi Phú Sỹ, đồng chí Nguyễn Hữu Vạn, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai nói với anh em trong đoàn rằng, chỉ thăm một số điểm chính của thành phố Tokyo, thời gian còn lại cố gắng bố trí đến thăm vùng nông thôn của Nhật Bản. Đây mới là cái mình cần cho việc xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Vậy là chương trình đi thăm nông thôn tại tỉnh Kanagawa được tiến hành vào ngay ngày thứ hai sau khi sang Nhật Bản. Mới sáng sớm, mặt trời đã nhô lên khỏi mặt biển xanh biếc, ngay trong lòng thành phố rộng lớn mênh mông, chúng tôi cũng bắt gặp những cánh chim hải âu, chim chìa vôi, những đàn cò trắng bơi lội trên dòng sông nước trong xanh. Đó đây có cả tiếng chim hót líu lo, tiếng quạ kêu nghe rợn người trên những mái nhà cao chọc trời. Tám giờ sáng (giờ Nhật Bản) chúng tôi bắt đầu rời thành phố để đến tỉnh Kanagawa, cách Tokyo trên 200 km khi ngoài trời mưa mỗi lúc thêm nặng hạt. Đúng là thời tiết Nhật Bản, nắng đấy nhưng mưa cũng bất chợt.
Ông Phạm Đức Kiên (người Nhật gốc Việt, là cộng tác viên của Hà Nội Toserco) bảo: Cũng may, hôm nay đoàn các anh đi đến nông thôn, nếu đi Phú Sỹ thời tiết xấu thế này, mây mù bao phủ sẽ không nhìn thấy ngọn núi đâu. Thú thật, ngồi trên xe nhìn ra bên ngoài tôi cũng chẳng phân biệt được đâu là thành phố, đâu là vùng nông thôn, nếu không nhìn thấy những cánh đồng còn trơ gốc rạ, những chiếc máy làm đất và những cánh rừng bạt ngàn trải dài trước mắt cùng lời giới thiệu của ông Phạm Đức Kiên mỗi khi xe chở chúng tôi ngang qua. Ông Phạm Đức Kiên cho chúng tôi biết, nông dân Nhật Bản chỉ chiếm 5% dân số, nhưng đảm bảo đủ lương thực cho 130 triệu dân cả nước. Việc sản xuất nông nghiệp ở đây đã cơ bản được cơ khí hóa và điện khí hóa. Thu nhập của nông dân cao hơn của những người làm việc trong thành phố, bình quân 50.000 USD/người/năm.
Miên man suy nghĩ, tôi cũng chẳng kịp hỏi ông xem năng suất, sản lượng lúa, ngô… ở đây đạt bao nhiên tạ, tấn trên một ha. Chỉ thấy phía trước mặt tôi là cánh đồng lúa, nơi thì đã thu hoạch xong, nơi đang vào vụ gặt, cứ cách nhau vài trăm mét lại thấy một con đường nhựa phục vụ cho ô tô, máy gặt, máy làm đất vào tận ruộng để sản xuất. Thấp thoáng bên những sườn đồi là những ngôi nhà của nông dân chẳng khác nào các ngôi biệt thự ở bên ta. Tôi để ý thấy nhà nào cũng có rất nhiều bonsai được chăm sóc tỷ mỷ, đủ các kiểu dáng, trông rất đẹp mắt. Tôi chợt nhớ, Nhật Bản là đất nước của bonsai. Ngôi làng mà chúng tôi đến thăm có tên là Ysohara. Trong đó, có khu nông trường dành cho sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Tokyo thường xuyên đến nghiên cứu và thực hành. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Vạn rất tâm đắc với mô hình này. Đồng chí đã dành phần lớn thời gian để nghiên cứu mô hình và nghe các giáo sư của trường nói về phương pháp dạy học kết hợp với thực hành của Nhật Bản nói chung và Trường Đại học Nông nghiệp Tokyo nói riêng. Tôi đoán rằng, qua đây, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng sẽ có những ý tưởng hay khi trường đại học Lào Cai được thành lập vào thời gian tới.
Ông Phạm Đức Kiên (người Nhật gốc Việt, là cộng tác viên của Hà Nội Toserco) bảo: Cũng may, hôm nay đoàn các anh đi đến nông thôn, nếu đi Phú Sỹ thời tiết xấu thế này, mây mù bao phủ sẽ không nhìn thấy ngọn núi đâu. Thú thật, ngồi trên xe nhìn ra bên ngoài tôi cũng chẳng phân biệt được đâu là thành phố, đâu là vùng nông thôn, nếu không nhìn thấy những cánh đồng còn trơ gốc rạ, những chiếc máy làm đất và những cánh rừng bạt ngàn trải dài trước mắt cùng lời giới thiệu của ông Phạm Đức Kiên mỗi khi xe chở chúng tôi ngang qua. Ông Phạm Đức Kiên cho chúng tôi biết, nông dân Nhật Bản chỉ chiếm 5% dân số, nhưng đảm bảo đủ lương thực cho 130 triệu dân cả nước. Việc sản xuất nông nghiệp ở đây đã cơ bản được cơ khí hóa và điện khí hóa. Thu nhập của nông dân cao hơn của những người làm việc trong thành phố, bình quân 50.000 USD/người/năm.
Miên man suy nghĩ, tôi cũng chẳng kịp hỏi ông xem năng suất, sản lượng lúa, ngô… ở đây đạt bao nhiên tạ, tấn trên một ha. Chỉ thấy phía trước mặt tôi là cánh đồng lúa, nơi thì đã thu hoạch xong, nơi đang vào vụ gặt, cứ cách nhau vài trăm mét lại thấy một con đường nhựa phục vụ cho ô tô, máy gặt, máy làm đất vào tận ruộng để sản xuất. Thấp thoáng bên những sườn đồi là những ngôi nhà của nông dân chẳng khác nào các ngôi biệt thự ở bên ta. Tôi để ý thấy nhà nào cũng có rất nhiều bonsai được chăm sóc tỷ mỷ, đủ các kiểu dáng, trông rất đẹp mắt. Tôi chợt nhớ, Nhật Bản là đất nước của bonsai. Ngôi làng mà chúng tôi đến thăm có tên là Ysohara. Trong đó, có khu nông trường dành cho sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Tokyo thường xuyên đến nghiên cứu và thực hành. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Vạn rất tâm đắc với mô hình này. Đồng chí đã dành phần lớn thời gian để nghiên cứu mô hình và nghe các giáo sư của trường nói về phương pháp dạy học kết hợp với thực hành của Nhật Bản nói chung và Trường Đại học Nông nghiệp Tokyo nói riêng. Tôi đoán rằng, qua đây, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng sẽ có những ý tưởng hay khi trường đại học Lào Cai được thành lập vào thời gian tới.
Đường lên núi Phú Sỹ.
Đến núi Phú Sỹ
Hôm trước mưa là thế, nhưng sáng hôm sau, khi chuẩn bị lên núi Phú Sỹ bỗng trời quang mây tạnh, nắng vàng rực rỡ. Vừa rời Tokyo được khoảng 20 km, núi Phú Sỹ đã hiện ra sừng sững, trắng xóa trên nền trời xanh biếc. Ông Phạm Đức Kiên bảo rằng, đoàn các anh gặp may rồi, những ngày đẹp trời như thế này ở Phú Sỹ hiếm hoi lắm, nhất là vào cuối Thu. Từ Tokyo đến Phú Sỹ 150 km đường bộ, chúng tôi đi hơn 2 tiếng đồng đồ đã tới nơi. Đoàn chúng tôi dừng lại dưới chân núi để nghe hướng dẫn viên thuyết trình về quá trình hình thành ngọn núi kỳ vĩ này. Vừa dừng xe, ai cũng tranh thủ lấy máy ảnh ra chụp vài kiểu núi Phú Sỹ. Đỉnh núi Phú Sỹ quanh năm tuyết phủ một màu trắng xóa. Do khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá nên xung quanh ngọn núi trong phạm vi bán kính 40 km không có dân cư sinh sống.
Từ trạm dừng chân đầu tiên, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình 30 km để lên điểm dừng chân ở độ cao 2.400 m. Suốt dọc đường đi, hai bên là những cánh rừng thông bạt ngàn đang ngả màu vàng óng, nhìn xa tựa như cánh đồng lúa quê ta đang vào độ chín, điểm tô bằng màu đỏ rực của những cây phong, cây thùy dương càng làm cho cảnh sắc thêm quyến rũ. Đúng là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, làm xao xuyến lòng người. Ông Kiên bảo, chỉ hai tuần nữa cả cánh rừng này sẽ chuyển sang màu đỏ, lúc ấy sẽ đẹp hơn rất nhiều. Lên đến điểm cao 2.400 m, lúc này mặt trời đã nhô lên khỏi đỉnh núi Phú Sỹ. Nhưng bên những gốc cây thông già, tuyết vẫn còn đọng lại từng mảng loang lổ. Tôi hơi co người lại trong chiếc áo khoác mỏng mang theo để tránh cái lạnh đang bao trùm lên không gian nơi đây. Từ độ cao này, nếu ai đó muốn đi tiếp thì chỉ có cách duy nhất là đi bộ đến đỉnh núi.
Từ trạm dừng chân đầu tiên, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình 30 km để lên điểm dừng chân ở độ cao 2.400 m. Suốt dọc đường đi, hai bên là những cánh rừng thông bạt ngàn đang ngả màu vàng óng, nhìn xa tựa như cánh đồng lúa quê ta đang vào độ chín, điểm tô bằng màu đỏ rực của những cây phong, cây thùy dương càng làm cho cảnh sắc thêm quyến rũ. Đúng là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, làm xao xuyến lòng người. Ông Kiên bảo, chỉ hai tuần nữa cả cánh rừng này sẽ chuyển sang màu đỏ, lúc ấy sẽ đẹp hơn rất nhiều. Lên đến điểm cao 2.400 m, lúc này mặt trời đã nhô lên khỏi đỉnh núi Phú Sỹ. Nhưng bên những gốc cây thông già, tuyết vẫn còn đọng lại từng mảng loang lổ. Tôi hơi co người lại trong chiếc áo khoác mỏng mang theo để tránh cái lạnh đang bao trùm lên không gian nơi đây. Từ độ cao này, nếu ai đó muốn đi tiếp thì chỉ có cách duy nhất là đi bộ đến đỉnh núi.
Hằng năm, có khoảng trên 35.000 người chinh phục được đỉnh núi Phú Sỹ cao 3.776 m so với mực nước biển. Cảnh đẹp, ánh sáng lý tưởng, máy ảnh mới mua ở siêu thị trong thành phố Tokyo hôm qua, nên ai cũng thi nhau chụp ảnh, chỗ nào cũng muốn chụp một kiểu để làm kỷ niệm hoặc khoe với bạn bè. Tôi lặng lẽ quan sát, ở đây chỉ có vài ngôi nhà trong đó bán các sản phẩm du lịch và đồ ăn uống, nhưng khách thì đông vô kể, họ đến từ nhiều châu lục. Ai muốn ngắm phong cảnh ở xa xa một chút thì xin mời thuê ngựa để cưỡi đi cũng rất thú vị. Những con ngựa ở đây sao mà to lớn đến thế, có lẽ phải gấp rưỡi ngựa vùng quê mình. Đã có du khách cưỡi trên lưng ngựa đang khuất dần sau hàng cây phong lá đỏ, làm tôi cứ ngẩn ngơ đứng nhìn!
Sau hai giờ chiêm ngưỡng núi Phú Sỹ, với vài trăm bức ảnh, chúng tôi trở về thành phố Tokyo trong lòng tràn ngập cảm xúc khó tả. Chẳng biết có được một lần quay lại nơi đây, nhưng thế cũng đã toại nguyện lắm rồi!
Sau hai giờ chiêm ngưỡng núi Phú Sỹ, với vài trăm bức ảnh, chúng tôi trở về thành phố Tokyo trong lòng tràn ngập cảm xúc khó tả. Chẳng biết có được một lần quay lại nơi đây, nhưng thế cũng đã toại nguyện lắm rồi!
Theo: Thụy Bình / baolaocai.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét