Họ là những pháp sư lành nghề, được người dân tin tưởng với năng lực siêu nhiên của bản thân có thể nhận lệnh thượng đế và chữa bệnh cho mọi người.
|
Những người mộ đạo hành hương đến những nơi có “Mẹ Cây” như thế này, mang theo trà, sữa, bánh kẹo và cả rượu vodka để dâng tặng. Họ gửi lời cầu nguyện vào những tấm khăn choàng đủ màu sắc (gọi là khadag), rồi tô điểm cho cây, cầu mong ước muốn thành hiện thực. Trên hình là một “Cây Mẹ” nặng trĩu lời cầu nguyện đầy sắc màu ở vùng Selenge Aymag thuộc Mông Cổ. |
|
Một nữ pháp sư quỳ trước đám lửa để cầu nguyện trong buổi lễ khai xuân. Nghi thức này được thực hiện ngay bên cạnh “Cây Mẹ” ở Selenge Aymag. Tương truyền rằng “Cây Mẹ” là biểu tượng cho thiên đàng và hòa bình vĩnh cửu. Trong dịp này, linh hồn tổ tiên có thể tiếp xúc với người thân thông qua những vị pháp sư này. |
|
Vị nữ pháp sư già bắt đầu trạng thái lên đồng trong một buổi lễ kết nối hai thế giới. Trên tay bà cầm một quả tim cừu còn rỉ máu, tế vật để nhập hồn. Họ sẽ thể hiện việc nhập hồn qua hành động khua chiêng trống và nhảy múa. Nghi thức được tổ chức ở ngoại ô Ulaanbaator, thủ đô Mông Cổ. Và đằng sau là người học việc, pháp sư kế nghiệp tương lai. |
|
Sau khi lên đồng, đích thân vị lão pháp sư già sẽ bóp lấy máu từ quả tim, hòa với rượu vodka. “Pháp sư tương lai” sẽ dùng món thức uống kì quái này, như một nghi thức bắt đầu kết nối với linh hồn tổ tiên để… hành nghề. |
|
Sau đó, “pháp sư tập sự” sẽ rơi vào trạng thái thôi miên để “giao tiếp” với thế giới bên kia. Trong khi đó, người thân của người ấy sẽ đứng xung quanh theo dõi hành vi để tránh quá khích hay mất kiểm soát. Hương thảo dược cũng được xông lên để không khí xung quanh tăng thêm phần trang trọng. |
|
Một vị pháp sư khác của Ulaanbaator, tên là Zorigbaatar Banzar, đang khua trống theo nhịp để cầu hồn. Trong khi đó, những người hành hương đi vòng quanh một căn lều nhiều màu ngay cạnh ông ấy để cầu nguyện. Căn lều được gọi là “bạch hồn”, được cho rằng có năng lực giữ năng lượng mặt trời và kết nối với Thành Cát Tư Hãn - vị hoàng đế vĩ đại một thời trên vùng thảo nguyên Mông Cổ! |
|
Tại nhà của một nữ pháp sư, một cô gái đến xin bùa hộ mệnh cho tài liệu của cô, trước khi đi nước ngoài. |
|
Một ụ đá “to đùng” gọi là ovoo. Các pháp sư đánh dấu đó là nơi từng thấy linh hồn xuất hiện. Để tỏ lòng kính trọng, du khách sẽ đi ba vòng quanh ụ đá này. |
|
Pháp sư Oleg Dorzhiyev kết thúc buổi lễ Bukha-Noyon bằng nghi thức đánh trống. Đằng xa là một nữ pháp sư khác đang cúng sữa dê cho những hòn đá thiêng trên ngọn đồi. |
|
Một người phụ nữ với gương mặt… đầy cảm xúc (có lẽ vì nhột quá chăng!) khi một pháp sư đang vẩy nước thánh lên người bà, trong buổi lễ mang tên Tailgan. Nam nữ sẽ đứng riêng thành hai hàng để được pháp sư “thanh tẩy” cơ thể và trừ tà ma. |
Tường VyẢnh: NN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét