Vì sao Bhutan được gọi là vương quốc của rồng ? Và vì sao Bhutan lại có tên trong top những nước có chỉ số hạnh phúc nhất châu Á và đứng thứ 8 trên toàn thế giới ? Cùng Sotaydulich khám phá những điều lí thú này nhé !
Bhutan là một Vương quốc nằm sâu trong lục địa Nam Á, ở cuối phía đông dãy Himalaya hùng vĩ. Bhutan đã tồn tại từ đầu những thế kỉ 17. Vùng đất này đã khoát lên cho mình vẻ tâm linh kì bí với sự sinh sống của những Lạt ma Tây Tạng. Họ đã ở đây trong suốt thời kì đen tối khi mà những Lạt ma bị đàn áp và tàn sát một cách dã man.
Vương quốc của Rồng
Bhutan trở thành nơi trú ẩn bất đắt dĩ cho các nhà lãnh đạo quân sự và họ cùng các Lạt ma thành lập cho mình một vương quốc riêng. Từ đó cái tên Bhutan – vùng đất của rồng sấm cũng ra đời từ đó. Ngày nay, vùng đất rồng này thu hút du khách đến với nơi đây do sắc màu của đạo Phật xa xưa. Nơi được cho là vẫn giữ được những cách luyện thiền bí truyền từ xưa truyền lại.
Bhutan hoang sơ
Tuy nhiên, không hẳn có nghĩa du lịch được khuyến khích tại đây. Điều đáng ngạc nhiên là du khách đi tour chỉ được khám phá 1 phần Bhutan. Nhưng nếu bạn khoát ba – lô lên đường tự mình phám Bhutan thì có lẽ mới cảm nhận được hết vẻ đẹp ở nơi đây.
Kiến trúc mang đậm phong cách Phật giáo
Những vị Lạt ma với các nghi lễ truyền thống
Hoàng gia Bhutan
Nguồn: www.sotaydulich.com – Bụi
Ảnh: Tổng hợp
Kinh nghiệm du lịch Bhutan - quá dễ để nhập cảnh
Cập nhật ngày 05/11/2012
Cập nhật ngày 05/11/2012
STDLO - Một khi bạn đặt chân đến Vương quốc của Rồng này thì thật sự bạn sẽ cảm nhận độc đáo rất khác biệt về vùng đất biệt lập này. Đẹp, hoang sơ và nguyên sơ về cảnh quan, Bhutan là nơi có nền văn hóa Phật giáo lâu đời cũng như con người nơi đây sinh sống trong môi trường không bị ô nhiễm, không đông đúc, không chen chúc nhau như những đại đô thị.
Sự hoang vắng là đặc trưng của Bhutan
Lễ hội:
Lễ hội nổi tiếng nhất ở Bhutan là là lễ hội Tsechus. Lễ hội này, hàng ngàn người tụ tập xem các điệu múa mặt nạ đầy sắc màu và hình thức múa rất nghệ thuật mang tính tôn giáo này. Lễ hội tổ chức vinh danh các vị thần Guru Padsambhava, vị thánh Ấn Độ, người quan trọng trong sự ra đời của Phật Giáo Mật Tông ở vùng Hy Mã Lạp Sơn, không chỉ ở Bhutan mà vùng khác như Sikkim, Nepal, Ladakh cũng như Tây Tạng cách đây gần 1200 năm. Lễ hội phổ biến nhất cho khách du lịch là những người tổ chức tại Paro trong mùa xuân, Thimphu và Bumthang vào mùa thu.
Vũ điệu múa Tsechus đang diễn ra đầy sắc màu
Chính sách du lịch của Bhutan
Ngành công nghiệp du lịch ở Bhutan được dựa trên nguyên tắc bền vững, cho thấy rằng du lịch phải có môi trường và sinh thái thân thiện, xã hội và văn hóa chấp nhận được và khả thi về mặt kinh tế. Không có giới hạn đối với số lượng khách du lịch đến Bhutan.
Visa là cần thiết để đi du lịch đến Bhutan. Thông tin sau đây sẽ được gửi qua email hoặc fax cho cơ quan du lịch Bhutan ít nhất 6 tuần trước khi ngày đến ở Bhutan, để xử lý thị thực với các cơ quan có liên quan:
Họ, Tên, Địa chỉ thường trú, dân tộc, Ngày & Nơi sinh, nghề nghiệp, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, Ngày hết hạn.
Sau khi cơ quan thẩm quyền nhận được thông tin này họ sẽ áp dụng thị thực thay cho bạn. Cần có được Visa trước khi du lịch tới Bhutan. Phải mất 7 ngày để xử lý. Sau đó, cơ quan nhà nước thẩm quyền ở Bhutan sẽ gởi Visa bản sao tới cho bạn, in ra Visa này ra mang theo hộ chiếu tới Bhutan. Khi nhập cảnh, tại thời điểm nhập cảnh thực tế thị thực của bạn sẽ được đóng dấu trên hộ chiếu của bạn.
Visa là cần thiết để đi du lịch đến Bhutan. Thông tin sau đây sẽ được gửi qua email hoặc fax cho cơ quan du lịch Bhutan ít nhất 6 tuần trước khi ngày đến ở Bhutan, để xử lý thị thực với các cơ quan có liên quan:
Họ, Tên, Địa chỉ thường trú, dân tộc, Ngày & Nơi sinh, nghề nghiệp, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, Ngày hết hạn.
Sau khi cơ quan thẩm quyền nhận được thông tin này họ sẽ áp dụng thị thực thay cho bạn. Cần có được Visa trước khi du lịch tới Bhutan. Phải mất 7 ngày để xử lý. Sau đó, cơ quan nhà nước thẩm quyền ở Bhutan sẽ gởi Visa bản sao tới cho bạn, in ra Visa này ra mang theo hộ chiếu tới Bhutan. Khi nhập cảnh, tại thời điểm nhập cảnh thực tế thị thực của bạn sẽ được đóng dấu trên hộ chiếu của bạn.
Hội đồng Du lịch Bhutan
Chubachu, Norzin Lam , PO Box 954, Thimphu Bhutan
Giờ làm việc: 9:00 AM - 5:30 PM
Điện thoại: +975-2-326625,
Email: footloosebhutan@druknet.bt
Chubachu, Norzin Lam , PO Box 954, Thimphu Bhutan
Giờ làm việc: 9:00 AM - 5:30 PM
Điện thoại: +975-2-326625,
Email: footloosebhutan@druknet.bt
Một số hình ảnh vê đất nước Bhutan bình yên:
Nguồn: www.sotaydulich.com
Ảnh: Sưu tầm internet
Ảnh: Sưu tầm internet
Bhutan – Vương quốc kỳ bí..
Visa Bhutan bắt buộc tiêu xài tối thiểu 200usd/ngày và phải qua công ty du lịch, ít ai lên kế hoạch du ngoạn Bhutan nếu không đủ 2 điều kiện: khá giả và mê “dịch chuyển”.
Bên trong Punakha dzong – một trong những pháo đài đẹp nhất Bhutan
Việc quy định số tiền du khách phải chi tiêu tối thiểu tại vương quốc này đi kèm với thủ tục xin visa cho thấy ý thức cao độ của vương triều cũng như các thần dân về vẻ đẹp di sản văn hóa lẫn thiên nhiên thuộc về họ.
Thế giới không nhiều những vùng đất xa xôi nhỏ bé có thể ám ảnh một ai đó chỉ qua những bức chân dung giản dị. Bhutan kì bí là một trong số đó. Những người đàn ông đẹp rạng ngời như bước ra từ phim trường Hollywood, mặc váy, mang vớ cao lịch lãm và nam tính; trong khi những người phụ nữ nhìn hao hao có nét giống nhau, một nét ngây ngô, thuần khiết.
Tôi bị ám ảnh, vì tôi hiểu: vùng đất nào thì con người đó. Những ánh mắt trong veo của thầy tu như không phải ở hạ giới. Những nụ cười tự nhiên như chim bay, như hoa nở. Những đứa trẻ con đáng yêu, hồn hậu như những nắm bông gòn lăn lóc trên đồi, trên núi. Tôi nhẩm cái tên Bhutan nhiều lần trước khi đặt chân đến.
Tashichho dzong – tòa nhà chính phủ cũng là tu viện chính ở Thimphu
Những “chỉ số hạnh phúc”
Hành trình của chúng tôi kéo dài 1 tuần, chủ yếu là rong ruổi miền Trung Tây, nơi tập trung các thành phố lớn về hành chính, văn hóa, kinh tế của vương quốc. Bắt đầu từ Paro qua Timphu, Wangdue Phrodrang và kết thúc tại Gantey. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng có thể đến Bhutan từ bất cứ đâu, trên bất cứ hãng hàng không yêu thích nào. Hãy quên đi chuyện tích lũy dặm bay hay điểm thưởng, bởi Bhutan chưa “cấp phép” cho Hãng hàng không nào ra vào xứ sở này. Chỉ những chiếc Airbus 319 hiện đại của Druk Air (tên thương mại của Hãng hàng không quốc gia Royal Bhutan Airlines) mới có đặc quyền chuyên chở những vị khách muốn khám phá vẻ đẹp di sản văn hóa lẫn thiên nhiên thuộc về họ.
Từ Sài Gòn, tôi chọn Bangkok để bắt đầu cuộc hành trình. Chuyến bay đưa tôi đến sân bay Paro mất khoảng 3 giờ. Kinh nghiệm tuyệt vời nhất khi bay đến Paro là ta sẽ bay qua một trong 10 đỉnh núi cao nhất thế giới. Khi máy bay hạ độ cao để chuẩn bị tiếp đất, tôi có cảm giác như cánh máy bay có thể chạm vào những cây cao vì hai bên là những đỉnh núi cao sượt qua tầm nhìn từ cửa sổ máy bay. Trong vòng vài phút, một đường băng thẳng tắp mở ra trước mắt, chạy dọc theo con sông kẹp giữa hai dãy núi, tạo thành một thung lũng hẹp và đẹp như trong phim thần thoại hay khoa học giả tưởng.
Paro là thành phố lớn thứ hai của Bhutan với 36 ngàn cư dân, nơi duy nhất có sân bay trong cả vương quốc. Thành phố có nét đẹp dễ chịu và gần gũi, nổi tiếng với một cái chợ truyền thống thật duyên dáng, nơi pha trộn nhiều rau quả nhiệt đới, ôn đới và hàn đới, nơi có một pháo đài cổ kính mà tiếng địa phương gọi là dzong. Những dzong này được xây dựng ở mỗi thung lũng trong khoảng thế kỷ 14 nhằm mục đích canh gác, bảo vệ từng phần lãnh thổ. Ngày nay, hầu hết các dzong được sử dụng như các công sở và đền thờ Phật giáo.
Để hiểu con người Bhutan và tiếp cận dễ dàng với nền văn hóa còn nguyên vẻ hoang sơ thì việc đầu tiên là làm quen với thuật ngữ “tổng hạnh phúc quốc gia” GNH (gross national happiness). Thuật ngữ này được đặt ra vào năm 1972 bởi vị vua Jigme Singye Wangchuck, người đã chủ trương hiện đại hóa đất nước Bhutan ngay sau sự sụp đổ của cha ông, vua Jigme Dorji Wangchuk. Ông sử dụng cụm từ này để cam kết trọng trách của mình trong việc xây dựng một nền kinh tế phục vụ văn hóa độc đáo của Bhutan dựa trên giá trị tinh thần Phật giáo. Khái niệm này là chỉ số về tình hình sức khỏe đất nước, thay thế cho chỉ số GNP (Gross National Product -Tổng Sản lượng quốc gia).
GNH được đo đạc trên bốn tiêu chí: môi trường thiên nhiên, môi trường văn hóa, những thiết chế xã hội cùng sức khỏe và tuổi thọ con người. Chính phủ Bhutan đã sáng chế ra một đồ hình phức tạp về trạng thái bình an hạnh phúc (well-being) theo kiểu Phật giáo. Trong đó 4 cột trụ (Kinh tế – Văn hóa – Môi trường – Chính quyền thân thiện) được lan tỏa vững vàng trong 9 lĩnh vực (tâm thường, an lạc, sinh thái, sức khỏe, văn hóa, tiêu chuẩn chất lượng sống, thời gian sử dụng, sắc thái cộng đồng và chính quyền thân thiện).
GNH được đo đạc trên bốn tiêu chí: môi trường thiên nhiên, môi trường văn hóa, những thiết chế xã hội cùng sức khỏe và tuổi thọ con người. Chính phủ Bhutan đã sáng chế ra một đồ hình phức tạp về trạng thái bình an hạnh phúc (well-being) theo kiểu Phật giáo. Trong đó 4 cột trụ (Kinh tế – Văn hóa – Môi trường – Chính quyền thân thiện) được lan tỏa vững vàng trong 9 lĩnh vực (tâm thường, an lạc, sinh thái, sức khỏe, văn hóa, tiêu chuẩn chất lượng sống, thời gian sử dụng, sắc thái cộng đồng và chính quyền thân thiện).
Paro Rimpung dzong (pháo đài châu báu) được xây vào năm 1646
Hai trong bốn vị thần phương hướng được vẽ ngay cửa vào mỗi dzong
VÙNG ĐẤT CỦA PHÁO ĐÀI, CHÙA VÀ TU VIỆN
Từ Paro tôi di chuyển đến Thimphu – thủ đô của vương quốc, nằm lọt thỏm trong một thung lũng nên thơ. Giao thông và cư dân ở đây đông đúc, tất bật hơn Paro nhưng trên đường chẳng hề có đèn giao thông, chỉ có những cảnh sát điều khiển giao thông rất nhịp nhàng uyển chuyển. Tôi bắt đầu bận rộn với việc rong ruổi những miền khác nhau của đất nước kì bí. Phương tiện di chuyển chính là xe SUV hai cầu.
Điểm kế tiếp là huyện Bumthang nằm trong vùng nông thôn miền trung Bhutan, nổi tiếng với pho mát, các lễ hội và phong cách ẩm thực rất riêng. Bạn sẽ khám phá ra 500 mét đường thẳng dài nhất ở Bhutan ngay tại thị trấn Bumthang, Jakar, nằm trong thung lũng Chokhor. Tôi qua đêm trong một khách sạn nằm trên đỉnh một ngọn núi. Tôi đã từng qua đêm ở nhiều khách sạn có nhiều địa thế khác nhau tại nhiều lãnh thổ nhưng chưa nơi nào tầm nhìn bao quát cảnh thiên nhiên hùng tráng và khoáng đạt như ở đây. Bữa ăn tối thật tuyệt vời với những thực phẩm đặc trưng của địa phương từ gạo, khoai tây, rau và pho mát…
Ở đâu cũng có chùa và tu viện nhưng ấn tượng nhất là ngôi chùa cổ Tamshing Goemba. Băng qua một cái sân rộng là vào khu đền thờ được xây dựng vào năm 1501. Trong sảnh có ba ngai vàng cho ba hóa thân (cơ thể, tâm trí, và lời nói). Một khu bảo tồn phía trong còn lưu giữ bức tượng của Guru Rinpoche (được cho là đã để lại nhiều “kho báu” bí ẩn, văn bản thiêng liêng sẽ được tiết lộ vào một thời điểm khi người dân sẵn sàng để có thể hiểu) nằm giữa các pho tượng Thích Ca Mâu Ni – Đức Phật lịch sử, và Jampa – vị Phật tương lai. Tôi đi bộ xung quanh khu bảo tồn trong nhiều giờ, chiêm ngưỡng các bức bích họa cổ trên tường. Người Bhutan thực hiện nghi thức đi vòng quanh chùa để cầu nguyện như một lối thiền hành. Dù vậy, tôi vẫn muốn đến ngôi chùa cổ nhất ở Bhutan – Jampey Lhakhang được dựng từ năm 659. Nơi thờ bức tượng chính là Jampa, Đức Phật trong tương lai với thế ngồi trên ba bậc đá.
Từ Gantey quay về Paro, tôi may mắn được chiêm ngưỡng những chú bò Tây Tạng và màu sắc mùa thu từ độ cao đèo Pele La (3.420 m). Quay về bằng đường Trongsa, chúng tôi dừng lại ở tháp đồng hồ ta-dzong được phục hồi như một viện bảo tàng. Đó là bảo tàng tốt nhất ở Bhutan. Dấu vết lịch sử Bhutan thông qua nghệ thuật tôn giáo được tìm thấy trong các dzong, bản chính thì được cất giữ trong bảo tàng này…
Một trong những ngày cuối lưu trú ở xứ này, tôi đến Pobjilkha Valley, thung lũng xanh đẹp, rộng khoảng 4km và rất dài. Đáy của thung lũng là đầm lầy đã hình thành từ lâu đời và là nơi chăn thả gia súc. Xa xa là dãy Himalaya màu xanh bạt ngàn, xung quanh là những cánh rừng cây độc cần và linh sam.
Chiếc Airbus 319 bay lên từ Paro mà tôi vẫn nghĩ mình còn lưng chừng một cơn mộng du. Hồn tôi còn lưu luyến những sườn núi xanh trong giữa lưng chừng trời, những tu viện thâm nghiêm và những tâm hồn thánh thiện đơn sơ trong đời thực. Trong một giây, tôi đã nghĩ rằng Bhutan chính là nơi hành hương cho bất kì ai, bất kể tôn giáo nào; nơi người ta sống và hướng tâm hồn mình đến sự bình yên, trong sáng và thánh thiện.
Punakha dzong
Buổi ăn trưa của các nhà sư tại tu viện Gantey Gompa
Theo Duyên Dáng Việt Nam
Bài: Eduoard George, Chương Đặng – Ảnh: Nguyễn Thái Dũng
Đến xứ sở Rồng Sấm
Hoàng hôn đang dần đến, tháp trung tâm Chorten rực rở trong ánh đèn vàng. Tháp như là biểu tượng hào quang của của Đức Phật đang soi rọi dẫn dắt những người Bhutan lên thiên đàng nơi chỉ có những linh hồn thánh thiện. Trong cơn gió cuối thu lành lạnh cuối ngày, tôi lắng nghe các bô lão kể về quan điểm hạnh phúc rất riêng của người Bhutan. Với những người Bhutan, hạnh phúc đâu chỉ là vứt đi những lo toan của đời sống thường nhật và nở những nụ cười thật tươi trên đôi môi mà còn là những lễ hội tâm linh đầy sắc màu được tổ chức quanh năm, đặc biệt là lễ hội Tshechu vào mùa xuân ….
Còn khoảng 50km nữa máy bay sẽ vào thung lũng Paro, viên phi công của hãng hàng không Bhutan Airlines thông báo: hành khách hãy nhìn về ra cửa sổ ở phía trái thân máy bay, nơi có những dãy núi cao được phủ đầy tuyết trắng, đó chính là dãy Hymalaya huyền thoại bao quanh và ôm trọn đất nước huyền bí Bhutan.
Bầu trời trong veo, xanh thẳm không một chút mây và sương khói tạo thành từ đám tuyết trắng trên các đỉnh núi tạo thành không gian huyển hoặc. Nhích dần theo thời gian bay cùng với lời giới thiệu của viên phi công, tôi có thể xác định được đâu là những đỉnh núi huyền thoại cùng với độ cao của chúng trong trong dãy núi Hymalaya như: Masagang (7.158m), Tsendagang (6.960m), Terigang (7.060m),…
Rồng Sấm
Người ta nói rằng, đến Bhutan và về rất khó bởi đường bay khá khắc nghiệt. Những ngày ở Paro, tôi quan sát những chuyến bay đến và đi của 2 hãng hàng không Druk Air và Bhutan Airlines, theo quan điểm tôi đúng là một trong những đường bay nguy hiểm của thế giới. Những dãy núi cao nối liền từ dãy Hymalaya chạy dài như ôm trọn lấy thung lũng Paro và Thimphu.
Vẫn giữ độ cao trên 1.500m khi bay trên các dãy núi, nhưng máy bay đột ngột phải hạ thấp độ cao nhanh chóng sau khi đã vào thung lũng để tiếp cận đường băng. Lúc cất cánh cũng vậy, máy bay phải nhanh chóng đẩy độ cao một cách khẩn cấp để bay qua các dãy núi.
Trên các triền núi cao, những thảm lá tạo nên bức tranh đầy màu sắc khi thủ đô Thimphu đang vào những ngày cuối thu đầu đông. Dòng sông Wong Chhu trông giống như một con suối vẫn lượn lờ dòng nước trong xanh của mình qua lòng phố. Những người địa phương cho biết, nguồn nước chúng có được từ tuyết tan của dãy Hymalaya.
Dòng sông cứ xuôi mình trong nắng ấm và thong dong chảy về Ấn Độ. Để có được lượng nước chảy quanh năm qua thành phố, chính phủ Bhutan đã xây dựng hồ chứa trên núi cao và mỗi ngày cho nước theo dòng chảy với lưu lượng nhất định. Do đã khá xa nguồn nước mẹ, nên màu nước của dòng sông Wong Chhu chảy qua Thimphu đã mất dần màu xanh ngọc bích vốn có.
Tôi theo chân anh Phuntsho, hướng dẫn viên của tôi Bhutan, ghé thăm những bảo tàng lịch sử quốc gia, bảo tàng nhạc kịch dân tộc hay pháo đài, … chúng mang đậm kiến trúc Phật Giáo tiểu thừa có nguồn góc từ Tây Tạngvới nhiều hoa văn, màu sắc tuyệt đẹp không lẫn vào đâu. Những cánh đồng lúa bậc thang vàng ươm như ôm lấy pháo đài Thimphu và hòa quyện trong sắc nâu, đỏ trắng của pháo đài.
Ở Bhutan, pháo đài còn được Dzong và không chỉ là pháo đài bảo vệ kinh thành, Dzong còn đóng vai trò là “thiền viện” để các nhà sư tu tập. Anh Phuntsho cho biết, trong quá khứ, vương quốc Bhutan từng được gọi là “Con rồng có tiếng hét như sấm sét – Thunder Dragon” và Phật Giáo từ Tây Tạng bắt đầu xâm nhập vào Bhutan vào cuối thế kỷ 7 đầu thế kỷ 8.
Cứ nhìn cách người Bhutan nhường nhịn nhau khi qua đường, giúp đở người lớn tuổi, nhường nhau lối đi trên những con phố nhỏ quanh cao trên các triền núi, hoặc không một tiếng kèn xe giao thông giữa phố hay chào hỏi khi gặp nhau với nụ cười thật tươi trên môi dù rằng đó là người xa lạ, … mới thấy được Phật Giáo đã thấm sâu như thế nào vào tâm hồn của người bản địa!.
Phật giáo là cội nguồn và là phương châm sống của người Bhutan !.
Những ngày cuối thu, cũng là mùa thu hoạch lúa. Người Bhutan trồng lúa mùa 6 tháng mới thu hoạch. Phổ biến nhất là giống lúa gạo trắng và gạo đỏ. Cũng không nhiều máy mọc hiện đại sử dụng trong mùa thu hoạch, nên ký ức tuổi thơ của tôi vẫn tràn về khi bắt gặp hình ảnh cắt và đập lúa trên khắp cánh đồng. Hương thơm mùa rạ mới cắt vẫn ngay ngáy đâu đây …
Để cung cấp thêm nguồn vitamin tự nhiên cho cơ thể, khi nấu cơm, người Bhutan ít khi làm mất đi vỏ lụa mỏng bao quanh hạt gạo khiến cơm của người Bhutan rất thơm khi nấu lên.
Tôi thử qua khá nhiều món ăn ở các nhà hàng khác nhau trong những ngày rong ruổi trên vương quốc Bhutan. Chúng gần như có một công thức chung quán ăn: 90% thức ăn đều được chế biến từ thực vật, 10% thức ăn còn lại được chế biến từ các loại động vật như gà, bò và thịt heo.
Lượng rượu bia phục vụ cho du khách cũng rất hạn chế, hầu hết đều sử dụng trà sữa sau mỗi bữa ăn. Ẩm thực của một quốc gia phản ánh khía cạnh nào đó văn hóa của người bản địa và những ngày ở Bhutan, tư tưởng Phật Giáo cũng đã ảnh hưởng phần nào đến ẩm thực của người Bhutan luôn xuất hiện trong đầu tôi.
Quan điểm về hạnh phúc của người Bhutan
Người ta gọi Bhutan là đất nước ngàn hoa cũng chẳng sai bởi tôi có thể bắt gặp ở góc phố hay những ngôi nhà luôn có vườn hoa đầy màu sắc kế bên. Người ta lại gọi Bhutan là một Thụy Sỹ Nam Á cũng đúng bởi bao phủ các ngọn núi là những rừng thông 5 lá bạt ngàn. Cùng với không khí trong lành, Thimphu như một thành phố nằm trên rẻo cao nào đó của Thụy Sỹ.
Với nhiều quốc gia thường lấy chỉ tiêu về thu nhập bình quân trên đầu người hay môi trường sống,… để làm thước đo về chỉ số hạnh phúc nhưng với người Bhutan họ có quan niệm rất riêng về sự hạnh phúc. Trong tôi, trải qua nhiều vương triều khác nhau, nhưng “tiếng hét sấm sét” của Rồng đã hòa tan vào trong những lời kinh, xâu chuổi Bồ Đề xuất phát từ tấm lòng Phật Giáo được giáo huấn từ nhỏ để bảo vệ lấy hạnh phúc của người dân Bhutan. Vương quốc Bhutan luôn được mọi người truyền tụng là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Buổi chiều tôi ghé tháp tưởng niệm trung tâm Chorten được xây dựng bởi vua Jigme Dorji Wangchuck và hoàn thành vào năm 1974. Chorten được xây dựng với mục đích là nơi cầu nguyện cho hòa bình và sự thịnh vượng. Những hình ảnh hoa văn trên các trần nhà bên trong và tượng đặt xung quanh đều thấm đẫm triết lý sống của người Bhutan, anh Phuntsho giải thích thêm cho tôi biết.
Mỗi khi chiều buông, khu tháp trung tâm Chorten bổng nhiên nhộn nhịp trở thành khu lễ hội Phật Giáo của ngườiBhutan. Từng đoàn người lần lượt kéo đến và đi vòng quanh đỉnh tháp trung tâm. Quan điểm của người Bhutan, càng đi được nhiều vòng xung quanh đỉnh tháp cuộc sống của họ càng trở nên trường thọ.
Ở góc xa về phía trái, nhiều Phật tử Bhutan đang trong tư thế thiền định xung quanh những ống chuông đồng lớn, khuôn mặt của họ chẳng thể hiện một chút lo toan về cuộc sống xung quanh, họ đang hướng đến một thế giới tâm linh đầy sắc màu, nơi chỉ có lễ nghi và những linh hồn thánh thiện trên chín tầng mây …
Nắng thu cuối ngày đã tắt và hoàng hôn đang dần đến, trên bậc thềm cao, anh Phuntsho và những bô lão kể cho tôi nghe về quan điểm hạnh phúc mà tiêu chí này các vương triều Bhutan coi như kim chỉ nam để xây dựng quốc gia.
Đầu thập niên những năm 1970, vị vua đời thứ 4 của vương quốc Bhutan là Jigme Dorji Wangchuck nhận thấy rằng: thông thường để đánh giá độ mạnh của một quốc gia, người ta thường đánh giá trên chỉ tiêu kinh tế bao gồm bao gồm ở các cấp độ: quốc tế, nội địa và tư nhân. Tuy nhiên, để mở cửa quốc gia phát triển kinh tế, nhiều khía cạnh sẽ bị thiệt hại nhiều hơn ít nhất trước mắt về mặt văn hóa, xã hội và môi trường sinh thái.
Nhiều lần suy nghĩ, ông đưa ra một chỉ số “hạnh phúc quốc gia” – GNH (Gross National Happiness) thay cho chỉ số kinh tế GDP áp dụng trên toàn vương quốc Bhutan. Đến đời vị vua thứ 5 là Jigme Kheser Namgyel Wangchuck, ông đã xây dựng tiêu chí riêng cho GNH bao gồm các yếu tố sau: hạnh phúc về mặt tinh thần, sức khỏe, giáo dục, thời gian con người gắn liền với môi trường trong một ngày, đa dạng văn hóa cùng với sự bảo tồn, sức mạnh của cộng đồng, một bộ máy nhà nước trong sạch, môi trường sinh thái và tiêu chuẩn cuộc sống.
Mỗi một yếu tố lại có những tiêu chuẩn đánh giá riêng, nhưng quan trọng nhất mỗi người dân Bhutan đều hạnh phúc về mặt tinh thần. Điều hạnh phúc ấy luôn được nhận thấy bằng những khuôn mặt không có những lo toan của đời sống thường nhật và nở những nụ cười thật tươi trên đôi môi, là những lễ hội bảo tồn văn hóa tâm linh, huyền bí và đầy sắc màu được tổ chức quanh năm.
Lễ hội tâm linh Tshechu vào mùa xuân là lễ hội lớn nhất trong năm (thường tổ chức tháng 3 hàng năm), cùng đồng thời chào đón một mùa vụ mới. Trong tuần lễ hội rộn ràng sắc màu của lễ hội, nhà vua sẽ lấy ý kiến đóng góp của các thần dân vương quốc về tiêu chí “hạnh phúc quốc gia” để xây dựng Bhutan trở thành vương quốc hạnh phúc nhất trên thế giới.
Trên đỉnh đồi cao nhìn xuống, tháp Chorten trông giống như Nhà Thờ Thánh Tâm nằm trên đồi Montmartre thuộc quận 18 của Paris. Thành phố Thimphu thanh bình không một tiếng động như chìm giữa không gian đầy màu sắc của ánh đèn đêm và hòa lẫn trong ánh nhấp nháy của những vì sao trên bầu trời. Hương thơm nhè nhẹ của đóa hồng gần đó đang lan trong gió thu ….
Thông tin thêm:
- Chưa có bất kỳ một công ty du lịch nào của Việt Nam tổ chức tour đến Bhutan. Du khách tự liên hệ với các công ty du lịch tại Bhutan để mua tour. Các trang web có thể tham khảo bao gồm Little Bhutan, vistibhutan, … Điểm lưu ý, các Đại Sứ Quán Bhutan tại khu vực Đông Nam Á không cấp visa lẻ cho du khách mà bắt buột phải mua tour từ các công ty du lịch Bhutan để được xin giấy phép.
- Theo quy định của chính phủ Bhutan, khi đến đây du khách phải trả 200 USD/ngày. Tuy nhiên, khi mua tour, du khách có thể được giảm chút ít (số lượng ngày tùy mình chọn). Đặc biệt hơn, tất cả giao dịch trên mạng với các công ty du lịch, tất cả số tiền mua tour đều được chuyển thẳng vào ngân hàng trung ương Bhutan, sau đó các công ty du lịch phải trình giấy phép của Bộ Nội Vụ cấp visa mới được rút tiền. Điều này luôn khiến du khách an tâm khi mua tour trên mạng.
- Điểm xuất phát để đến Bhutan bao gồm : Bangkok, Singapore, New Delhi và Kolkata (Ấn Độ).
- Để nhìn dãy núi Hymalaya, khi check – in du khách yêu cầu hàng không xếp ngồi bên trái thân máy bay khi vào Bhutan và ngược lại.
- Trước đây nhà nước Bhutan chỉ cấp 1.000 visa/năm cho khách du lịch. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2012, chính sách hạn chế visa được dở bỏ và du khách có thể đến Bhutan bất cứ lúc nào. Mùa đẹp nhất để đến Bhutan : mùa xuân từ tháng 3 – 4 và mùa thu từ tháng 10 – 11.
- Khi ghé thăm những ngôi chùa, du khách nên bận quần dài hoặc quần lửng qua khỏi gối. Bên trong Dzong (pháo đài) cũng là nơi để các nhà sư tu tập, vì vậy du khách chỉ được phép tham quan ở một số nơi nhất định. Là quốc gia bảo vệ rất tốt môi trường sinh thái, du khách cần lưu ý trong vấn đề hút thuốc hay xả rác.
- Đồng tiền của người bản địa Bhutan là Ngultrum (BTN), 1 BTN = 337 VND. Những món quà lưu niệm tại Bhutan gần như là giá cố định, rất ít khi giảm giá (mức cao nhất là 1 – 2%).
- Thức ăn của người Bhutan rất dễ ăn, du khách không cần phải lo lắng nhiều về ẩm thực khi đến đây.
- Trong một ngày đẹp trời để đến Punakha, từ trên cao nhìn ngang qua, du khách sẽ thấy được dãy núi Hymalaya chạy dài và ôm lấy đất nước Bhutan.
(Tham khảo bài viết đã đăng trên tạp chí Xuân Travellive năm 2015 (Số tháng 2))
(Nguồn: Linhnc2005)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét