Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Tới thăm khu ổ chuột trên mặt nước ở châu Phi



Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng người dân nơi đây vẫn luôn lạc quan, tin vào cuộc sống...
Guồng quay của cuộc sống ngày một nhanh, vội vã hơn, đời sống con người cũng vì thế mà được nâng cao hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cảnh ngộ đang ngày ngày phải vất vả mưu sinh, kiếm ăn từng bữa, sống trong các khu ổ chuột nằm ngay bên cạnh những thành phố hoa lệ rực rỡ. Những hình ảnh sau đây sẽ đưa chúng ta đến với một khu ổ chuột khá đặc biệt tại châu Phi - khu ổ chuột Makoko nằm trên mặt nước.

Giống như khu ổ chuột Harlem ở New York, Makoko là một phần của thành phố Lagos, Nigeria - thành phố đông dân nhất châu Phi. Lagos cũng được coi là một trong các trung tâm đô thị phát triển nhanh nhất trên Trái đất. Chính phủ nước này ước tính rằng, đến năm 2015, Lagos sẽ có 25 triệu dân và trở thành thành phố lớn thứ 3 thế giới. Mỗi ngày, nơi đây tiếp nhận khoảng 6.000 người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Tây Phi đến. Điều này càng làm đa dạng thêm văn hóa và ngôn ngữ nơi đây. Thị trấn tồi tàn Makoko nằm ở rìa ngoại ô của thành phố, gần một đường cao tốc lớn. Ở đây tồn tại một khu ổ chuột vô cùng đặc biệt, khu ổ chuột nằm trên mặt nước. Nói chính xác hơn, đó là một ngôi làng ổ chuột nổi của những ngư dân đánh cá nghèo từ thế kỉ 18 cho tới nay.



Chính những chiếc sàn ọp ẹp, các tàu chở rác, đám đông thuyền chèo qua lại ở vùng nước tù đọng cùng với mùi hôi thối, ẩm thấp bốc lên mỗi khi hoàng hôn là những ấn tượng đầu tiên khi đến với nơi đây. Người dân của Makoko (ước tính khoảng 100.000 người) đến từ khắp Tây Phi đã tạo ra một cộng đồng sôi động và phát triển. Cuộc sống mưu sinh nơi đây diễn ra cực kì vất vả và khó khăn, tất cả như in hằn bằng những nếp nhăn trên khuôn mặt của từng người dân. Thoạt nhìn, thật khó để thấy bất cứ điều gì huyền diệu của Makoko của ngày hôm nay. Tuy nhiên, khuôn mặt của mọi người dân nơi đây vẫn luôn ánh lên những tia hi vọng, dẫu rằng còn có rất nhiều vấn đề nan giải ở phía trước.

Các cư dân của Makoko phải sống trong những ngôi lều lụp xụp...

... điện và nước sinh hoạt là những thứ vô cùng xa xỉ.


Cơ sở hạ tầng là vấn đề đầu tiên cần đề cập đến. Đối với hầu hết các cư dân của Makoko, "nhà" có nghĩa là một túp lều xây dựng trên sàn được ghép với nhau từ tấm các loại gỗ, nhựa, kẽm, cao su bỏ đi và được che phủ bởi một mái nhà bằng thiếc. Trong các túp lều ấy, điện và nước sinh hoạt là những thứ cực kì xa xỉ. Dưới chân ngôi nhà là dòng nước tù đọng, được sử dụng làm nơi chứa rác thải, vệ sinh… Lượng chất độc ấy tích tụ và ngày một dày lên theo năm tháng. 

Thật thương tâm khi thấy trẻ em ở đây vẫn thường xuyên tắm và bơi lội trong dòng nước ấy. Đối với nhiều người dân Makoko, dòng nước chính là hạ tầng giao thông đường thủy cho công việc của mình. Họ sử dụng ca nô nhỏ đề chở hàng hóa đi bán trong chính khu vực sinh sống, mặc dù đó chỉ là những món đồ ăn nhẹ, dụng cụ gia đình rẻ mạt… nhưng cũng giúp họ có thêm chút tiền chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. 


Theo ước tính, mỗi ngày có tới 4 đứa trẻ ra đời trong khu ổ chuột này. 

Có túp lều chứa tới 14 đứa trẻ. Nguyên nhân của hiện tượng trên được cho là xuất phát từ trình độ dân trí kém của người dân, hơn thế, họ còn có quan niệm sai lầm khi cho rằng, đông con là biểu tượng của sự thịnh vượng.

Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn như vậy nhưng người dân nơi đây vẫn luôn lạc quan tin vào cuộc sống.



Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn như vậy nhưng người dân nơi đây vẫn luôn lạc quan tin vào cuộc sống. Cùng với đó là sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản ở Makoko. Hi vọng trong một tương lai không xa, Makoko sẽ thoát khỏi tình cảnh như hiện nay và nụ cười sẽ bừng sáng trên khuôn mặt của những đứa trẻ nơi đây.

Thăm khu ổ chuột nổi lớn nhất hành tinh

Những ngôi nhà gỗ ọp ẹp được xây dựng trên dòng nước đen quánh, đầy rác rưởi bốc mùi hôi thối vẫn là nơi sinh sống của hàng trăm nghìn người dân ở khu ở chuột Makoko.

Thị trấn ổ chuột Makoko nằm trên một đầm phá bên cạnh Đại Tây Dương, rất gần với những tòa nhà hiện đại và là một phần của Lagos, Nigeria, một nơi đông dân nhất châu Phi. Lagos cũng là thành phố lớn nhất, một trung tâm thương mại, công nghiệp chính của Nigeria. Chính vì thế đây là một trong những khu ổ chuột nổi lớn nhất thế giới.
Trong khu ổ chuột trải dài trên bờ sông, hàng chục nghìn người sống trong những căn nhà gỗ ọp ẹp. Không có hồ sơ điều tra dân số chính thức, nhưng ước tính cho thấy khoảng 150.000 đến 250.000 người sống ở đây.
Cách đây hơn 100 năm, khu này từng là một làng đánh cá nhỏ do những ngư dân đến từ Benin đến kiếm sống.
Dân số hiện nay của thị trấn Makoko chủ yếu là dân lao động nhập cư từ các nước Tây Phi, đang cố gắng để kiếm sống ở Nigeria, tạo ra một cộng đồng sôi động và phát triển.
Những người dân nơi đây sinh sống trên những dòng nước ô nhiễm đã trở nên đen bóng. Nơi đây không còn là nơi thích hợp cho cá, nó tỏa ra một mùi hăng và một lớp dày của cặn bã tụ tập xung quanh các căn lều bằng gỗ ọp ẹp.
Cuộc sống mưu sinh nơi đây diễn ra rất vất vả và khó khăn, tất cả như in hằn trên khuôn mặt của từng người dân. Các cư dân của Makoko phải sống trong những ngôi lều lụp xụp, điện và nước sinh hoạt là những thứ vô cùng xa xỉ.
Cách duy nhất để có được nước uống là phải mua từ các nhà cung cấp, được lấy từ các giếng khoan. Chính phủ không cung cấp nước miễn phí cho cư dân Makoko, họ không muốn người dân sống ở đó. Năm 2012, chính phủ cho phá hủy nhiều ngôi nhà nổi cũng như các công trình bất hợp pháp khác. Các quan chức tuyên truyền về vấn đề sức khỏe và vệ sinh môi trường, nhưng một số người dân địa phương nghi ngờ rằng động cơ của chính quyền là muốn bán đi khu vực có lợi cho phát triển bất động sản.
Thật thương tâm khi thấy trẻ em ở đây vẫn thường xuyên tắm và bơi lội trong dòng nước bẩn thỉu và hôi thối ấy.
Người dân dùng xuồng để làm phương tiện di chuyển trên sông, và là nơi để trao đổi hàng hóa. Họ sử dụng ca nô nhỏ đề chở hàng hóa đi bán trong chính khu vực sinh sống, mặc dù đó chỉ là những món đồ ăn nhẹ, dụng cụ gia đình rẻ mạt… nhưng cũng giúp họ có thêm chút tiền chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày.
Có rất nhiều những đứa trẻ đã ra đời trong khu ổ chuột này mặc dù cuộc sống ở đây rất khó khăn. Nguyên nhân của việc có nhiều con này xuất phát từ trình độ dân trí kém của người dân.
Trung bình mỗi gia đình ở đây có từ 6 đến 10 người. Có những túp lều lụp xụp có tới hơn chục đứa bé.
Rác rưởi, bẩn thỉu chất chứa ngay dưới chân các túp lều các làm cho môi trường ở đây thêm ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân. Nước thải, rác thải sinh hoạt thải trực tiếp vào dòng sông rồi người dân lại tiếp tục sử dụng nguồn nước ấy trong sinh hoạt hằng ngày.
Gần đây, một nhóm các kiến trúc sư đã nghĩ ra một trường nổi được xây dựng từ thùng nhựa có không gian cho lớp học cũng như khu vui chơi. Người ta hy vọng, Makoko sẽ thoát khỏi tình cảnh như hiện nay và nụ cười sẽ bừng sáng trên khuôn mặt của những đứa trẻ.
Anh Phương
Ảnh: Amusing Planet

Sự sống của làng cá 200 tuổi ở Nigeria

Makoko là một làng đánh cá 200 năm tuổi được xây dựng trên bờ đầm phá Lagos ở Nigeria. Trong khi Lagos gần đây đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế của Nigeria và là thành phố lớn nhất của châu Phi với hơn 20 triệu cư dân sinh sống ở đây thì làng cá có khoảng 100.000 người sống, hầu hết là ngư dân từ Benin và Togo.

Ngôi làng nằm rất gần với Ykoki, trung tâm thương mại của thành phố Lagos, tuy nhiên chính phủ Nigeria không công nhận tính hợp pháp của Makoko và cũng không cung cấp bất kỳ dịch vụ nào để cộng đồng sinh hoạt như không cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước, trường học và bệnh viện.
Với hoàn cảnh này, Makoko đã tạo các hệ thống ban đầu để tồn tại và tự quản lý. Mặc dù cộng đồng sống trên mặt nước nhưng nước uống là rất thiếu, nước sạch được chiết xuất qua hệ thống giếng khoan cũ cho nhu cầu sinh hoạt gia đình. Một mạng nhện của cống rác và chất thải của con người. Việc thiếu một hệ thống tổ chức và nước uống đặt sức khỏe của dân số có nguy cơ cao, những mối quan tâm đó lu mờ khi so với nỗi sợ bị chính phủ giải toả. Makoko nằm trong khu vực của Lagos là mối quan tâm lớn đối với kinh doanh bất động sản, và nó bao lâu nữa sẽ được đổ đầy cát, biến thành đất và nhà ở cho người giàu.
Dưới đây là phóng sự ảnh của Petrut Călinescu về cuộc sống ngư dân trong cộng đồng này.
 
Giao thông buổi sáng trên một trong những con kênh chính của Makoko. Ngoài việc đi lại, các kênh rạch này cũng phục vụ như là thị trường. Vào sáng sớm những người phụ nữ bắt đầu loại đổi chác hàng hóa khác nhau.
 
Một salon làm đẹp.
 
Trong gia đình người châu Phi, trẻ em lao động kiếm tiền rất sớm. Ở Makoko là người chèo đò để kiếm được tiền bằng cách vận chuyển những người xung quanh bằng thuyền.
 
Ở Makoko, nhiều hoạt động sinh hoạt diễn ra ở bên ngoài vì  không đủ chỗ bên trong ngôi nhà.
 
Bên trong một ngôi nhà.
 
Một trung tâm y tế tư nhân, được biết đến là tốt nhất trong Makoko. Nhiều người dân địa phương lựa chọn dịch vụ của các “lang băm” truyền thống.
 
Những ngôi nhà nhỏ thường che chở cho nhiều thế hệ.
 
Một phụ nữ đang cho con bú trẻ em trong khi chờ đợi chồng đánh cá chở về. Cá phải giao cho thị trường ngay lập tức, vì không ai sở hữu tủ lạnh ở Makoko.
 
Ngư dân địa phương ăn cá thu đông lạnh nhập khẩu từ Hà Lan, Bởi vì không đủ cá do nguồn nước bẩn thỉu.
 
Một người mẹ về nhà với con gái nhỏ của cô.
Đỗ An (Theo thegioif5.com)

Không có nhận xét nào: