Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Những bí ẩn chưa được khám phá hết ở Gunung Mulu



Hệ thống hang động lớn nhất thế giới vẫn còn gây nhiều tò mò. 
Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak, Borneo, giáp giới với Brunei, là di sản thế giới được UNESCO công nhận. Vườn quốc gia này có các hang động rất độc đáo ở rừng mưa xích đạo. Các hang động và rừng của vườn quốc gia này rất cuốn hút những nhà khoa học khắp nơi trên thế giới tới để khám phá.
Hãy cùng xem Gunung Mulu có những gì mà lại “hút hồn” người ta đến thế nhé!
Trong ảnh là nhà thám hiểm Andy Eavis đang thử đo bàn tay mình với dấu tay in trong hang Black Hands, một phần của hệ thống hang động Gunung Mulu, đảo Borneo, Malaysia.
Các dấu tin hình bàn tay này có vẻ không “cổ xưa” lắm như vẻ bề ngoài đâu. Đặc biệt trong hang còn có rất nhiều tổ yến nữa. Người dân địa phương thường vào đây để thu hoạch loại đặc sản bổ dưỡng này.
Đây là lối vào hang Racer. Lối vào này kì lạ ở chỗ nó nằm cách mặt đất cả trăm dặm luôn. Thạch nhũ giăng khắp cửa hang nhìn thật kì quái và có cái gì đó hơi rùng mình. 
Thạch nhũ tạo thành chủ yếu nhờ vào vi khuẩn có trong không khí. Những vi khuẩn ăn mòn này lại chịu ảnh hưởng từ ánh sáng bên ngoài cửa hang.
Đi sâu vào bên trong thì đây thực sự là một nghĩa địa chưa từng được biết tới. Có rất nhiều di tích xương người và các lọ gốm lớn ở gần đấy. Khu nghĩa trang được đánh giá là có từ 500 đến 5000 năm về trước. Các nhà khảo cổ cũng đã chụp rất nhiều ảnh, nhưng tất cả đều được giữ kín để bảo vệ bí mật cho khu nghĩa trang này. 
Trong ảnh là cửa vào phía bắc hang Deer – là hang động ngầm lớn nhất thế giới. Đây chính là nơi mà đoàn thám hiểm Gunung Mulu đầu tiên vào năm 1978 xuất phát. Sau đó, hơn 300 km của hệ thống hang động đã được lên bản đồ.
Vẫn còn khoảng hơn 3km nữa chưa được khám phá hết. Các nhà khoa học cho rằng có đến cả tỉ mẫu vi khuẩn khác nhau đang ngự trị trong hang động này.
Cao khoảng 200m, rộng 150m, hang Deer là ngôi nhà của hơn 5 triệu con dơi. Phần lớn hang động được tạo thành bởi nước mưa và cacbon dioxit thẩm thấu từ các lớp đất phía trên, sau một thời gian ăn mòn lớp đá vôi phía dưới, thế là hang động ra đời.
Gunung Mulu là dạng hang động có cấu trúc vào loại hoàn hảo với sự kết hợp của các lớp đá vôi tinh khiết, những thác nước cao và những khu rừng nhiệt đới dạng nhỏ.
Một sự dàn dựng rất thú vị của tạo hóa, nhìn giống như một kiểu vòi hoa sen trang trí rất vui mắt.
Các nhà thám hiểm đang đứng dưới lối vào phía bắc của hang Deer. Toàn bộ hệ thống hang Gunung Mulu rộng 11 triệu m2 và là khu vực rộng lớn nhất trái đất vẫn chưa được khám phá hoàn toàn. 

Không có nhận xét nào: