Món ăn được mệnh danh là "Nữ hoàng trong ẩm thực nước Ý" đã "quyến rũ" bạn tới đâu rồi?
Trong tiếng Ý, "pasta" là tên gọi chung cho các món mỳ hay nui làm từ bột mỳ, mà chúng ta vẫn hay gọi đơn giản là mỳ Ý. Thứ đặc trưng nhất giúp phân biệt "Nữ hoàng trong ẩm thực Ý" so với các loại mỳ của nước khác là nhờ bột mỳ semolina - được làm từ loại lúa mỳ cứng nhất có màu hổ phách.
Có hai loại pasta là pasta tươi và pasta khô. Loại tươi có “hạn sử dụng” ngắn, thường được dùng luôn sau khi làm hoặc cùng lắm là cất vài ngày trong tủ lạnh. Pasta khô thông dụng hơn, thời gian cất giữ có thể lên đến 2 năm, nhưng trước khi ăn thì phải được nấu chín với nước và dùng chung với các loại nước sốt.
Nguồn gốc của pasta?
Có nhiều ý kiến trái ngược về nguồn gốc ra đời của "món mỳ đến từ nước Ý" này. Quan điểm phổ biến nhất cho rằng, mỳ sợi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, mỳ sợi được nhà thám hiểm Marco Polo mang về “đất nước hình chiếc ủng” sau chuyến du hành 24 năm khắp miền Viễn Đông của ông và tạo ra "biến thể" mỳ kiểu nước Ý. Một ý kiến khác lại chỉ ra pasta đã có từ thời Etrusca và La Mã cổ đại. Vào thế kỉ 13 (thời Marco Polo sống), người ta đã bắt đầu nấu những món mỳ từ loại lúa mỳ cứng là Lagane (một thành viên thuộc gia đình mỳ Ý).
Có hai loại pasta là pasta tươi và pasta khô. Loại tươi có “hạn sử dụng” ngắn, thường được dùng luôn sau khi làm hoặc cùng lắm là cất vài ngày trong tủ lạnh. Pasta khô thông dụng hơn, thời gian cất giữ có thể lên đến 2 năm, nhưng trước khi ăn thì phải được nấu chín với nước và dùng chung với các loại nước sốt.
Nguồn gốc của pasta?
Có nhiều ý kiến trái ngược về nguồn gốc ra đời của "món mỳ đến từ nước Ý" này. Quan điểm phổ biến nhất cho rằng, mỳ sợi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, mỳ sợi được nhà thám hiểm Marco Polo mang về “đất nước hình chiếc ủng” sau chuyến du hành 24 năm khắp miền Viễn Đông của ông và tạo ra "biến thể" mỳ kiểu nước Ý. Một ý kiến khác lại chỉ ra pasta đã có từ thời Etrusca và La Mã cổ đại. Vào thế kỉ 13 (thời Marco Polo sống), người ta đã bắt đầu nấu những món mỳ từ loại lúa mỳ cứng là Lagane (một thành viên thuộc gia đình mỳ Ý).
Gia đình pasta lớn đến mức nào?
Pasta thường có màu vàng, nhưng cũng có những loại mỳ mang màu xanh, đỏ, đen… Chính các nguyên liệu phụ được thêm vào bột semolina khi làm mỳ đã tạo nên các màu sắc này. Sốt cà sẽ tạo nên màu đỏ, màu xanh đến từ nước ép rau bina, màu vàng đậm là bột nghệ và màu đen đến từ mật mực…
Tùy kích cỡ, hình dạng, nguyên liệu, sốt ăn kèm và cách chế biến mà pasta có từng tên gọi riêng. Tuy vậy, về cơ bản, chúng ta có 4 loại pasta đặc trưng:
- Pasta cọng dài: Các món mỳ dạng sợi dài, quấn được quanh dĩa (nĩa), nổi tiếng nhất với sợi Spaghetti. Các cọng pasta thường có chiều rộng khác nhau. Chẳng hạn, sợi Spaghetti thường nhỏ và đặc, “Tóc thiên thần” Capellini thì mảnh dẻ quyến rũ…
Loại mỳ này hay đi kèm với nước sốt từ dầu ô liu, sốt kem hoặc sốt cà chua.
- Pasta dạng ống (hay còn gọi là nui): Tất tần tật những loại mỳ có dạng ống, to, nhỏ, thẳng, cong, trơn hay lượn gân, đầu vạt tròn hay vạt chéo... Đại diện tiêu biểu của nhóm này là Elbows, Manicotti, Penne và Rigatoni.
Pasta ống ăn kèm với sốt đặc, ống càng to thì sốt càng đặc.
- Pasta có hình dạng đặc biệt: Các loại nui được tạo hình thành các dạng khác nhau như Farfalle (nơ bướm), Fusilli (xoắn ốc), Rote (bánh xe) hay Conchiglie (hình vỏ sò)…
Các miếng nui nhiều hình nhỏ nhắn rất hợp để làm salad hoặc súp, thường được dùng kèm các loại sốt đặc như sốt thịt băm, sốt đậu…
- Pasta có nhân: Được làm từ miếng bột cán mỏng, cho nhân vào giữa và gập lại, gần giống món há cảo của Trung Quốc. Tiêu biểu trong nhóm này là Ravioli và Gnocchi (làm từ khoai tây nghiền trộn chung với bột mỳ)…
Ngoài hương vị tuyệt vời, "món mỳ đến từ nước Ý" này còn là một món ăn rất tốt cho sức khỏe.
Vì làm từ tinh bột, pasta là nguồn cung cấp carbohydrate rất tốt. Carbohydrate cung cấp đường, nguyên liệu thiết yếu cho hoạt động của não bộ và các cơ. Thiếu carbonhydrate sẽ làm cơ thể nhanh mệt mỏi và giảm sức tập trung.
Loại đường có trong pasta không phải đường đơn nên không làm tăng đường huyết cơ thể. Tinh bột giúp cơ thể dễ tiêu hóa và no lâu. Bên cạnh đó, pasta hay được chế biến kèm các loại rau củ quả, pho mát, cá, thịt. Ăn một đĩa pasta đồng nghĩa với việc ta đang ăn một bữa ăn với tỉ lệ tinh bột, đạm, mỡ, vitamin khá hoàn hảo. Đây chính là lý do giúp pasta được mệnh danh là “thực đơn cân bằng” cho cơ thể đấy!
Vừa ngon vừa bổ dưỡng, lại đẹp mắt và có vô số mùi vị để lựa chọn, còn lý do gì để chúng mình từ chối nữa nhỉ?
Và sau đây, hãy cùng chúng tớ "đột nhập" nhà máy sản xuất pasta với quy trình sản xuất siêu hay ho nhé!
Có rất nhiều loại pasta cho bạn lựa chọn nè!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét