Tại Trung Quốc, người dân tin rằng may mắn không đến từ số tiền cất giữ bên trong mà do chính màu đỏ của phong bì mừng tuổi đem lại.
Vào dịp Tết Nguyên đán, người ta thường trao nhau lì xì đỏ (hồng bao) kèm theo những lời chúc tốt đẹp tới gia đình, bạn bè và đặc biệt trẻ nhỏ.
Trong văn hóa Trung Quốc cũng như nhiều nước châu Á khác, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Đó cũng là lý do, màu này thường được chọn để làm hồng bao.
|
Số tiền trong phong bì bao gồm số 8 được cho rằng sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng. Người dân Trung Quốc hạn chế số "4" vì trong tiếng Trung, con số này được phát âm giống từ chết. Ảnh: Endless english tip.
|
Phong tục tặng lì xì đỏ xuất hiện trong một số câu chuyện dân gian về năm mới của Trung Quốc. Theo truyền thuyết, vào đêm giao thừa, một con quỷ tên "Sui" thường đến quấy nhiễu những đứa trẻ khi chúng ngủ. Cha mẹ tìm mọi cách để con cái của họ thức suốt đêm.
Một em bé được bố mẹ cho 8 đồng xu để chơi và tỉnh táo. Tuy nhiên, chỉ một lúc sau, đứa trẻ không thể mở mắt, gục xuống gối cùng những đồng xu. Con quỷ xuất hiện, song không thể chạm vào người đứa trẻ. Những đồng xu, thực chất là Tám vị thần bất tử ngụy trang, đã tạo ra một luồng ánh sáng mạnh mẽ xua đuổi tà ma. Ngày nay, phong bì, tượng trưng cho những đồng xu, đôi khi được gọi là "tiền đàn áp Sui".
|
Hiện nay, nhiều người sử dụng phong bì số khi chuyển tiền mừng tới tài khoản bạn bè qua Internet. Người hâm mộ có thể gửi hồng bao tới những nghệ sĩ mình yêu thích. Ảnh: Marketing week.
|
Ban đầu, lì xì được dành cho riêng trẻ nhỏ. Ngày nay, người ta tặng hồng bao cho bạn bè, gia đình, đồng nghiệp. Với mỗi mối quan hệ, số tiền bên trong lì xì lại khác biệt. Ví dụ, tiền cho ông bà, cha mẹ thường nhiều nhất trong khi nhân viên hay người quen bình thường có thể là một phong bì đỏ rỗng.
Có nhiều quy tắc và phong tục trong việc trao tặng lì xì. Một ví dụ điển hình là chỉ được đút những tờ tiền mới và đẹp vào đó. Do vậy, mỗi dịp năm mới, người ta xếp hàng dài ở ngân hàng để đổi tiền rách, cũ.
Ngoài ra, nhiều quy tắc nhận lì xì cũng cần được tuân thủ chính xác. Thông thường, trẻ nhỏ sẽ quỳ gối để nhận hồng bao từ những người lớn tuổi. Phong tục này vẫn còn được duy trì ở nhiều vùng Trung Quốc. Người ta sẽ dùng cả hai tay để trao và nhận lì xì; không bóc khi người tặng vẫn có mặt ở đó.
Hồng bao còn được sử dụng trong nhiều dịp khi người dân muốn chia sẻ may mắn và chúc phúc như đám cưới hay chúc mừng em bé ra đời. Trong tang lễ, người ta sẽ dùng phong thư trắng.
Truyền thống tặng lì xì đã vượt qua biên giới địa lý và tôn giáo. Trong Hồi giáo, việc tặng phong bì xanh đã trở thông lệ trong dịp lễ Eid al-Fitr khắp Đông Nam Á. Những người Trung Quốc di cư tới các nước khác trên thế giới cũng mang theo chiếc phong bì đỏ. Chúng xuất hiện trong nhiều buổi kỷ niệm quy mô lớn ở London (Anh) hay New York (Mỹ).
Vân Phạm
Lì xì và những phong tục đầu năm thú vị ở các nước đón Tết Âm lịch
Hầu hết quốc gia đón Tết Âm lịch đều có phong tục lì xì ngày Tết với mong muốn mang lại may mắn cho người nhận. Ngoài ra, mỗi nước lại có những phong tục độc đáo riêng.
|
Trước thời điểm giao thừa là lúc người dân một số nước châu Á tắm tất niên để xua đi những chuyện không may và những bụi trần vướng bận trong năm cũ, hướng đến một năm mới nhiều may mắn. Tại xứ sở kim chi, phong tục này sẽ diễn ra vào buổi tối. Người Hàn Quốc thường tắm nước nóng và sau đó mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp. Tại Việt Nam, người ta tắm tất niên bằng lá mùi già. Nhiều người còn dùng những thứ cây có mùi thơm như rễ cây hương bài, lá hương nhu và lá xả... với quan niệm gột rửa những điều không may trong năm cũ. |
|
Nhiều nước có tục ăn cơm tất niên. Đặc biệt, tục lệ này rất quan trọng đối với người Trung Quốc. Vào đêm cuối cùng của năm cũ, cả gia đình sẽ quây quần bên bữa cơm cuối cùng của năm. Thời xưa, một số nhà giam thậm chí cho phép tù nhân về nhà ăn bữa cơm đoàn tụ với gia đình trong dịp Tết. |
|
Tại Việt Nam, người dân quan niệm cúng giao thừa để tiễn ông thần cai quản năm cũ và đón ông thần cai quản năm mới. Ngoài ra, ông cha ta còn coi ngày này là ngày tiên thường hôm Nguyên đán (ngày trước ngày giỗ). Vì vậy, vào ngày này, người dân thường đem trầu cau mời ông bà tổ tiên về ăn Tết. Trong khi đó, mâm cỗ cúng đêm giao thừa của người Hàn Quốc thường có hơn 20 món. Trong đó, món ăn không thể thiếu là ttok-kuk và món kim chi. Ngoài ra, mâm cỗ ngày Tết của người dân xứ sở kim chi không thể trọn vẹn nếu thiếu canh gạo, món ăn mang ý nghĩa đem lại nhiều may mắn trong tương lai. |
|
Theo quan niệm truyền thống, pháo hoa giúp đẩy lùi những linh hồn xấu xa và đem lại may mắn cho con người. Tập tục này bắt đầu tại Trung Quốc và trở nên phổ biến trên thế giới. |
|
Người Hàn Quốc quan niệm nếu ai đi ngủ vào đêm đêm giao thừa, sáng hôm sau, người đó sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy. Họ thường đốt các thanh tre trong nhà nhằm xua đuổi tà ma quấy rối. |
|
Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Người ta thường đưa lộc non về nhà vào đêm giao thừa hoặc sang sớm mùng 1 Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà. Tuy nhiên, những năm gần đây, tục lệ này đang bị lên án và dần thoái bỏ bởi gây tổn hại môi trường. |
|
Lì xì là phong tục ngày Tết ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc và Singapore. Theo quan niệm, tiền lì xì sẽ mang lại may mắn và những điều tốt lành cho người nhận, đặc biệt là trẻ em. Người ta thường đặt lì xì trong phong bao màu đỏ tượng trưng cho như ý, cát tường và thịnh vượng. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có cách lì xì riêng. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét