Giống Việt Nam, người Hàn Quốc cũng đón Tết Âm lịch. Vào ngày này, các nghi lễ, những buổi kể chuyện, gặp gỡ trong gia đình và nhiều phong tục thú vị khác sẽ diễn ra.
|
Chuẩn bị quà tặng người thân: Thời điểm trước Tết, những khu chợ, gian hàng ở Hàn Quốc luôn tấp nập người mua bán. Tuy nhiên, thay vì sắm quần áo mới hay đồ dùng trang trí nhà cửa như ở Việt Nam, người dân nơi đây chủ yếu chuẩn bị quà để tặng cho người thân và bạn bè. Quà tặng có thể là những món đắt tiền như nhân sâm, mật ong... đồ dùng cá nhân thông dụng như xà phòng, kem đánh răng… hoặc đơn giản chỉ là những tấm thiệp gửi gắm lời chúc chân thành nhất. Ảnh: Myseoulsearching. |
|
Không ngủ vào đêm giao thừa: Nếu nhiều người Việt thường đợi khoảnh khắc giao thừa sau đó lên giường đi ngủ thì người Hàn Quốc sẽ thức trắng đêm giao thừa. Họ cho rằng khi bạn ngủ trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, ngày mai lông mi sẽ bạc trắng và đầu óc thiếu sáng suốt. Ngoài ra, người dân cũng thường đốt các thanh tre trong nhà nhằm xua đuổi tà ma quấy rối. Ảnh: Jessicajiu18. |
|
Chuẩn bị mâm cúng: Người Hàn Quốc có quy định nghiêm ngặt về mâm cỗ cúng đầu năm. Bàn ăn phải hơn 20 món ăn, xếp thành 5 hàng, gồm canh bánh gạo Tteokguk, rượu, bánh Tteok, cá, rau, hoa quả... Tất cả đều được sắp theo thứ tự nhất định. Ảnh: Yourcanadiens. |
|
Nghi lễ thờ cúng tổ tiên: Sáng sớm đầu tiên của năm mới, sau khi mâm cúng đã được dọn ra đầy đủ, các thành viên trong gia đình sẽ quỳ xuống trước bàn ăn và bắt đầu buổi lễ. Mọi người phải cúi lạy thật sâu để thể hiện lời chào cung kính với tổ tiên. Hành động này nhằm bày tỏ lòng biết ơn những người đã khuất, cầu xin cho gia đình một năm hạnh phúc, may mắn. Ảnh: ImgCop. |
|
Cúi lạy người lớn tuổi: Còn được gọi là lễ Sebae, nghi thức truyền thống này nhằm thể hiện sự kính trọng của người trẻ với những người lớn tuổi trong gia đình. Theo đó, người cúi lạy sẽ phải quỳ xuống sàn nhà, đồng thời mở rộng cánh tay của mình. Đàn ông đặt bàn tay trái qua tay phải, phụ nữ đặt bàn tay phải qua bàn tay trái. |
|
Đặt xẻng lộc trước cửa: Trong ngày Tết, mỗi gia đình ở Hàn Quốc đều đặt "xẻng lộc", hay còn gọi là Bok-jo-ri, được bện từ rơm trước cổng nhà. Họ tin rằng hành động này sẽ giúp hốt hết thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, theo nghĩa bóng là nhận được nhiều tài lộc quanh năm. Ngoài ra, vào sáng mùng 1, nếu gia chủ gọi được người bán hàng rong Bok-jo-ri vào nhà thì sẽ càng nhận được nhiều tài lộc. Ảnh: Happenings. |
|
Chơi trò chơi dân gian: Bên cạnh việc sum họp gia đình quây quần bên nhau để trò chuyện, người dân ở đất nước Hàn Quốc cũng tổ chức những trò chơi dân gian truyền thống như Yutnori, đá cầu, thả diều, nhảy bập bênh… Đây là một trong những phong tục tốt đẹp, nhằm giữ gìn và duy trì nét văn hóa truyền thống dân gian của xứ sở kim chi. Ảnh: Find Images. |
|
Ăn canh bánh gạo Tteokguk: "Cháu đã ăn Tteokguk được bao nhiêu lần rồi?" là câu hỏi thông dụng của người lớn dành cho trẻ em vào dịp Tết nhằm hỏi tuổi. Sở dĩ có điều đó bởi người Hàn quan niệm ăn một bát canh bánh gạo Tteokguk đồng nghĩa với việc bạn đã lớn thêm một tuổi. Cũng là vào buổi sáng đầu tiên năm mới, sau khi cúng bái tổ tiên, mọi người sẽ cùng nhau ăn một bát Tteokguk. Ảnh: Privzgram. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét