Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

'Thâm cung bí sử' quy tắc ăn uống ở Triều Tiên

Việc ăn uống ở Triều Tiên có thể khiến nhiều người bỡ ngỡ khi mới đến đây. Có những quy tắc ngầm bạn cần nắm rõ để không vô tình làm phật ý người bản xứ.
"Người Triều Tiên không bao giờ bỏ phí bữa ăn của mình", Simon Cockerell, hiện làm giám đốc một hãng cung cấp tour du lịch Triều Tiên nổi tiếng, chia sẻ với tờ Munchies.
Do đặc thù công việc, anh thường xuyên qua lại đất nước này kể từ năm 2002. Tính sơ sơ, Cockerell đã có khoảng 150 lần ghé thăm Triều Tiên suốt gần 17 năm trở lại đây. Chừng ấy thời gian không thể nói là dài nhưng cũng là tạm đủ để người đàn ông này cảm nhận được tính cách và những nét văn hóa đặc biệt đã hằn sâu vào bên trong từng con người nơi đây.
Theo Cockerell, một trong những lý do khiến dân Triều Tiên coi trọng bữa ăn đến vậy là bởi nạn đói khủng khiếp từ năm 1994-1998.
Mì lạnh - món ăn đi vào những giai điệu
"Naengmyeon, naengmyeon, Pyongyang naengmyeon!", đó là những giai điệu ngân nga trong một bài hát về mì lạnh của Triều Tiên.
Không phải ngẫu nhiên, mì lạnh còn có riêng cho mình một bài hát như thế. Cockerell tin rằng âm nhạc là con đường ngắn nhất để truyền tải và khi đặt món mì lạnh vào bên trong một ca khúc. Bài hát làm dâng lên xúc cảm tự hào dân tộc bên trong mỗi trái tim của người dân Triều Tiên. Bên cạnh đó, bài hát cũng là lời nhắc nhở về ý thức bảo vệ thức ăn.
"Mì lạnh được làm từ kiều mạch. Giống như tên gọi của nó, món này được dùng với nước dùng trong và ướp đá lạnh. Ăn kèm với mì lạnh là trứng luộc cùng một vài lát thịt, rau sống. Nhìn nó đen đen xấu xấu vậy thôi nhưng ngon khỏi bàn", Cockerell khuyến cáo du khách đừng "nhìn mặt mà bắt hình dong" trước món ăn truyền thống của Triều Tiên.
'Tham cung bi su' quy tac an uong o Trieu Tien hinh anh 1
Mì lạnh mang nhiều tầng nghĩa sâu xa đối với người dân Triều Tiên. Ảnh: Getty.
Suốt thời gian ở Triều Tiên, anh đã chứng kiến đủ thể loại đám cưới và rút ra kết luận trong ngày trọng đại nhất cuộc đời, người ta vẫn chọn thưởng thức mì lạnh. Theo Cockerell, không phải người Triều Tiên bị "ám ảnh" bởi món này mà còn có nguyên nhân sâu xa khác. Sợi mì lạnh rất dài, biểu trưng cho cuộc sống trường thọ và một cuộc hôn nhân bền vững.
Vậy nên, bạn đừng bao giờ nói "Không mì, cảm ơn" khi được mời ăn trong đám cưới. Đó là điều bất lịch sự!

Kimchi - nỗi ám ảnh lạ kỳ 

Ngày 2/12/2015 đánh dấu cột mốc quan trọng với người dân Triều Tiên khi truyền thống làm kim chi của họ đã chính thức được UNESCO công nhận là "di sản văn hóa phi vật thể".
Từ quan điểm của Cockerell, dù được công nhận hay không, người Triều Tiên trước nay vẫn luôn mang trong mình nỗi "ám ảnh" với món ăn này. Anh nói đùa rằng người dân đất nước này thậm chí có thể ăn kim chi trong tất cả các bữa. "Món này giữ được rất lâu và cách làm cũng như thành phần cũng khá đơn giản. Người ta thường hay chôn nó dưới đất giúp hỗ trợ quá trình lên men cũng như bảo quản kim chi".
'Tham cung bi su' quy tac an uong o Trieu Tien hinh anh 2
Người Triều Tiên mang nỗi ám ảnh kỳ lạ với kim chi.
Anh nói thêm: "Kim chi ở Triều Tiên thì có vị cay đậm. Công ty tôi từng đón tiếp nhiều đoàn khách Triều Tiên tới Trung Quốc. Nếu bạn để họ ăn thịt vài bữa mà không có kim chi kèm theo, vài người sẽ cảm thấy khá bức bối".
Cockerell cũng từng đến Mauritius, một quốc gia ở Đông Phi, nơi anh gặp kha khá người Triều Tiên sinh sống và làm việc. Với họ, Mauritius quả thực là thiên đường. Hoa quả rẻ, thịt cũng rẻ, riêng cải thảo (nguyên liệu chính làm kim chi) đắt khủng khiếp. Thế nhưng, họ vẫn "cắn răng" mua bởi không thể không ăn.

Thịt chó nhưng không gọi là thịt chó

Đúng như vậy, ở Triều Tiên người ta gọi thịt chó là "thịt ngọt". Có vẻ, người ta muốn nói tránh đi việc đã ăn thịt chó nhưng suy cho cùng thì ở đây cũng không ai kỳ thị những người khoái món này. Dù vậy, thông thường một người Triều Tiên sẽ chỉ ăn thịt chó từ 1-2 lần trong năm chứ không nhiều hơn.
"Hầu hết du khách đi tour chỉ được thưởng thức súp chó. Món này khá cay và không có nhiều thịt bên trong. Chỉ một vài nhà hàng ở Bình Nhưỡng thực sự chuyên về món này", anh chia sẻ.
'Tham cung bi su' quy tac an uong o Trieu Tien hinh anh 3
Thịt chó có cái tên khá kỳ lạ ở Triều Tiên. Ảnh: The Cheat Sheet.
Về cơ bản, việc ăn thịt chó tại Triều Tiên không phải điều gì đó quá xấu xa. Ở đây, người ta không thực sự gắn bó với con chó đến vậy. Khái niệm thú cưng hầu như không được nhắc đến. Một số ít người thuộc tầng lớp trung lưu trở lên mới đủ điều kiện để sở hữu một con chó cảnh.

Koryo burger - món ăn tệ nhất Triều Tiên

Koryo burger không phải một thương hiệu mà là loại đồ ăn nhanh được phục vụ trên máy bay của hãng hàng không quốc gia Triều Tiên - Air Koryo.
Nhiều người phương Tây khi thưởng thức món ăn này đã phải thốt lên rằng "đây là thứ kinh khủng nhất thế giới". Cockerell cũng không phải ngoại lệ. Anh thừa nhận dù đã đi lại Triều Tiên bao năm nhưng chẳng hiểu nổi thịt được dùng trong chiếc bánh này là thịt gì.
"Nó không giống thịt chó. Hình thức thì chẳng bắt mắt cho lắm. Thật sự chẳng ai đi Air Koryo để ăn đồ ăn của họ cả. Nhưng khi đói quá tôi cũng đành cắn răng ăn tạm", anh nhấn mạnh.

Loại bia "cực phẩm" của Bình Nhưỡng 

Bia Taedonggang là loại nổi tiếng nhất ở Bình Nhưỡng, được đặt tên theo một con sông chảy qua thủ đô nước này. Trong bài viết trên Bloomberg, lãnh đạo của nhà máy bia Taedonggang từng tự tin khẳng định đây là loại bia đẳng cấp thế giới và là niềm tự hào của những người Triều Tiên.
Với người có gần 17 năm kinh nghiệm đi lại Triều Tiên như Cockerell, hiển nhiên ông không thể bỏ lỡ món bia trứ danh này.
Kỳ lạ quán bar không ghế ngồi tại Triều Tiên Quán bar này có tên Taedonggang, cũng là tên một loại bia nổi tiếng mà người Triều Tiên ưa thích được sản xuất trong nước với thiết bị nhập từ Anh.
"Các loại bia Taedonggang có tên được đánh theo số thứ tự. Loại 1 làm từ lúa mạch, nước và hoa bia, vị rất tuyệt. Loại 2 thì phổ biến nhất, gồm nguyên liệu như loại 1 nhưng thêm chút gạo. Loại 3 thì 50-50 lúa mạch lẫn gạo. Loại 4 là nhiều gạo hơn. Còn loại 5, thật kinh khủng, nó là bia gạo các bạn ạ", Cockerell giới thiệu.
Một điểm cần lưu ý để bạn khỏi bỡ ngỡ là các quán bar ở đây chỉ có bàn nhưng lại không có ghế ngồi.

KHC và những món đồ ăn nhanh "siêu chậm"

KFC là thương hiệu gà rán nổi tiếng toàn cầu, tuy nhiên, ở Triều Tiên người ta chỉ biết duy nhất có KHC.
Không giống "người anh em" KFC, KHC của Triều Tiên chỉ phục vụ khoai tây chiên. Về cơ bản, mùi vị của nó cũng tựa tựa như món khoai tây giòn của Salt 'n' Shake, khác điều là KHC không dùng muối.
'Tham cung bi su' quy tac an uong o Trieu Tien hinh anh 6
Những cửa hàng đồ ăn nhanh ở Triều Tiên phục vụ khá chậm do không trong tư thế sẵn sàng chuẩn bị mỗi khi khách đến. Ảnh: Getty.
Costa Coffee trứ danh trên thế giới cũng có mặt ở Triều Tiên. Tuy nhiên, không có một cửa hàng hẳn hoi nào của hãng cà phê này. Thay vào đó, người ta sử dụng Costa Coffee được nhập lại từ các tay bán buôn trong một vài nhà hàng địa phương. Kỳ lạ ở chỗ, hầu như chẳng ai biết đó là loại cà phê gì mà cứ đơn giản cà phê là cà phê thôi.
Đến Bình Nhưỡng, theo lời Cockerell, tìm được cửa hàng bán đồ ăn nhanh kiểu như burger không khó. Tuy nhiên, bạn đừng kỳ vọng vào tốc độ phục vụ ở đây. Như những cửa hàng đồ ăn nhanh thông thường, phía sau quầy bán hàng là một lò nướng. Nhưng tuyệt nhiên, không bao giờ có đồ ăn bày sẵn trên giá. Bạn sẽ phải đợi kha khá thời gian để có một bữa ăn nhanh cho mình. 
Theo Munchies

Không có nhận xét nào: