Những trụ cầu Howrah bị ăn mòn, hư hỏng nghiêm trọng do người dân khạc nhổ guthka - chất có thuốc lá, lá trầu, hạt cau và vôi tôi.
Bắc qua sông Hooghly, cây cầu Howrah, ở thành phố Kolkata - Ấn Độ được xây dựng vào năm 1937, kết cấu theo kiểu công xôn (Ph. console; cg. con sơn), không có một ốc vít mà tán đinh toàn bộ cấu trúc. (Ảnh Christian Science Monitor)
Mỗi ngày, có khoảng 500.000 người đi bộ và khoảng nửa triệu phương tiện giao thông qua lại. (Ảnh KT)
Báo cáo đầu tiên vào năm 2010 cho thấy, người dân sau khi ăn lá trầu với hạt cau và vôi đã nhổ nước bã vào chân cầu. (Ảnh BBC)
Các kiến trúc sư, những người đã quan sát kiến trúc mút chìa đỡ bao lơn sau đó báo cáo rằng các thanh giằng chống đỡ rầm cầu đã bị mất đi một nửa vỏ kim loại. (Ảnh Weirdasia News)
Sự ăn mòn này bị gây ra bởi axit trong bã khạc nhổ. (Ảnh: Industry and Business)
Theo đó, có hàng ngàn người khạc nhổ guthka - một hỗn hợp nhai thuốc lá, lá trầu, hạt cau và vôi tôi thường gây ung thư miệng - trên móc sắt. (Ảnh CNN)
Để xử lý tình trạng này, các nhà chức trách đã đưa ra phương án là bọc các trụ đỡ của cầu bằng vỏ sợi thủy tinh. (Ảnh KT)
Gutkha, một loại thuốc lá rẻ tiền được sản xuất hàng loạt, làm từ sợi thuốc lá, hạt cau tán nhỏ cùng một số thành phần khác. (Ảnh Bikas Das/AP)
Theo số liệu thống kê của các nhà hoạt động vào năm 2012, 2/3 đàn ông và 1/5 phụ nữ trên khắp Ấn Độ nghiện thuốc lá nhai và gutka là loại được ưa chuộng nhất. Thuốc lá đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người Ấn Độ mỗi năm và chỉ riêng gutkha là nguyên nhân dẫn tới 80.000 trường hợp ung thư miệng. (Ảnh KT)
Theo VOV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét