Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Kỳ lạ ngôi làng không trộm cắp, không cảnh sát, người dân tha hồ treo tiền ngoài đường

Theo Dân trí

VTV.vn - Ngôi làng Eibenthal bình dị giữa dãy núi Banatului ở Romania nổi tiếng vì không hề có trộm cắp nên cũng chẳng cần đến đồn cảnh sát.

Kỳ lạ ngôi làng không trộm cắp, không cảnh sát, người dân tha hồ treo tiền ngoài đường - Ảnh 1.
Người dân thoải mái để túi tiền lại ngoài đường
Đa số dân làng là người dân tộc Séc. Ai cũng có một cuộc sống bình yên và tôn trọng lẫn nhau nên tỉ lệ phạm tội ở đây thấp hơn hẳn mức phạm tội trung bình của cả nước. Nạn trộm cắp thì gần như không xảy ra.
Người ta sẵn sàng để tiền lại ngoài đường mà không lo bị lấy mất nếu người giao bánh mì vẫn chưa kịp đến nhận tiền. Còn người giao hàng cũng thoải mái nhận tiền rồi để lại bánh và tiền lẻ lại ngay trên cột đèn hoặc hàng rào nếu người mua hàng không có ở đó. Vậy mà trong suốt 20 năm qua, chưa có một ai tố bị mất trộm cả.
Làng nổi tiếng không trộm cắp từ năm 1996. Khi đó, người dân đã bắt đầu treo tiền ngoài đường cho người giao hàng.
Năm 1989, cửa hàng duy nhất trong làng đóng cửa nên để có bánh mì ăn hàng ngày, ai cũng phải canh và chờ chiếc xe tải bán bánh mì đến từ làng khác cách đó 20km. Thế nhưng cách hai ngày mới có một chuyến xe qua làng. Cuối cùng có người nảy ra ý tưởng để tiền lại ngoài đường cùng lời nhắn mua bánh mì vì chẳng có ai trong làng lấy cắp của nhau cả.
"Tôi thường mua từ 4 đến 5 ổ bánh. Tôi thường để đúng số tiền cần trả vào túi. Có khi tôi ghi lại số bánh muốn mua và tài xế sẽ trả tiền lẻ vào túi. Chúng tôi chưa bao giờ gặp vấn đề gì cả. Tôi cũng chưa nghe thấy ai bị mất tiền", cụ ông 75 tuổi kể.
"Tôi cứ treo túi ở đấy rồi đi làm đồng. Chiều đến, khi về thì bánh và tiền thối lại đều ở trong túi", một người khác cho biết.
Dân làng ở đây cũng đặc biệt tôn trọng đất của người khác và không bao giờ đặt chân vào vườn nhà hàng xóm nếu chưa được mời. Người ta chỉ đứng ngoài cổng vườn để gọi chủ nhà và đi về nếu không có ai trả lời.
Linh mục Vaclav Masek cho biết ông chưa gặp vụ trộm nào trong suốt 13 năm sống ở đây. Cửa ga-ra của ông lúc nào cũng mở toang nhưng chưa mất bất kỳ thứ gì. Theo ông, Eibenthal là ngôi làng văn minh nhất trong tất cả các làng dân tộc Séc.
"Ở đây ai cũng hiểu biết lẫn nhau và chúng tôi được nuôi dạy để hỏi mượn chứ không phải lấy trộm của người khác. Hiện tại chúng tôi rất mừng vì không có tệ nạn nào", thị trưởng Victor Doscocil kể.
Hơn 300 căn nhà ở làng Shani Shingnapur, Ấn Độ, cũng gần như chẳng đóng cửa hoặc chẳng buồn lắp cửa ra vào vì người dân nơi đây tin rằng thần Shani (thần Sao Thổ) sẽ bảo vệ họ khỏi trộm cắp. Lắp cửa có thể bị coi là hành vi báng bổ và làng Shani Shingnapur cũng gần như không có trộm cắp.

Nơi người dân để tiền ngoài đường, không bị mất ở châu Âu

Ở Eibenthal, Romania, người ta để tiền vào túi rồi treo lên cột điện để mua bánh mì, hơn 20 năm nay, chưa ai bị trả thiếu chiếc bánh nào.

Eibenthal là một ngôi làng thuộc miền tây Romania. Sống ở đây chủ yếu là người Czech. Điểm độc đáo khiến ngôi làng bình dị nằm nép mình bên dãy Banatului này nổi tiếng khắp nơi chính là sự an toàn của nó. Nơi đây hầu như không có trộm cắp, theo Odd.
01:11| 01:26
Nguồn: YouTube. 
Tại Eibenthal, từ lâu đã không có đồn cảnh sát hay bất cứ trụ sở nào tương tự. Theo người dân, điều này thực sự không cần thiết, bởi họ là những người yêu hòa bình, tôn trọng lẫn nhau. Tỷ lệ tội phạm ở đây thấp hơn rất nhiều so với con số trung bình của quốc gia. Việc giao dịch ở làng cũng rất thoải mái, dựa trên tinh thần trung thực và tự giác. 
Danh tiếng về ngôi làng không có trộm cắp của Eibenthal được mọi người biết đến từ năm 1996. Đó là khi người dân bắt đầu treo túi và để tiền bên ngoài cửa nhà của họ để những người giao bánh mì tới đưa bánh và lấy tiền đi.
Tôi để túi và chút tiền trên sân, và đi làm. Vào buổi tối, khi đi làm về, tôi thấy bánh mì đã được bỏ sẵn vào đó, tiền được mang đi, một người dân cho biết. Ảnh: YouTube.
"Tôi để túi và chút tiền trên sân, và đi làm. Vào buổi tối, khi đi làm về, tôi thấy bánh mì đã được bỏ sẵn vào đó, tiền được mang đi", một người dân cho biết. Ảnh: YouTube.
Thói quen trên bắt nguồn từ việc cửa hàng bánh mì duy nhất ở địa phương đóng cửa vào năm 1989, và mọi người phải mua bánh mì từ làng bên cạnh, cách đó 20 km. Do đó, cứ hai ngày họ lại phải thấp thỏm chờ đợi lái xe chở bánh mì từ nơi khác đến, nhằm đảm bảo có đủ lương thực. 
Nhưng một người dân đã nghĩ ra ý tưởng đơn giản hơn, đó là treo một chiếc túi đựng bánh mì, bỏ tiền vào đó và ghi chú số bánh cần mua để người giao biết. Họ nhận ra rằng người dân trong làng sẽ không bao giờ lấy trộm bánh mì của nhau. Đối với người ngoài, muốn lấy trộm bánh của người dân trong làng, chi phí để đi đến làng còn nhiều hơn số tiền họ bỏ ra để mua bánh mì.
"Chúng tôi chưa nghe thấy ai phàn nàn về việc bị mất tiền, hay bánh", một cư dân 75 tuổi sống ở Eibenthal nói.
Làng không trộm
 
 
 
Nguồn: YouTube. 
Không chỉ bánh mì, người dân ở đây cũng rất tôn trọng tài sản của nhau. Họ không bao giờ xâm phạm vào đất đai, tài sản của người khác. Muốn vào đất của ai, họ chỉ dừng ở trước cổng và gọi chủ nhà. Nếu có người trong nhà mời, họ mới bước vào, nếu không, họ sẽ rời đi.
"Không có trộm cắp trong làng này", linh mục Vaclav Masek nói trên tờAdevarul. Ông kể một số đồ có giá trị được để trong gara của mình, và mở cửa mọi lúc, nhưng chưa bao giờ bị mất trộm. Trong 13 năm làm linh mục ở đây, ông cũng chưa từng nghe nói đến vụ trộm nào.
"Mọi người đều biết nhau. Khi cần một thứ gì đó, chúng tôi có thể mượn hoặc mua, chứ không trộm cắp", thị trưởng Eibenthal Victor Doscocil nói với Euro News. Ông cũng cho biết, hiện tại mọi người trong làng đều cảm thấy hạnh phúc, vì nơi đây không có bất kỳ hành vi xấu nào xảy ra.
Theo TripAdvisor, trong làng có hai khách sạn nhỏ để du khách qua đêm. Giá phòng trung bình khoảng 250 USD một đêm. Ngoài ra, ở gần làng cũng có một số nhà nghỉ nhỏ, bạn có thể thuê với giá từ 45 USD một đêm. 
Từ Hà Nội, du khách có thể bay tới Bucharest, thủ đô Romania (quá cảnh ở một điểm), với giá vé máy bay một chiều khoảng 1.100 USD. Sau đó, bạn có thể lái xe hoặc đi tàu tới Eibenthal. Thời gian di chuyển khoảng 6-7 tiếng. 
Anh Minh

Không có nhận xét nào: