(Kiến Thức) - Sheesh Mahal, Mysore... là những cung điện đẹp nhất Ấn Độ, khiến du khách không khỏi choáng ngợp khi được chiêm ngưỡng
Sheesh Mahal hay còn gọi Cung điện Gương (Palace of Mirrors) là một phần của pháo đài Amber ở Jaipur. Cung điện này nổi bật với những bức tranh, hoa chạm khắc trên kính khắp trần nhà, tường nhà khiến nơi đây có tên gọi đặc biệt như vậy. Đây là một trong số những cung điện đẹp nhất Ấn Độ.
Hawa Mahal còn được biết đến với tên gọi Cung điện Gió là một kiệt tác kiến trúc 5 tầng tọa lạc ở Jaipur. Cung điện tuyệt đẹp này là nơi các thành viên nữ thuộc hoàng gia Ấn Độ theo dõi các lễ hội đường phố do quy định của hoàng tộc không cho phép họ đến các địa điểm công cộng
City Palace (tạm dịch Cung điện Thành phố) ở Udaipur, Ấn Độ là tổ hợp gồm 11 cung điện với đầy đủ khu vườn, cổng chào, sân bãi, hành lang... và đặc biệt nằm bên hồ Pichola khiến cung điện càng trở nên lộng lẫy, thơ mộng.
Cung điện Mysore còn được biết đến với tên gọi Amba Vilas, là cung điện lộng lẫy nằm ở thành phố Mysore, miền nam Ấn Độ. Mysore là một trong những cung điện hoàn mỹ nhất Ấn Độ được hoàn thành năm 1912 và là kết quả của sự pha trộn của nhiều phong cách kiến trúc: Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Rajput và Gothic.
Cung điện Mysore trở nên lộng lẫy, choáng ngợp hơn bao giờ khi thắp sáng ánh đèn vào ban đêm.
Kiến trúc tuyệt mĩ xây dựng từ đá cẩm thạch trắng, lăng Taj Mahal ở Ấn Độ là công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới mà hoàng đế Mughal xây dựng để tưởng nhớ người vợ quá cố.
Cung điện Umaid Bhawwan nằm ở thành phố Jodhpur, Ấn Độ được xây dựng hoàn toàn từ đá sa thạch tạo nên nét độc đáo của công trình kiến trúc này.
Cung điện Jal Mahal còn được biết đến với tên gọi Cung điện dưới nước, nằm giữa hồ Man Sagar ở thành phố Jaipur, thủ phủ của bang Rajasthan, Ấn Độ. Hiện cung điện này được sử dụng làm nhà hàng dành cho giới thượng lưu và không dành cho du khách tham quan
Fatehpur Sikri có nghĩa là thành phố chiến thắng, được hoàng đế Ấn Độ Mughal xây dựng trong thế kỷ 16 và được chọn làm thủ đô của quốc gia. Sau này, khu phức hợp Fatehpur Sikri bao gồm: các đền thờ, cung điện... được làm hoàn toàn bằng đá sa thạch màu đỏ tươi không được sử dụng do thiếu nước.
Được xây dựng tại thành phố Hyderabad ở cuối thế kỷ 19 trong thời gian cai trị của Nizams, cung điện Chowmahalla là nơi các gia đình tiếp đón khách quý của họ
Tâm Anh (theo BI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét