(Kiến Thức) - Các nhà sử học tin rằng thành phố thiêng Caral chính là khuôn mẫu cho thiết kế đô thị của các nền văn minh châu Mỹ trong vòng bốn thiên niên kỷ.
Năm 2009, UNESCO đã công nhận thành phố cổ Caral là Di sản văn hóa thế giới.
Thành phố thiêng Caral , hay Caral-Supe là tên gọi của một di chỉ khảo cổ thuộc nền văn minh Norte Chico nằm tại trung lũng Supe ở tỉnh Barranca của đất nước Peru.
Theo các cuộc khảo sát, con người đã định cư tại Caral trong khoảng năm khoảng 2600 TCN đến 2000 TCN, quanh một diện tích rộng hơn 60 ha của khu vực này.
Thành phố cổ Caral khi đó có dân số hơn 3.000 người, được công nhận nhận là một đô thị cổ lâu đời nhất ở châu Mỹ được biết đến từ trước đến nay.
Di tích Caral được nhà khảo cổ học Paul Kosok phát hiện vào năm 1948 khi khám phá khu vực thung lũng Supe.
Các cuộc khai quật sau đó đã làm phát lộ một quần thể công trình đồ sộ gồm kim tự tháp, đền thờ, trung tâm buôn bán và nhà dân.
Công trình đáng chú ý nhất ở đây là khu phức hợp kim tự tháp chính gồm nhiều tầng dài 150 mét, rộng 110 mét và cao 28 mét.
Những gì được khám phá cho thấy Caral là một đô thị phát triển mạnh trong khoảng thời gian các kim tự tháp vĩ đại của Ai Cập đang được xây dựng
Các nhà sử học tin rằng Caral chính là khuôn mẫu cho thiết kế đô thị của các nền văn minh châu Mỹ trong vòng bốn thiên niên kỷ sau đó.
Di tích này có thể là chìa khóa để trả lời nhiều câu hỏi về nguồn gốc của nền văn minh bản địa phát triển trên dãy núi Andes
Các hiện vật tìm thấy tại Caral khẳng định nền văn minh này đã được người Inca sau đó kế thừa một phần, thể hiện qua hệ thống đếm bằng nút dây thừng Quipu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét