"Cọng" hủ tiếu hồ được trụng trong 1 nồi nước riêng rồi sau đó mới chan nước phá lấu và phủ hành phi lên |
Tên thường gọi là "hủ tiếu hồ" chứ món này lại chẳng liên quan gì đến cọng hủ tiếu cả. "Cọng” hủ tiếu mà ta thấy thực chất là những miếng bột mỏng gần như bánh ướt nhưng dày hơn và có hình vuông (cỡ 40 x 40mm).
Còn chữ "hồ" thì cũng có nhiều lý giải. Có ý kiến cho rằng trong nguyên bản của người Tiều phần nước lèo có pha thêm một chút bột năng để có được độ hồ sệt. Cũng có người cho rằng chữ "hồ" này để gợi nhớ về cộng đồng người Tiều tập trung ở tỉnh Hồ Nam (phía Nam Trung Quốc).
"Cọng” hủ tiếu mà ta thấy thực chất là những miếng bột mỏng gần như bánh ướt nhưng dày hơn và có hình vuông (cỡ 40 x 40mm) Hủ tiếu hồ ăn chung với phá lấu (lòng heo) khìa từ cải chua |
Cách ăn phá lấu của người Tiều được hình thành từ những lần cúng kiếng, giỗ chạp. Con heo cúng ăn không hết, để giữ được lâu ngày thì phải đem tẩm ướp sau bỏ vào nồi ăn dần.
Nồi nước phá lấu gồm các gia vị như ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc. Còn phần thịt của heo bất cứ bộ phận nào cũng đều nấu phá lấu được, từ lưỡi, tai heo, ruột heo cho đến bao tử...
Ở Sài Gòn món này có thể tìm thấy trong Chợ Lớn, quận 06, quận 08 hay quận 11... Không phổ biến như hủ tiếu hay mì, hủ tiếu hồ chủ yếu thường xuất hiện chung với hủ tiếu sa tế trong các quán của người Tiều.
Ông Phua Gek Sia bên món phá lấu bí truyền của mình Xắt lòng vừa lấy từ nồi hầm ra Công đoạn múc bánh và làm phá lấu rất nhịp nhàng |
Cách thưởng thức hủ tiếu hồ ở đây cũng gần gũi với nguyên bản hơn, khi bánh hủ tiếu và phá lấu được dọn riêng chứ không cùng chung 1 tô như ở Sài Gòn. Ngoài ra còn có các món ăn kèm như đậu hủ, trứng, da heo... và tất nhiên không thể thiếu món cải chua quen thuộc.
Một trong những tiệm hủ tiếu hồ được yêu thích nhất nhì Singapore nằm ở khu ăn uống lâu đời Old Airport Road (khá gần khu Katong với món mì cà ri Laksa trứ danh). Điều thú vị là ở đây chỉ phục vụ trong giờ trưa, và thông thường người ta phải xếp hàng 15 đến 20 phút mới đến lượt phục vụ.
Chủ tiệm, ông Phua Gek Sia, đã bán món này được gần 30 năm. Với ông Phua, việc kinh doanh ăn uống có lẽ là phù hợp nhất vì tiệm của chỉ cần bán vài tiếng đồng hồ mỗi ngày là đã đủ doanh thu rồi.
Vị ngon của món hủ tiếu hồ quán ông Phua nằm ở bí quyết hầm phá lấu. Để khi ăn vào, thực khách cảm nhận rõ rệt vị béo ngọt của miếng phá lấu mà không hề còn lại chút mùi nào. Một phần hủ tiếu hồ đầy đủ dọn ra sẽ bao gồm 1 tô hủ tiếu hồ với màu nước sánh đậm quen thuộc cùng dĩa phá lấu thơm lừng. Món này phải ăn thong dong mới cảm nhận hết sự tinh túy. Gấp từng cọng bánh, ăn cùng
Một trải nghiệm thú vị để so sánh với những biến tấu của hủ tiếu hồ ở Sài Gòn. Những món ngon của người Tiều luôn do chính họ tự thực hiện và gìn giữ bí quyết chứ không hề chia sẻ cho ai cả. Có thể đó là nguyên do ẩm thực Tiều luôn gìn giữ được bản sắc dù ta thưởng thức ở bất cứ nơi nào.
Tân Nhân
(từ Singapore)
(từ Singapore)
51 Old Airport Road #01 135 - 136, 390051
Mở cửa: 11h30 sáng đến 4h chiều (nghỉ vào thứ Hai)
Giá: Hủ tiếu hồ ($5/phần)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét