Đằng sau vẻ đẹp thanh bình của Gaiola lại che giấu một số phận dữ dội.
Gaiolalà một trong những hòn đảo thuộc thành phố Naples của Ý, là một khu vực có khoảng 40 hecta biển được bảo tồn mà gọi là "Công viên dưới nước Gaiola". |
Gaiola bao gồm hai hòn đảo nhỏ tuyệt đẹp và thanh bình, nằm trên biên giới phía nam bờ biển Posillipo. Một trong hai hòn đảo nhỏ ở đây có một biệt thự đơn độc, hòn đảo còn lại không có người ở. Một cây cầu nhỏ xinh xinh kết nối hai hòn đảo lại với nhau, chỉ cách xa nhau một vài mét. Cây cầu trông rất hẹp và không ai nghĩ rằng đây là kiến trúc nhân tạo. |
Hòn đảo này được đặt tên từ các hang hốc nằm rải rác ở bờ
biển Posillipo, có nguồn gốc từ tiếng Latin “cavea” có nghĩa là "ít
hang”. Ban đầu, các hòn đảo nhỏ được biết đến như Euplea - một người bảo
vệ sự an toàn cho ngành hàng hải và cũng là nơi đặt ngôi đền nhỏ tôn
thờ thần vệ nữ Venus. Ngoài ra hòn đảo còn có một số di tích khác, ngay
bên dưới hai hòn đảo nhỏ này còn có một số cấu trúc thời kỳ La Mã, hiện
nay là ngôi nhà chung cho các loài sinh vật biển cư trú. Vào đầu thế kỷ 19, hòn đảo là nơi sinh sống của một ẩn sĩ có biệt danh là "The Wizard". Ngay sau đó, nhà văn Norman Douglas tác giả của của cuốn “Land of Siren” muốn xây dựng một biệt thự trên đảo. |
Hòn đảo này là một nơi rất hoàn hảo và thích hợp cho
những người nghỉ hưu. Tuy nhiên, người dân địa phương tin rằng đây là
một nơi bị nguyền rủa, ma ám. Sự nổi tiếng của hòn đảo đã đến từ khi
những người chủ sở hữu căn biệt thự lần lượt qua đời và gặp những tai
ương trong cuộc sống sau đó. Chuyện kể rằng vào khoảng những năm 1920, người ta phát hiện người sở hữu tòa biệt thự là Hans Braun, người Thụy Sĩ bị giết và bị bọc trong một tấm thảm tại biệt thự. Sau một thời gian ngắn vợ của ông cũng bị chết đuối dưới biển. |
Chủ sở hữu tiếp theo của căn biệt thự là Otto Grunback,
người Đức, cũng đã qua đời vì một cơn đau tim đột ngột trong khi đang
sống trên đảo. Một số phận không may tương tự xảy ra với nhà công nghiệp dược phẩm Maurice -Yves Sandoz, ông đã tự tử trong một bệnh viện tâm thần ở Thụy Sĩ sau khi mua lại căn biệt thự này. Chủ nhân sau đó là một nhà công nghiệp thép của Đức, Baron Karl Paul Langheim, đã bị trượt dài vì đời sống hoang lạc mà tự hủy hoại tài sản của mình bấy lâu xây dựng nên. |
Hòn đảo này cũng thuộc về Gianni Agnelli, người đứng đầu
thương hiệu ô tô Fiat của Ý, ông có một đứa con trai duy nhất cũng tự tử
trên hòn đảo này. Sau cái chết bất ngờ của con trai mình, Gianni đã bắt
đầu chăm lo cho đứa cháu trai là Umberto Agnelli để thừa kế sản nghiệp
Fiat của ông, nhưng Umberto cũng qua đời vì một căn bệnh ung thư hiếm
gặp ở tuổi 33. Lại một chủ sở hữu khác, tỷ phú Paul Getty. Sau khi mua hòn đảo này, thì cháu nội của ông bị bắt cóc. Chủ của hòn đảo cuối cùng là Gianpasquale Grappone đã phải ngồi tù khi công ty bảo hiểm của ông bị thất bại. Ngày nay, căn biệt thự hoàn toàn bị bỏ hoang. |
Căn biệt thự trên đảo với những cái chết kì lạ lần lượt xảy đến đã khiến không ít người nghĩ nó bị ma ám, bị nguyền rủa mà ngày nay không còn ai dám đến sinh sống. Tuy mang một số phận sát chủ, nhưng căn biệt thự trên đảo nói riêng và cả khu vực đảo xinh đẹp thanh bình này nói chung vẫn luôn nhộn nhịp và hấp dẫn du khách viếng thăm mỗi ngày. |
Hòn đảo bao gồm một công viên khảo cổ học, một công viên dưới nước và một số di tích lịch sử dọc theo bờ biển. Centro Studi Interdisciplinari, một điều hành viên của khu vực đã tiến hành mở rộng nhiều hoạt động giải trí cho du khách như những chuyến du ngoạn quanh đảo, chèo thuyền, bơi lội, ngắm chim… |
Theo Tri Thức
Lời nguyền chết chóc trên đảo Gaiola
Đảo Gaiola là một trong những hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Naples (Ý). Hòn đảo này bị cho là mang một lời nguyền chết chóc reo rắc bất hạnh cho bất cứ ai sở hữu nó.
Nằm trên diện tích rộng 42ha, thực chất đảo Gaiola bao gồm hai hòn đảo nhỏ tuyệt đẹp và thanh bình. Nằm trên biên giới phía nam của Posillipo và rất gần với bờ biển – khoảng 30m, hòn đảo này rất dễ tiếp cận nên thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Tuy nhiên họ chỉ dám đứng từ xa để chiêm ngưỡng và ít ai dám đặt chân lên hòn đảo này.
Điều ấn tượng ở đảo Gaiola là mặc dù có 2 đảo nhỏ nằm gần nhau nhưng chỉ có một biệt thự duy nhất và để nối hai đảo nhỏ người ta cho xây dựng một cây cầu nhỏ, cây cầu rất đẹp mà nhìn từ xa người ta dễ nhầm tưởng đó là một vòm đá tự nhiên.
Ban đầu đảo có tên là Euplea – tên một vị thần luôn bảo vệ cho những người đi biển. Sau này người ta mới đổi lại thành Gaiola, theo tiếng địa phương có nghĩa là “hang động nhỏ”, do trên đảo có khá nhiều hang hốc. Trên đảo còn có một ngôi đền nhỏ để thờ nữ thần sắc đẹp Venus.Ngoài ra, nơi đây vẫn còn một số di tích từ thời La Mã. Đặc biệt dưới chân hòn đảo, người ta tìm thấy rất nhiều kiến trúc La Mã bị chìm sâu dưới nước. Một số người cho rằng nhà thơ Virgil đã từng đến hòn đảo này để dạy học.
Đầu thế kỷ 19, hòn đảo này là nơi sinh sống của một ẩn sĩ. Sau đó, nhà văn Norman Douglas – tác giả của cuốn “Land of the Siren” lại sở hữu hòn đảo này. Có một thời gian, hòn đảo này là nơi nghỉ ngơi hoàn hảo cho những người thích ở ẩn. Tuy nhiên, người dân địa phương truyền tai nhau rằng hòn đảo có một lời nguyền bí ẩn, hầu như ai sở hữu nó cũng gặp bất hạnh hoặc chết bất đắc kỳ tử.
Năm 1920, ông Hans Braun – một chủ sở hữu người Thụy Sĩ đã bị giết một cách thê thảm, xác của ông được bọc trong một tấm thảm. Một thời gian ngắn sau đó, vợ ông cũng bị chết đuối ngay trong vùng đảo này. Người chủ tiếp theo của khu biệt thự là ông Otto Grunback – một người Đức đã qua đời trong một cơn đau tim khi đang trên đảo. Một cái chết tiếp theo đó là Mauric Yves Sandoz - người đã tự tử trong một bệnh viện tâm thần ở Thụy Sĩ. Tiếp đến là ông chủ tập đoàn xe Fiat – Gianni Agnelli cũng chung số phận. Sau cái chết bất ngờ của Gianni Agnelli, người con trai duy nhất của ông cũng tự tử và cháu trai ông qua đời vì mắc một căn bệnh ung thư cực hiếm gặp. Người chủ cuối cùng là Gianpasquale Grappone thì bị bắt giam khi công ty bảo hiểm của ông bị phá sản.
Sau những cái chết bí ẩn, giờ hòn đảo bỏ hoang không có ai sinh sống, thậm chí người ta còn không dám đến gần mà chỉ đứng từ xa để chiêm ngưỡng hòn đảo đẹp nhưng chứa nhiều điều bí ẩn này.
Theo Duy Dũng
TTVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét