Ngoài rượu Mao Đài nổi tiếng khắp thế giới, Trung Quốc còn nhiều loại đồ uống lạ, ngon và bổ dưỡng mà có thể bạn chưa biết.
Dưới đây là 18 loại đồ uống đáng thử nhất, dành cho khách du lịch tới Trung Quốc.
1. Bia đen Sinkiang
Còn có tên là bia đen Xinjiang, loại bia này thoang thoảng mùi lạc và có xuất xứ từ vùng Tây Bắc Trung Quốc. Bia đen Sinkiang khá nặng, có vị ngọt của đường đen. Loại bia này hợp với thịt cừu và các loại gia vị đi cùng thịt. Bạn có thể thử bia này ở bất kỳ nhà hàng kiểu Xinjiang nào.
2. Rượu whisky pha trà xanh
Dân ăn đêm ở Trung Quốc rất thích đồ uống này. Khi pha rượu whisky với trà xanh ngọt, món đồ uống có vị dịu ngọt rất hấp dẫn. Vì vậy, nhiều quán bar hạng sang cũng pha chế món này. Bạn hãy thử ở nhà hàng Vics, trong sân vận động công nhân ở quận Chaoyang, Thượng Hải, Trung Quốc.
3. Trà sữa trân châu
Một trong những món đồ uống nổi tiếng không chỉ ở Trung Quốc mà khắp thế giới, đó là trà sữa dùng kè thạch hay trân châu. Trà sữa ở Trung Quốc có vị hơi đắng sau khi uống. Những viên trân châu dai dẻo được làm từ sắn và có độ mềm nhất định. Nếu bạn có dịp đến Trung Quốc, hãy thử món này ở Bakery 85 độ C, một chuỗi tiệm bánh có mặt ở hầu hết các thành phố.
4. Soda muối
Một loại đồ uống có ga được ưa chuộng từ những năm 1960, đây chính là đồ giải khát được người dân Trung Quốc yêu thích nhất trước khi có Coca-Cola. Thứ nước ngọt sủi bọt này có vị chanh và bạc hà rất sảng khoái. Nhiều hàng tạp hóa ở Trung Quốc có bán soda muối, nhất là các hàng ở Thượng Hải.
5. Cà phê Yunnan
Giới sành sẽ rất thích hạt cà phê vị quế của hãng AiNi. Không đậm đặc bằng các hạt khác nhưng loại cà phê này lại có vị quế và hương thảo mộc mạnh. Vì vậy, hơn 98% sản lượng cà phê của Trung Quốc đến từ vùng Yunnan. Đến cả chuỗi café nổi tiếng Starbucks cũng để ý đến AiNi: hai hãng đã ký hợp đồng sáp nhập tháng 2/2012. Hãy thử cà phê Yunnan ở tất cả các hàng Starbucks tại Trung Quốc.
6. Trà Tieguanyin
Advertisement
Còn được biết đến dưới tên "Ngọc Quan Âm", Tieguanyin vừa là trà xanh vừa là trà đen nhưng lại có màu hơi vàng. Với mùi hương hoa dịu nhẹ và vị kết hợp chua - ngọt - đắng, loại trà hảo hạng này còn có dư vị mật ong sau khi uống xong. Bạn có thể mua loại trà này ở nhiều nơi bán trà khắp Trung Quốc nhưng nơi có Tieguanyin ngon nhất là Anxi ở tỉnh Fujian. Khi trà được thu hoạch vào mùa xuân và mùa hạ, lá trà ở đây được gọi là "những lá ngọc lục bảo". Còn nếu bạn muốn thử trà thôi thì hãy đến Wan Ling Tea House ở Thượng Hải.
7. Jiuniang (rượu gạo ủ)
Được uống từ bát như súp nhưng thực ra Jiuniang chính là một loại rượu có lượng cồn thấp, được ủ hoa mộc nên có mùi thơm nhẹ nhàng. Có rất nhiều loại rượu gạo được bày bán trong siêu thị nhưng trong nhà hàng thì không có loại rượu này. Nếu bạn muốn thử, hãy nếm Jiuniang trong dịp lễ Đông chí.
8. Sữa đậu nành
Đậu tương vàng được thu hoạch khắp Trung Quốc để làm sữa đậu nành. Người Trung Hoa miêu tả món đồ uống này "có một vị ngọt nhẹ tự nhiên". Khi kết hợp nhiều loại đậu khác nhau thì sữa sẽ có vị khác nhau. Nhiều người cũng tự làm đồ uống này tại nhà. Tất cả các quầy tạp hóa đều có cả sữa đậu nành ngọt và sữa đậu nành không ngọt.
9. Trà hoa cúc
Có vị và mùi hơi ngái của hoa cúc, loại trà này không chỉ là đồ uống thông thường mà còn là một vị thuốc. Trà hoa cúc có nhiều công dụng đối với sức khỏe như giảm cholesterol và chữa bệnh viêm xoang. Thứ trà này rất phổ biến trong các nhà hàng và quán trà ở Trung Quốc, nhưng nổi tiếng nhất là ở Hồ Bắc, Hàng Châu hay núi Hoàng Sơn.
10. Bia Tsingtao
Bia Tsingtao là bia Trung Quốc phổ biến nhất thế giới, được bán ở 62 quốc gia. Một loại bia nhẹ với vị mạch nha, Tsingtao rất dễ uống và không bị đắng. Được sản xuất ở thành phố ven biển Thanh Đảo, bia Tsingtao sử dụng nước suối từ Lao Sơn, tỉnh Sơn Đông, một vùng núi nổi tiếng với nguồn nước tinh khiết. Hoa bia, men và mạch được nhập khẩu từ Australia và Canada.
11. Sữa dừa
Sữa dừa đóng chai của Trung Quốc được làm từ dừa nấu cùng sữa, nước và đường nên đặc hơn nước dừa thường thấy. Có vị rất ngọt, sữa dừa có mặt ở khắp Trung Quốc, đặc biệt là ở các tỉnh phía nam.
12. Rượu hoa mộc
Được uống sau bữa tối, thứ rượu này rất giống rượu Pháp và có thể dùng nóng hoặc lạnh. Rượu có vị ngọt và có hương đặc biệt của loài hoa Ou Wenmin. Thức uống này phổ biến ở Quế Lâm, một tỉnh ở phía nam Trung Quốc.
13. Suanmeitang (nước mận chua)
Đồ uống dịu lạnh này là bạn đồng hành lý tưởng của các món Trung Quốc cay và nóng. Vị chua ngọt cũng giúp bạn đỡ bị bỏng lưỡi. Được làm từ mận chua, quả sơn tra, rễ cam thảo, muối hạt và hoa mộc, Suanmeitang phổ biến nhất vào mùa hè và có dạng bột, dạng nước hoặc được đóng chai.
14. C100
Phiên bản Trung Hoa của nước điện giải đóng chai thường thấy chính là C100. Có từ vị chanh đến vị bưởi, C100 không chỉ giàu vitamin mà còn có vị chua ngọt rất thú vị. Loại nước điện giải này được bán ở khắp các tiệm tạp hóa.
15. Bột coca, muối và phô mai
Advertisement
Nghe rất lạ nhưng thứ đồ uống này là bằng chứng cho sự sáng tạo của người Trung Quốc. Đây là phiên bản "Tàu" của sữa chocolate bọt. Nhiều người gọi món này là "que kem phô mai" vì cả bột coca, muối và phô mai được pha vào một cốc sữa. Vị chocolate đậm đặc hòa quyện với vị mặn của phô mai tạo nên một đồ uống hấp dẫn. Hãy thử món này ở Happy Lemon, một chuỗi café phổ biến khắp Trung Quốc.
16. Wahaha Nutri-express
Có vị như kẹo, Wahaha Nutri-Express là hỗn hợp nước hoa quả và sữa. Độ đặc của đồ uống này khá giống sữa lắc và là một trong những đồ uống đóng chai bán chạy nhất Trung Quốc. Hãy thử nước giải khát này ở các hàng tạp hóa.
17. Trà lạnh
Dù nhiều quầy trà tại miền Nam Trung Quốc bán trà lạnh tự làm hay trà thảo mộc, nhưng vẫn có những hãng trà nổi tiếng như Wang Lao Ji và Jia Duo Bao. Cả hai hãng đều dùng chung một công thức và có vị gần như nhau. Thứ trà này được uống từ thời nhà Thanh, có vị mật ong và bạc hà, trà thảo mộc làm dịu cổ họng và không quá ngọt. Hãy thử trà này ở khắp các cửa hàng ở Trung Quốc.
18. Kvass
Kvass du nhập vào Trung Quốc từ thế kỷ 19 và là món đồ uống ngọt rất phổ biến, đặc biệt là tại Tân Cương và Cáp Nhĩ Tân. loại nước uống này lên men từ lúa mạch hoặc bánh mì đen, thường có vị thảo mộc, bạc hà, nho khô hoặc dâu tây. Kvass chỉ có độ cồn 1% và hơi đặc. Hãy thử món bia này ở Y Ninh, gần biên giới Trung Quốc - Liên Xô cũ.
Bảo Khuê (theo CNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét