Đại sảnh ở Burhanpur - nơi di hài hoàng hậu Mumtaz Mahal được quàn trong suốt 6 tháng
GD&TĐ - Vinh quang và hùng vỹ đã đưa tên tuổi của lăng mộ Taj Mahal đứng sánh ngang hàng với bất kỳ kiến trúc tiêu biểu nào khác trên thế giới: Tòa lăng mộ khổng lồ dựng bằng đá cẩm thạch trắng của hoàng đế Mughal Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal nổi bật trên nền trời và nhìn thấy nó là người ta biết đó là Ấn Độ.
Nhà vua nặng lòng yêu vợ
Nằm cách đó độ 500 dặm đường ở phía Tây Nam các đường phố náo nhiệt ở Agra (tiểu bang Madhya Pradesh) lại là thành phố hẻo lánh, buồn tẻ Burhanpur, nơi từng giữ một chương rất khác về cuộc sống ở thế giới bên kia của cố hoàng hậu Mumtaz. Ở đó, ngập trong dòng khách du lịch, là tàn tích lung linh của Ahukhana – nơi an giấc ngàn thu ban đầu của hoàng hậu Mumtaz.
Lão ông Mohammed Shehzada Asif Khan, 72 tuổi, nhiếp ảnh gia, người từng tổ chức Lễ hội tôn vinh Mumtaz Mahal ở Burhanpur trong vòng 40 năm qua, không giấu niềm tự hào cho biết: “Với tư cách là đại diện cho các cư dân của nền văn minh cổ đại rực rỡ, tận đáy lòng chúng tôi biết ơn sâu sắc đến di sản văn hóa của ông cha. Nhưng với con số từ 7 đến 8 triệu lượt du khách đổ về Taj Mahal mỗi năm, nhưng không một ai hay biết về sự tồn tại của Ahukhana, lăng mộ đầu tiên của hoàng hậu Mumtaz Mahal”.
Kiến trúc Ahukhana được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16 dùng làm công viên nuôi dưỡng hươu nai cho hoàng đế Shah Jahan. Vườn thượng uyển nằm trườn trên khuôn viên lên tới 6 dặm, nó bao gồm 2 khối cấu trúc chính, một tòa cung điện nhỏ được trang trí với hình hoa văn gân lá cây cùng với một hàng cột trụ được biết đến dưới cái tên Baradari. Chính cái Baradari này là nơi đã tiệm di hài của hoàng hậu
Mumtaz khoảng 6 tháng sau khi bà qua đời. Tuy nhiên đến ngày nay, tòa lăng mộ bị bỏ hoang phế với cỏ dại mọc bạt ngàn, những vách tường vẽ lam nham chữ graffiti, các hàng cột xuất hiện nhiều vết nứt đáng báo động. Hoàng đế Shah Jahan cai trị một đế quốc rộng lớn từ thủ đô Delhi ở phía Bắc đất nước.
Cuối thập niên 1620, đế quốc của nhà vua bị bao vây bởi những cuộc nổi dậy từ các vương quốc Deccani ở miền Nam Ấn. Nhằm dập tắt tình trạng bất ổn, Shah Jahan đã thiết lập một trung tâm chỉ huy ở Burhanpur (cửa ngõ dẫn vào miền Nam Ấn Độ, nơi nổi tiếng với sản phẩm vải hoa và “hang ổ” thuốc phiện), và trực tiếp điều binh khiển tướng từ chính thành phố này trong suốt 2 năm.
Hoàng đế Shah Jahan sống ở cung điện lớn Shahi Qilla trên bờ sông Tapti nằm không xa vườn hươu. Trong chính tòa cung điện đó hoàng hậu Mumtaz đã tạ thế đột ngột trong lúc hạ sinh đứa con thứ 14 vào ngày 17 tháng 6 năm 1631. Về chuyện này, có đoạn viết: “Suy nhược vì bị băng huyết, hoàng hậu Mumtaz thì thào vào tai người chồng đang tột cùng đau khổ vì yêu vợ, nàng cầu xin chàng đừng lấy vợ nữa.
Lời đề nghị cuối cùng của hoàng hậu là xây cho nàng một lăng mộ như bối cảnh thiên đường trên Trái đất như những gì mà trong các giấc mơ của hoàng hậu đã trải qua. Các quan trong triều đình Shah Jahan đã tỉ mỉ ghi chép lại hoàn cảnh về cái chết của hoàng hậu chỉ vài phút sau khi bà sinh con gái: Khi mang viên trân châu cuối cùng, thân thể hoàng hậu như hệt một con trai”.
Một tuần sau khi hoàng hậu Mumtaz tắt hơi, hoàng đế Shah Jahan không thiết triều, có vẻ như cuộc sống không còn có gì có thể khiến ngài lưu luyến nữa. Sử gia Nandkishore Devda cho biết: “Triều đình cấp tập lo tang lễ cho hoàng hậu, các quan lại đều bận y phục trắng. Sầu muộn vì thương vợ vắn số đến nỗi tóc của vua Shah Jahan chuyển sang xám bạc chỉ trong một đêm, và 2 năm tiếp theo đó nhà vua càng không ngó ngàng gì tới các thú vui trần thế.
Vào dịp lễ hội Eid, nhà vua đau khổ khóc than, ngậm ngùi buồn bã trước sự mất mát của người vợ mà người nhất mực yêu dấu”. 6 tháng sau ngày mất, xác của hoàng hậu Mumtaz được ướp như thể người đang còn sống ngay tại Ahukhana. Vào mỗi thứ Sáu hàng tuần, nhà vua đọc kinh cầu an Fateha cầu mong linh hồn vợ nhanh siêu thoát tại Baradari.
Hoang tàn phế tích Ahukhana
Thời kỳ đó, Ahukhana được dùng làm nơi nghỉ mát của hoàng gia Mughal, nơi đây có những đài phun nước cùng những dòng kênh rải đầy cánh hoa hồng. Khu phức hợp Baradari được xây dựng tuyền bằng đá sa thạch màu hoa hồng và được trang trí lộng lẫy bằng vô số bức bích họa tinh xảo. Cảnh sắc huy hoàng đó ngày nay không còn nữa.
Một tuyến đường mòn đầy bùn dẫn vào phế tích, nơi đây hầu như không thể lui tới chí ít là vào mùa mưa. Vì không được duy tu đúng cách thế nên dù mang tầm quan trọng lịch sử, nhưng không có nhiều du khách đến thăm Ahukhana, lác đác chỉ độ 80 đến 100 người mỗi tháng mà thôi. Mặc dù khảo sát, nhưng ban quản lý lại không bỏ tiền sửa chữa nên thành thử tình hình càng thêm tồi tệ.
Lý do xây dựng lăng mộ Taj Mahal
6 tháng sau khi hoàng hậu Mumtaz qua đời, vào ngày 14 tháng 12 năm 1631, một đoàn tang lễ hoành tráng đã một lần nữa di quan hoàng hậu từ Burhanpur đến Agra. Suốt 22 năm cho tới khi lăng mộ Taj Mahal được hoàn thiện (năm 1653), xác ướp của hoàng hậu đã được giữ bí mật ở đâu đó trên bờ sông Yamuna.
Tuy nhiên đối với cư dân ở Burhanpur, lăng mộ đầu tiên của cố hoàng hậu còn hơn cả một nhà mồ, nó là một phần kho báu trong lịch sử của Mughal theo một lẽ riêng. Burhanpur là nơi có số đông đảo người dân đam mê di sản, họ chỉ ra rằng tòa lăng mộ trắng ngà Taj Mahal có thể đã được dựng lên thay cho Ahukhana. Ông Rafiq Shaikh, cư dân Burhanpur tròn 52 tuổi, người nặng lòng với các câu chuyện dân gian, cho rằng có 3 lý do để hoàng đế Shah Jahan không dùng Burhanpur là nơi an táng vĩnh viễn người vợ yêu dấu của mình.
3 lý do đó là: “Cát ở Burhanpur đa phần là bị nhiễm mối không thích hợp để giữ ổn định cho một cấu trúc khổng lồ; Đá cẩm thạch dùng để dựng lăng mộ Taj Mahal được chuyển tới từ Rajasthan, nơi này nằm gần Agra hơn; Hoàng đế muốn hình ảnh của tòa lăng mộ phản chiếu xuống dòng sông khi nó được xây dựng xong. Vì dòng sông Tapti ở Burhanpur có dòng chảy hẹp hơn sông Yamuna, vì thế để giúp thu hút vẻ đẹp lung linh của Taj Mahal, hoàng đế Shah Jahan đã chốt chọn Agra”.
Đối với người dân ở Burhanpur, phế tích Ahukhana vẫn còn đáng giá, và nhiều hải cảng giàu có mong muốn bảo vệ nó. Gần đây, Bộ Du lịch Ấn Độ đã khởi động một dự án gọi là “Chấp nhận di sản”, trong đó kêu gọi các cá nhân quyên tiền bạc để dùng vào việc duy tu Ahukhana, nơi này sẽ có các tiện nghi cơ bản và tiên tiến tùy thuộc vào tiến độ sửa chữa kịp thời.
Ông Mahajan tự hào nói: “Chúng tôi đang nghiên cứu về công tác hậu cần, và kêu gọi những người quan tâm đầu tư thêm về thời gian và tiền bạc để bảo vệ Ahukhana. Thành phố chúng tôi ăn sâu vào lịch sử triều đại Mughal và chúng tôi hy vọng một ngày nào đó thế giới sẽ thừa nhận tầm quan trọng văn hóa này”.
Nằm cách đó độ 500 dặm đường ở phía Tây Nam các đường phố náo nhiệt ở Agra (tiểu bang Madhya Pradesh) lại là thành phố hẻo lánh, buồn tẻ Burhanpur, nơi từng giữ một chương rất khác về cuộc sống ở thế giới bên kia của cố hoàng hậu Mumtaz. Ở đó, ngập trong dòng khách du lịch, là tàn tích lung linh của Ahukhana – nơi an giấc ngàn thu ban đầu của hoàng hậu Mumtaz.
Lão ông Mohammed Shehzada Asif Khan, 72 tuổi, nhiếp ảnh gia, người từng tổ chức Lễ hội tôn vinh Mumtaz Mahal ở Burhanpur trong vòng 40 năm qua, không giấu niềm tự hào cho biết: “Với tư cách là đại diện cho các cư dân của nền văn minh cổ đại rực rỡ, tận đáy lòng chúng tôi biết ơn sâu sắc đến di sản văn hóa của ông cha. Nhưng với con số từ 7 đến 8 triệu lượt du khách đổ về Taj Mahal mỗi năm, nhưng không một ai hay biết về sự tồn tại của Ahukhana, lăng mộ đầu tiên của hoàng hậu Mumtaz Mahal”.
Kiến trúc Ahukhana được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16 dùng làm công viên nuôi dưỡng hươu nai cho hoàng đế Shah Jahan. Vườn thượng uyển nằm trườn trên khuôn viên lên tới 6 dặm, nó bao gồm 2 khối cấu trúc chính, một tòa cung điện nhỏ được trang trí với hình hoa văn gân lá cây cùng với một hàng cột trụ được biết đến dưới cái tên Baradari. Chính cái Baradari này là nơi đã tiệm di hài của hoàng hậu
Mumtaz khoảng 6 tháng sau khi bà qua đời. Tuy nhiên đến ngày nay, tòa lăng mộ bị bỏ hoang phế với cỏ dại mọc bạt ngàn, những vách tường vẽ lam nham chữ graffiti, các hàng cột xuất hiện nhiều vết nứt đáng báo động. Hoàng đế Shah Jahan cai trị một đế quốc rộng lớn từ thủ đô Delhi ở phía Bắc đất nước.
Cuối thập niên 1620, đế quốc của nhà vua bị bao vây bởi những cuộc nổi dậy từ các vương quốc Deccani ở miền Nam Ấn. Nhằm dập tắt tình trạng bất ổn, Shah Jahan đã thiết lập một trung tâm chỉ huy ở Burhanpur (cửa ngõ dẫn vào miền Nam Ấn Độ, nơi nổi tiếng với sản phẩm vải hoa và “hang ổ” thuốc phiện), và trực tiếp điều binh khiển tướng từ chính thành phố này trong suốt 2 năm.
Hoàng đế Shah Jahan sống ở cung điện lớn Shahi Qilla trên bờ sông Tapti nằm không xa vườn hươu. Trong chính tòa cung điện đó hoàng hậu Mumtaz đã tạ thế đột ngột trong lúc hạ sinh đứa con thứ 14 vào ngày 17 tháng 6 năm 1631. Về chuyện này, có đoạn viết: “Suy nhược vì bị băng huyết, hoàng hậu Mumtaz thì thào vào tai người chồng đang tột cùng đau khổ vì yêu vợ, nàng cầu xin chàng đừng lấy vợ nữa.
Lời đề nghị cuối cùng của hoàng hậu là xây cho nàng một lăng mộ như bối cảnh thiên đường trên Trái đất như những gì mà trong các giấc mơ của hoàng hậu đã trải qua. Các quan trong triều đình Shah Jahan đã tỉ mỉ ghi chép lại hoàn cảnh về cái chết của hoàng hậu chỉ vài phút sau khi bà sinh con gái: Khi mang viên trân châu cuối cùng, thân thể hoàng hậu như hệt một con trai”.
Một tuần sau khi hoàng hậu Mumtaz tắt hơi, hoàng đế Shah Jahan không thiết triều, có vẻ như cuộc sống không còn có gì có thể khiến ngài lưu luyến nữa. Sử gia Nandkishore Devda cho biết: “Triều đình cấp tập lo tang lễ cho hoàng hậu, các quan lại đều bận y phục trắng. Sầu muộn vì thương vợ vắn số đến nỗi tóc của vua Shah Jahan chuyển sang xám bạc chỉ trong một đêm, và 2 năm tiếp theo đó nhà vua càng không ngó ngàng gì tới các thú vui trần thế.
Vào dịp lễ hội Eid, nhà vua đau khổ khóc than, ngậm ngùi buồn bã trước sự mất mát của người vợ mà người nhất mực yêu dấu”. 6 tháng sau ngày mất, xác của hoàng hậu Mumtaz được ướp như thể người đang còn sống ngay tại Ahukhana. Vào mỗi thứ Sáu hàng tuần, nhà vua đọc kinh cầu an Fateha cầu mong linh hồn vợ nhanh siêu thoát tại Baradari.
Hoang tàn phế tích Ahukhana
Thời kỳ đó, Ahukhana được dùng làm nơi nghỉ mát của hoàng gia Mughal, nơi đây có những đài phun nước cùng những dòng kênh rải đầy cánh hoa hồng. Khu phức hợp Baradari được xây dựng tuyền bằng đá sa thạch màu hoa hồng và được trang trí lộng lẫy bằng vô số bức bích họa tinh xảo. Cảnh sắc huy hoàng đó ngày nay không còn nữa.
Một tuyến đường mòn đầy bùn dẫn vào phế tích, nơi đây hầu như không thể lui tới chí ít là vào mùa mưa. Vì không được duy tu đúng cách thế nên dù mang tầm quan trọng lịch sử, nhưng không có nhiều du khách đến thăm Ahukhana, lác đác chỉ độ 80 đến 100 người mỗi tháng mà thôi. Mặc dù khảo sát, nhưng ban quản lý lại không bỏ tiền sửa chữa nên thành thử tình hình càng thêm tồi tệ.
Lý do xây dựng lăng mộ Taj Mahal
6 tháng sau khi hoàng hậu Mumtaz qua đời, vào ngày 14 tháng 12 năm 1631, một đoàn tang lễ hoành tráng đã một lần nữa di quan hoàng hậu từ Burhanpur đến Agra. Suốt 22 năm cho tới khi lăng mộ Taj Mahal được hoàn thiện (năm 1653), xác ướp của hoàng hậu đã được giữ bí mật ở đâu đó trên bờ sông Yamuna.
Tuy nhiên đối với cư dân ở Burhanpur, lăng mộ đầu tiên của cố hoàng hậu còn hơn cả một nhà mồ, nó là một phần kho báu trong lịch sử của Mughal theo một lẽ riêng. Burhanpur là nơi có số đông đảo người dân đam mê di sản, họ chỉ ra rằng tòa lăng mộ trắng ngà Taj Mahal có thể đã được dựng lên thay cho Ahukhana. Ông Rafiq Shaikh, cư dân Burhanpur tròn 52 tuổi, người nặng lòng với các câu chuyện dân gian, cho rằng có 3 lý do để hoàng đế Shah Jahan không dùng Burhanpur là nơi an táng vĩnh viễn người vợ yêu dấu của mình.
3 lý do đó là: “Cát ở Burhanpur đa phần là bị nhiễm mối không thích hợp để giữ ổn định cho một cấu trúc khổng lồ; Đá cẩm thạch dùng để dựng lăng mộ Taj Mahal được chuyển tới từ Rajasthan, nơi này nằm gần Agra hơn; Hoàng đế muốn hình ảnh của tòa lăng mộ phản chiếu xuống dòng sông khi nó được xây dựng xong. Vì dòng sông Tapti ở Burhanpur có dòng chảy hẹp hơn sông Yamuna, vì thế để giúp thu hút vẻ đẹp lung linh của Taj Mahal, hoàng đế Shah Jahan đã chốt chọn Agra”.
Đối với người dân ở Burhanpur, phế tích Ahukhana vẫn còn đáng giá, và nhiều hải cảng giàu có mong muốn bảo vệ nó. Gần đây, Bộ Du lịch Ấn Độ đã khởi động một dự án gọi là “Chấp nhận di sản”, trong đó kêu gọi các cá nhân quyên tiền bạc để dùng vào việc duy tu Ahukhana, nơi này sẽ có các tiện nghi cơ bản và tiên tiến tùy thuộc vào tiến độ sửa chữa kịp thời.
Ông Mahajan tự hào nói: “Chúng tôi đang nghiên cứu về công tác hậu cần, và kêu gọi những người quan tâm đầu tư thêm về thời gian và tiền bạc để bảo vệ Ahukhana. Thành phố chúng tôi ăn sâu vào lịch sử triều đại Mughal và chúng tôi hy vọng một ngày nào đó thế giới sẽ thừa nhận tầm quan trọng văn hóa này”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét