Quốc gia Trung Đông có diện tích nhỏ với 1,4 triệu dân không được nhiều du khách biết đến.
Tối 23/8, Olympic Việt Nam đối mặt với đội Bahrain trong trận đấu vòng 1/8 của Asiad 2018 tại Indonesia. Tuy nhiên, nhiều người có thể còn chưa biết các thông tin về quốc gia Trung Đông này. Dưới đây là một số điều thú vị về Bahrain, theo Telegraph. Ảnh: Lâm Thỏa.
Với diện tích khoảng 760 km2, Bahrain chỉ lớn hơn hai quốc gia châu Á khác là Singapore và Maldives. Nằm ngoài khơi bờ biển phía đông Arab Saudi, Bahrain là tập hợp của những hòn đảo nhỏ với khoảng 1,4 triệu dân, theo thông số từ US News.
Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ tháng 4, Bahrain xếp thứ 23 trong top 29 nước giàu nhất thế giới, với GDP đầu người hơn 50.000 USD một năm. Ảnh: Alamy.
Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ tháng 4, Bahrain xếp thứ 23 trong top 29 nước giàu nhất thế giới, với GDP đầu người hơn 50.000 USD một năm. Ảnh: Alamy.
Video Player is loading.
0:00
/
1:42
Loaded: 0%
Bahrain nhìn từ trên cao. Video: Khalid Al-Muharraqi.
Tiểu vương quốc này là một quần đảo nhưng bạn có thể lái xe từ một quốc gia khác thẳng tới đây mà không cần phải lên phà. Con đường nối thẳng từ thành phố Al Khobar của Arab Saudi tới Bahrain có thể phục vụ 25.000 phương tiện một ngày. Ảnh: Mogaznews.
Là mắt xích quan trọng trong nhiều thế kỷ trên bản đồ chính trị của Trung Đông, Bahrain mới chỉ là một quốc gia độc lập trong 47 năm. Người dân nước này giành lại lãnh thổ từ hoàng đế Shah của Iran vào năm 1971, gia nhập Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab ngay sau đó. Ảnh: Ventures Onsite.
Đây là quốc gia đầu tiên tổ chức giải đua F1 Grand Prix tại Trung Đông từ năm 2004, với nhà vô địch năm đó là Michael Schumacher. Ảnh: AP.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế vào 2016, Bahrain là quốc gia có lượng tiêu thụ điện bình quân đầu người lớn nhất châu Á và là quốc gia "khát" năng lượng thứ ba trên thế giới, sau Iceland và Na Uy.
Phụ nữ Bahrain thường năng động hơn phần lớn phái đẹp tại những quốc gia Arab khác, với trình độ học vấn cao và làm việc trong nhiều ngành nghề, theo Commisceo Global. Họ cũng có quyền bầu cử. Ảnh: Playzoa.
Quy tắc trang phục của phụ nữ Bahrain khá cởi mở, song phụ nữ tại một số vùng nông thôn vẫn đeo mạng che mặt hijab và áo choàng dài truyền thống abayah. Ảnh: Al Bawaba.
Thời trang phương Tây phổ biến ở Bahrain, nhưng một bộ phận nam giới vẫn mặc áo choàng truyền thống và khăn trùm đầu màu trắng kaffiyeh, buộc một dải dây tết từ lông lạc đà gọi là iqal trang trí công phu, đặc biệt là trong giới chính trị gia. Trong ảnh là Hoàng tử Bahrain, Sheikh Nasser bin Hamad al-Khalifa, một người bạn thân thiết với Hoàng tử Dubai. Ảnh: IBT.
Ẩm thực truyền thống của Bahrain sẽ hấp dẫn những thực khách hợp khẩu vị người Trung Đông. Những món nổi bật là sốt houmous, viên bột đậu chiên falafel, rau trộn tabbouleh và bánh mì kẹp thịt shawarma thường xuyên xuất hiện trong thực đơn nhà hàng. Ảnh: Destination KSA.
Một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Bahrain là "machboos" - món thịt hoặc cá giống với cơm gà biriyani Ấn Độ, song sử dụng hỗn hợp các loại gia vị Trung Đông. Ảnh: Cheapflights.
Bahrain có hai công trình được UNESCO công nhận là di sản thế giới, gồm khu khảo cổ Qal'at al-Bahrain, và đường mòn dài 3,5 km, Bahrain Pearling Trail (ảnh) trên đảo Muharraq - nơi những người lặn mò ngọc trai từng đi lại từ khoảng 2000 năm trước Công nguyên. Ảnh: Time Out Bahrain.
Khi người Bahrain mời bạn dùng bữa tại nhà, nếu thức ăn được đặt dưới sàn, hãy ngồi bắt chéo chân hoặc quỳ như gia chủ. Không bao giờ để chân bạn chạm vào thảm thức ăn, chỉ ăn bằng tay phải.
Bạn hãy thử mỗi món một chút, đôi khi khách danh dự sẽ được mời những món sang nhất như đầu cừu. Chừa lại một ít thức ăn khi đã hết bữa được coi là hành động lịch sự, thể hiện chủ nhà đã thiết đãi khách hào phóng. Ảnh: Cheap flights.
Khám phá cuộc sống thường ngày ở Bahrain. Nguồn: Jeff Lanuza.
Khách Tây ngơ ngác khi lần đầu nghe tên quốc gia Bahrain
Khi nghe đến Bahrain, cặp vợ chồng đến từ châu Âu không thể hình dung quốc gia này nằm ở đâu trên bản đồ thế giới.
Anna và Thomas Alboth là đôi vợ chồng trẻ đến từ Ba Lan và Đức, có chung sở thích đi du lịch khắp thế giới. Cách đây vài năm, khi gia đình 4 người tới Jordan, họ đã bắt gặp những du khách rất thân thiện mỉm cười với mình. Những người này đến từ Bahrain - một cái tên hoàn toàn xa lạ với Anna và Thomas thời điểm đó. Thậm chí, cặp du khách đã không kiềm chế được và bật ra câu hỏi: "Bahrain ư? Đó là cái quái gì vậy?".
Với sự tò mò và ấn tượng vì vẻ lịch thiệp của người Bahrain, năm 2014, hai vợ chồng quyết tâm đến quốc gia nhỏ bé ở vùng Vịnh để tìm hiểu và khám phá về đất nước, con người.
Anna, Thomas và hai con gái. Ảnh: The family without borders.
|
Khi đến Bahrain, họ không biết bất kỳ ai. Tin tức về quốc gia này cũng rất ít trên mạng. Sau khi tra cứu, họ chỉ biết thêm rằng đây là một trong những thiên đường trên trái đất, là quốc gia được cai trị bởi đức vua đáng kính Hamad bin Isa Al Khalifa, và giá xăng dầu vỏn vẹn 20 cent (chưa đến 5.000 đồng) một lít, vợ chồng Thomas viết trên The family without borders.
Tuy nhiên, cũng vì đây là một quốc gia Trung Đông nên bạn bè Anna và Thomas cũng có nhiều định kiến về nơi này. Khi biết cả hai đã tới đó, họ gửi cho hai vợ chồng "hàng nghìn" câu hỏi về cuộc sống của người dân nơi đây: phải chăng người dân Bahrain rất giàu có? Những người phụ nữ ở đây không được đối xử bình đẳng như nam giới? Họ có được phép mua bao cao su không? Họ có được phép ôm ai đó hay nhảy múa không? Gia đình hoàng gia ở đó trông thế nào?
Theo vợ chồng Anna, người dân Bahrain rất thân thiện.
|
Về trang phục, người dân ở đây cũng mặc giống các quốc gia vùng Vịnh khác. Đàn ông mặc thobes (loại áo dài tay, có chiều dài tới mắt cá chân) và đội khăn keffiyeh. Với phụ nữ, họ mặc áo choàng đen abayas che kín đầu tóc và người. Họ đôi khi cũng đeo mạng che mặt.
Tuy nhiên, nhà Alboth đều có cảm tình với những người dân này. Anna cho biết khi nhìn mắt người dân, họ đều thấy nếp nhăn nhẹ nơi cuối mắt - dấu hiệu cho biết người dân đang mỉm cười với bạn. Và bất kể là già trẻ, lớn bé, gái trai, họ đều mỉm cười mỗi khi nhìn thấy du khách. Điều này giúp du khách có cảm giác như họ được hoan nghênh và chào đón.
Một người phụ nữ Bahrain mỉm cười khi ống kính máy ảnh của vợ chồng Anna - Thomas chĩa đến. Ảnh: The family without borders.
|
Anna cũng thoải mái trò chuyện, đặt câu hỏi với người dân Bahrain. Họ không hề khô cứng như trong tưởng tượng. Mọi người vui vẻ trả lời các câu hỏi của khách du lịch, vì điều đó thể hiện sự quan tâm của du khách tới đất nước của họ.
Người dân cũng giải thích rất chi tiết về các vấn đề tôn giáo, văn hóa. Anna cùng Thomas luôn cảm thấy an toàn khi trò chuyện cùng họ.
Bahrain (tên gọi chính thức là Vương quốc Bahrain), là một quốc gia quân chủ Arab trên vịnh Ba Tư. Đây là đảo quốc gồm một quần đảo nhỏ tập trung quanh đảo Bahrain, nằm giữa Qatar và duyên hải đông bắc của Arab Saudi, theo Wiki. Nơi này có diện tích 780 km², là quốc gia nhỏ thứ ba tại châu Á sau Maldives và Singapore.
25 sự thật thú vị về Bahrain
Bahrain là quốc gia thuộc khu vực Tây Á, Trung Đông, với diện tích tự nhiên nhỏ nhưng có nền kinh tế phát triển nhờ chủ yếu từ hoạt động khai thác dầu mỏ.
Olympic Việt Nam sẽ chạm trán với Olympic Bahrain ở vòng 1/8 môn bóng đá trong khuôn khổ giải đấu ASIAD 18 vào 19h30 tối nay (23/8).
Tuy nhiên, dường như Bahrain là cái tên khá xa lạ với người Việt. Trên thực tế, đây là một trong số những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và nằm trong danh sách những quốc gia đáng sống và làm việc nhất dành cho người nước ngoài.
Dưới đây là 25 điều thú vị về Vương quốc Bahrain có thể bạn chưa biết:
1. Bahrain có tên gọi chính thức là Cộng hòa Bahrain, đây là quốc gia thuộc khu vực Tây Á, Trung Đông. Bahrain là nước nhỏ nhất Trung Đông và bé thứ 3 tại châu Á. Bahrain thực ra là một quần đảo bao gồm 33 đảo lớn nhỏ khác nhau. Đảo lớn nhất mà hầu hết mọi người sinh sống trên đó dài 55 km, rộng 18 km và những vùng như Sitra hay Muharraq đều là những hòn đảo tách biệt.
2. Trong tiếng Ả Rập, Bahrayn là dạng kép của “bahr”, có nghĩa là “biển”, vì thế “al-Bahrayn” có nghĩa là “hai biển”.
3. Một số người nghĩ rằng Khu vườn Địa Đàng tọa lạc ở chính vùng đất này bởi vì nó rất giống với vùng đất cổ của nền văn minh Dilmun, mà nhiều học giả chấp nhận đây là khu vực bao trùm toàn bộ Bahrain.
4. Ngoài các giếng nước ngọt tự nhiên từng xuất hiện rất nhiều ở Bahrain, phía bắc quốc gia này còn có những nơi mà khu vực nước ngọt nổi lên ngay giữa xung quanh vùng nước mặn.
5. Trường Anh quốc Bahrain giữ kỷ lục thế giới về số người cùng tung đồng xu lớn nhất. Là một hoạt động của Ngày Toán thế giới tổ chức vào năm 2010, sự kiện tung đồng xu này đã thu hút hơn 1117 nhân viên và sinh viên cùng tham gia và đã được ghi vào Sách kỷ lục Guinness thế giới.
6. Trung tâm Thương mại Thế giới Bahrain là tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới tích hợp tuabin gió vào thiết kế. Mỗi tuabin có đường kính 29 m và có khả năng tạo ra 675 Kilowatt giờ từ năng lượng gió. Tòa tháp cao 240 m đã từng giành được một số giải thưởng quốc tế bao gồm giải thưởng LEAF (Diễn đàn Kiến trúc sư hàng đầu châu Âu) cho hạng mục sử dụng công nghệ tốt nhất trên một không gian lớn.
7. Quốc kỳ Bahrain từng là lá cờ lớn nhất trên thế giới, lập kỷ lục Guinness thế giới năm 2004 với chiều dài 169,5 m và rộng 97,1 m. Năm điểm đỏ biểu thị năm trụ cột của đạo Hồi. Lá cờ Bahrain lâu đời nhất được biết đến là màu đỏ. Năm 1820, quốc đảo đã ký một hiệp ước với Vương quốc Anh và từ đó một sọc trắng đã được thêm vào lá cờ để ám chỉ thỏa thuận ngừng bắn.
Năm 1932, một đường răng cưa được thêm vào để phân biệt lá cờ của Bahrain với những nước láng giềng. Lá cờ ban đầu có 28 điểm trắng, nhưng đã giảm xuống còn 8 điểm vào năm 1972 và tiếp tục giảm xuống năm điểm vào năm 2002.
8. Hiến Pháp mới được đưa ra vào năm 2002 trao quyền cho Nghị viện được bầu và cho phép phụ nữ có quyền bỏ phiếu bầu cử.
9. Theo số liệu được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố vào tháng 4/2018, Bahrain thuộc danh sách 29 nền kinh tế có GDP bình quân đầu người cao hơn 45.000 USD mỗi năm. Cụ thể, GDP (đồng giá sức mua)/đầu người của quốc gia này là 50.102 USD.
10. Houda Ezra Ebrahim Nonoo - người gốc Do Thái là nữ đại sứ của Bahrain tại Mỹ. Bà là người Do Thái đầu tiên và là người phụ nữ thứ 3 được chỉ định làm đại sứ của Bahrain.
11. Người Do Thái Bahrain là một trong những cộng đồng Do Thái nhỏ nhất thế giới. Đây từng là nhà của khoảng 1500 người Do Thái. Ngày nay cộng đồng này còn khoảng xấp xỉ 37 người và vẫn giữ được một giáo đường (dù không hoạt động), một nghĩa trang của người Do Thái.
12. Hiến pháp của Bahrain đảm bảo tự do tôn giáo, ở đây vẫn có nhiều nhà thờ thuộc các đạo khác nhau như Nhà thờ Thánh Christopher, Nhà thờ Thánh Tâm (Công giáo), Nhà thờ Tin Lành Quốc gia, Nhà thờ Malayalee Bahrain ở Nam Ấn Độ, Nhà thờ Chính Thống St Mary (Chính Thống giáo Ấn Độ), St Peter's Nhà thờ Chính Thống giáo Jacobite Syrian, Giáo hội Thoma Mar (Kerala-based Christian) và Hội ái hữu Saar.
13. Cộng đồng Ấn Độ vẫn được phục vụ với một số trung tâm tôn giáo Hindu bao gồm một ngôi đền trong khu chợ, được cho là có tuổi đời từ 60 đến 100 tuổi, cũng có thêm khoảng năm ngôi đền nữa và sáu người theo đạo Sikh.
14. Alice Thomas Samaan là một Kitô hữu nổi tiếng của Bahrain, là đại sứ vương quốc của Bahrain tại vương quốc Anh.
15. Theo trang web của CIA, nhóm tuổi lớn nhất ở Bahrain là 25-54 tuổi và số lượng đàn ông gần gấp đôi, vào khoảng 461.613 người, còn số lượng nữ giới chỉ khoảng 241.032 người (số liệu năm 2012).
16. Có hơn 330 loài chim đã được ghi nhận ở quần đảo Bahrain, 26 loài trong số đó sinh sản tại đây. Chim Ô tác Houbara, loài chim quý hiếm ở đây thường di cư vào mùa thu. Nhiều hòn đảo và vùng biển cạn có tầm quan trọng toàn cầu đối với việc lai tạo chim cốc Socotra với số lượng được ghi nhận lên đến 100.000 cặp trên đảo Hawar.
17. 18 loài động vật có vú được tìm thấy trên các đảo ở Bahrain với các loài động vật như linh dương gazen, thỏ sa mạc và nhím Âu, tất cả đều phổ biến trong tự nhiên. Ngoài ra còn có 25 loài lưỡng cư và bò sát cùng 21 loài bướm và 307 loài thực vật được ghi nhận tại đây.
18. Sinh cảnh biển ở Bahrain cũng rất đa dạng, bao gồm các bãi cỏ biển và bãi bồi rộng lớn, các rặng san hô rải rác cùng các đảo ngoài khơi. Các thảm cỏ biển là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng đối với các loài động vật đang bị đe dọa như bò biển và rùa xanh. Vào năm 2003, quốc đảo này đã cấm săn bắt bò biển, rùa và cá heo trong vùng lãnh hải.
19. Bahrain còn có 5 khu bảo tồn thiên nhiên được chỉ định rõ, 4 trong 5 khu là môi trường biển. Các khu vực sinh sản của chim cốc Socotra trên Hawar là lớn nhất trên thế giới và khu vực tìm kiếm thức ăn cho bò biển trên đảo Hawar là khu tập trung lớn thứ 2 thế giới bên ngoài nước Úc.
20. Dù là một trong những quốc gia có diện tích tự nhiên nhỏ nhất châu Á, chỉ khoảng 760 km2, dân số hơn 1,3 triệu người, Bahrain lại là quốc gia có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người lên tới hơn 50.000 USD/năm. Nền kinh tế Bahrain chủ yếu dựa vào khai thác dầu mỏ.
21. Đây là nơi đóng quân của Hạm đội thứ 5 của Mỹ hoạt động ngoài khơi Bahrain. Sự hợp tác giữa quốc đảo này và Mỹ đã trở nên mạnh mẽ qua thời gian khi trong quá khứ các phi công Bahrain đã thực hiện các cuộc không kích tại Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh đầu tiên vào năm 1991.
22. Bahrain được chỉ định là một đồng minh không chính thức của NATO vào năm 2001. Khối đồng minh không thuộc NATO (MNNA) là mệnh danh của tổ chức do chính phủ Mỹ đưa ra để gọi các đồng minh thân cận có mối quan hệ làm việc chiến lược với các lực lượng vũ trang Mỹ nhưng không phải là thành viên của NATO. Dù trên thực tế, MNNA không tự động bao gồm bất cứ một hiệp ước bảo vệ lẫn nhau nào với Mỹ, nhưng nó lại được trao một loạt các lợi thế quân sự và tài chính mà các quốc gia không phải là NATO không thể đạt được.
23. Mỏ dầu đầu tiên tại Vịnh Ả Rập được tìm thấy ở Bahrain vào năm 1932. Ngành sản xuất dầu mỏ đã tăng đáng kể khoảng 150.000 thùng vào năm ngoái - tăng khoảng 40.000 thùng so với vài năm trước đó.
24. Qal’at al-Bahrain (bến cảng và thủ đô của vùng đất cổ của nền văn minh Dilmun) và Khu vực khai thác ngọc trai ở Bahrain, Muharraq, từng được ghi nhận là Di sản thế giới UNESCO lần lượt vào các năm 2005 và 2012.
25. Đường cao tốc King Fahd dài 25 km nối Bahrain với tỉnh phía đông của Saudi Arabia là một điểm đến thú vị, bạn có thể đi 1 nửa vòng con đường đó. Sẽ phải tốn gần 7 USD để qua trạm thu phí và nếu may mắn đi vào lúc hoàng hôn, bạn sẽ có cơ hội nhìn ngắm một quang cảnh vô cùng tuyệt vời. Nếu không có thị thực thì khi đi được nửa đường bạn sẽ phải quay lại.
Kiên Trần
Phạm Huyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét