Thư viện mới và hoành tráng này ở Trung Quốc là giấc mơ của hội “mọt sách”. Được xây dựng tại Thiên Tân, một đô thị ven biển cách Bắc Kinh khoảng 113 km, nó được tạo ra bởi các kiến trúc sư MVRDV từ Hà Lan, với thiết kế trông giống như một con mắt khổng lồ và các kệ sách trải dài từ sàn đến trần nhà. Các kiến trúc sư mô tả các bức tường đều là kệ sách liên tiếp nhau.
Trên hết là nét đẹp cổ điển và lộng lẫy của thư viện Abbey (Thụy Sĩ), nằm trong khu phố cổ St. Gallen tuyệt đẹp và tự hào là một trong những kiến trúc mang phong cách Rococo đẹp nhất châu Âu.
Là một kiệt tác High Baroque khác, thư viện ở Áo này thuộc về tu viện Vorau Augustinian (Vorau), cách Vienna khoảng một giờ đi xe. Nổi bật với lịch sử lâu đời, tòa nhà được xây dựng từ năm 1721 và chứa hơn 11.000 quyển sách - với quyển lâu đời nhất là hơn 800 năm tuổi. Quả địa cầu trong bức ảnh trên được vẽ bởi nhà địa lý người Ý Vincenzo Coronelli vào năm 1688. Đáng chú ý là, tất cả mọi thứ trong thư viện này vẫn tồn tại sau các vụ đánh bom của Nga trong suốt thế chiến thứ II, trong khi nhiều khu vực xung quanh đã bị tàn phá nghiêm trọng.
Với hơn 6 triệu cuốn sách, thư viện Đại học Trinity ở Đại học Dublin là thư viện lớn nhất ở Ireland. Nó được thành lập cùng với trường đại học vào năm 1592 và “Căn phòng dài” trong bức hình phía trên dài 65m là nơi chứa những quyển sách cổ nhất của thư viện.
Thư viện công cộng Stuttgart (Đức) được xây dựng bởi kiến trúc sư người Hàn Quốc Eun Young Yi vào năm 2011 và thiết kế khối lập phương 9 tầng lấp lánh. Vào ban đêm, toàn bộ tòa nhà sẽ được bao phủ bởi một màu xanh dương mờ ảo.
Hiện đại và trông giống như nơi cất giữ tiền của ngân hàng, thư viện rộng rãi này thuộc về Đại học Humboldt ở Berlin (Đức) và có khoảng 2,5 triệu cuốn sách. Nó được xây dựng vào năm 2009, với trần bằng thủy tinh tạo nên một không gian tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
Dù với thiết kế mang đầy tính nghệ thuật, thư viện này hầu như dành cho các nhà nghiên cứu khoa học. Nằm ở Görlitz (Đức), nó được thành lập vào năm 1779 bởi chính trị gia người Đức Karl Gottlob Anton, khi đó chỉ mới 27 tuổi, trong dịp lễ kỷ niệm Khai sáng và có chứa khoảng 140.000 quyển sách.
Là thư viện tu viện lớn nhất trên thế giới, viên ngọc của Áo này nằm dọc theo sông Enns và giáp với Vườn Quốc gia Gesäuse. Nó được thành lập vào năm 1074, và dù một trận hỏa hoạn lớn vào năm 1865 đã thiêu trụi các kho lưu trữ của nó, thư viện này vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Thư viện nằm trong Tu viện của Thánh Phêrô - được thành lập năm 696 - là thư viện lâu đời nhất của Áo, và chỉ được vào khi được sự cho phép đặc biệt của ban quản lý. Được chuyển từ phong cách trung cổ sang phong cách Rococo năm 1768, nó có khoảng 100.000 cuốn sách và cũng lưu giữ 800 bản thảo cổ xưa.
Nơi đây được đặt theo tên của nữ công tước Anna Amalia vào thế kỷ 18 - người đã cho xây dựng nó thành một thư viện từ một cung điện của mình. Thư viện tinh tế này đã trải qua một trận hỏa hoạn lớn vào năm 2004 và đám cháy đã thiêu rụi một số bản thảo quý giá. Một cuốn Kinh thánh năm 1534 của Martin Luther đã được cứu vớt kịp thời cùng với khoảng 60.000 cuốn sách khác, nhưng gần 10.000 bản gốc các tác phẩm của Shakespeare đã bị mất. Thư viện được khôi phục và mở cửa lại vào năm 2007.
Các bức tranh theo phong cách tiền Raphael phức tạp được vẽ bởi họa sĩ nổi tiếng William Morris và Dante Gabriel Rossetti này được trang trí trên các bức tường của thư viện Oxford Union, tạo nên nét độc đáo riêng cho thư viện.
Bức ảnh này được chụp ở phòng đọc Cohen nằm trong thư viện Oxford Lincoln College. Thư viện tuyệt đẹp này mở cửa đến 2 giờ sáng mỗi ngày cho những sinh viên chăm chỉ của mình, nhưng lại không mở cửa cho công chúng.
Dù bạn tin hay không, đây chỉ là hình ảnh của một thư viện trường học. Với 160.000 quyển sách trong toàn bộ 9 tầng, nơi đây phục vụ cho việc tập của sinh viên tại trường Phillips Exeter Academy ở New England (Hoa Kỳ). Được bắt đầu xây dựng vào năm 1965 bởi vì thư viện ban đầu đã hoàn toàn không đủ chỗ, thư viện này được hoàn thành vào năm 1971 và đã giành được nhiều giải thưởng kiến trúc đáng kể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét