Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Thánh sống tại Nepal - những đứa trẻ chân không chạm đất

Những Kumari không được phép rời khỏi nhà, trừ những dịp lễ thánh, bàn chân sẽ không bao giờ chạm đất mà các cô bé luôn có người bế đi.



Thánh sống tại Nepal - những đứa trẻ chân không chạm đất
Đến với một con phố nhộn nhịp tại Patan, Nepal, du khách có thể may mắn tìm thấy một tấm bảng nhỏ với dòng chữ viết tay chỉ dẫn nơi thánh sống đang ngự. Một vị thánh mới lên 7. Ảnh: Stephanie Sinclair.
Thánh sống tại Nepal - những đứa trẻ chân không chạm đất
Cô bé Yunika là một Kumari - một trong những vị thánh sống của truyền thống hàng trăm năm của Nepal. Người dân Nepal tin rằng bất kỳ ai dù chỉ có cơ hội thấy thấp thoáng bóng dáng của Kumari, đều sẽ gặp phước lành. Ảnh: Stephanie Sinclair.
Thánh sống tại Nepal - những đứa trẻ chân không chạm đất
Khi trở thành Kumari, Yunika vẫn sống cùng cha mẹ nhưng họ phải nghỉ việc để trở thành người chăm sóc toàn thời gian cho cô bé. Yunika không được phép rời khỏi nhà, trừ những dịp lễ thánh và chân của cô bé sẽ không bao giờ chạm đất. Yunika sẽ luôn được bế, kiệu khi cần di chuyển, ngay cả ở nhà. Mẹ của cô bé phải học để trang điểm cho con thành thạo. Ảnh: Reuters.

Thánh sống tại Nepal

Người dân tới dâng lễ cho một Kumari để mong được ban phước. Video: YouTube.
Thánh sống tại Nepal - những đứa trẻ chân không chạm đất
Ramesh Bajracharya: "Khi con gái được chọn làm Kumari, tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Bởi Kumari được coi là một trong những vị thánh sống được người Nepal tin yêu và coi trọng nhất". Ảnh: Pinterest.
Thánh sống tại Nepal - những đứa trẻ chân không chạm đất
Khi được hỏi về tuổi thơ khác lạ của con gái, bà Sabita Bajracharya trải lòng: "Tôi cảm thấy buồn một chút khi nhìn thấy những đứa trẻ khác vui chơi bên ngoài, nhưng bạn bè của con bé có thể đến nhà chơi với nó. Dù con gái yêu cầu bất cứ thứ gì, như búp bê hay điều gì khác... chúng tôi đều đáp ứng". Ảnh: Stephanie Sinclair.
Thánh sống tại Nepal - những đứa trẻ chân không chạm đất
Kumari nghĩa là "những cô gái chưa chồng" hay "trinh nữ". Để trở thành Kumari, những bé gái từ 2 tới 4 tuổi, phải đạt đủ những tiêu chuẩn đặc biệt đến kinh ngạc. Ảnh: EPA.
Thánh sống tại Nepal - những đứa trẻ chân không chạm đất
Đầu tiên, bản đồ chiêm tinh học của các bé gái phải vừa ý Đức vua của Nepal. Tiếp đó, các bé gái phải qua vòng kiểm tra 32 đặc điểm trên thân thể, với những yêu cầu như "mắt có lông mi như mắt bò", "bắp đùi giống hươu" hay "giọng nói thanh thoát như tiếng chim"... Bé gái cũng phải trải qua bài kiểm tra bí mật để tìm kiếm những dấu hiệu của lòng dũng cảm và tâm hồn thanh tịnh. Ảnh: EPA.
Thánh sống tại Nepal - những đứa trẻ chân không chạm đất
Một khi được chọn, bé gái ấy sẽ được coi như hóa thân của nữ thần Durga trong đạo Hindu.
Nhiều người đã nghe nói về Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị Phật sống của Tây Tạng. Người ta nói rằng linh hồn của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tái sinh thành một bé trai sau khi qua đời. Tương tự như Kumari, việc tìm kiếm Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng gồm nhiều khâu kiểm tra nghiêm ngặt. Ảnh: EPA.
Thánh sống tại Nepal - những đứa trẻ chân không chạm đất
Tuy nhiên, có một khác biệt lớn giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Kumari chính là những vị thánh sống của Nepal không "thiêng" cả đời. Đến tuổi dậy thì, những bé gái được chọn làm Kumari sẽ trở về cuộc sống của một người bình thường. Ảnh: HuffPost.
Thánh sống tại Nepal - những đứa trẻ chân không chạm đất
Rashmila Shakya (thứ 3, từ trái sang) từng là một Kumari từ năm 4 đến 12 tuổi. Nay đã ngoài 30, cô nói: "Khi tôi trở thành thánh sống, tôi không được phép ra ngoài. Cảm giác lúc ấy hơi ngột ngạt một chút. Sau khi tôi rời khỏi nhà Kumari, tôi gặp khó khăn khi đi lại ngoài đường". Ảnh: Pinterest.
Thánh sống tại Nepal - những đứa trẻ chân không chạm đất
Ngoài thách thức khi phải tập đi ở tuổi mới lớn, những cô gái từng là Kumari phải chịu áp lực khác lớn hơn - mang tiếng sát chồng. Người Nepal từ xa xưa mê tín rằng những người đàn ông lấy người từng làm thánh sống sẽ yểu mệnh.
Shakya bật cười khi được hỏi về điều này: "Đó chỉ là điều mê tín khi họ nói Kumari cứ lấy ai, người ấy sẽ chết. Tất cả những cô gái từng làm Kumari đều kết hôn, tôi cũng đã cưới được nửa năm". Ảnh: Paula Bronste.
Thánh sống tại Nepal - những đứa trẻ chân không chạm đất
Một vài nhà hoạt động xã hội lên án truyền thống Kumari, họ cho rằng đây là hành động bóc lột trẻ em. Nhưng vào năm 2008, Tòa án Tối cao Nepal bác lời kêu gọi chấm dứt hủ tục này. gọi Kumari là truyền thống có giá trị văn hóa.

Tháng 4/2015, trận động đất 7,8 độ khiến 8.000 người thiệt mạng. Nhiều làng mạc cùng những công trình lịch sử bị san phẳng. Khi ấy, người Nepal nhận thấy Kumari quan trọng hơn bao giờ hết. Vô số người dân tìm gặp những Kumari để cầu phước lành. Ảnh: Paula Bronste.
Thánh sống tại Nepal - những đứa trẻ chân không chạm đất
Cuộc sống của một Kumari có thể vô thực và kỳ lạ, nhưng với những người từng trải qua thời gian làm một vị thánh sống, đó như một đặc quyền trong tuổi thơ. Những người từng làm Kumari được hưởng uy tín cả cuộc đời của họ, cũng như một khoản trợ cấp suốt đời từ chính phủ Nepal.

Nhưng cựu Kumari, Rashmila Shakya, cho biết vinh dự lớn nhất là tiếp nối truyền thống cổ đại - đó là một nhiệm vụ thiêng liêng. "Điều tuyệt vời nhất khi trở thành một Kumari là việc bảo vệ nền văn hoá của tôi, như thể một nữ thánh đang hóa thân thành người giúp dân Nepal", Shakya nói. Ảnh: EPA.
Theo ABC

Phạm Huyền

Nữ thần sống được người Nepal thờ phụng

Cô bé 7 tuổi Yunika được người dân Nepal thờ phụng như một vị thần sống, có lông mi dày như lông mi bò, sẽ ban phước cho những ai chạm vào mắt mình.


nu-than-song-duoc-nguoi-nepal-tho-phung
Cô bé Yunika 7 tuổi đang là Kumari ở Nepal. Ảnh: News
Theo ABC News, Kumari có nghĩa là "cô gái chưa kết hôn" hoặc "trinh nữ" trong tiếng Nepal. Họ được coi là nữ thần sống, nhận sự thờ phụng và kính trọng của mọi người dân theo đạo Hindu và đạo Phật. 
Lịch sử tuyển chọn Kumari đã tồn tại hàng trăm năm và có quy định khắt khe. Người được chọn phải là bé gái có độ tuổi từ 2 đến 4. Ngày sinh tháng đẻ của cô bé theo chiêm tinh học, sẽ phải hỗ trợ cho nhà vua Nepal.
Ngoài ra, ngoại hình của Kumari cũng có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, như "lông mi dày rậm như lông mi bò", "giọng nói thanh như tiếng vịt", "đùi như đùi nai". Các cô bé cũng phải vượt qua những bài kiểm tra bí mật về sự can đảm và khả năng giữ bình tĩnh.
nu-than-song-duoc-nguoi-nepal-tho-phung-1
Yunika không được phép chạm chân xuống đất trong suốt thời gian làm Kumari. Ảnh: News
Những nữ thần trẻ em này phải sống cùng bố mẹ trong Ngôi nhà của Kumari ở thủ đô Kathmandu. Họ sẽ nghỉ việc để ở nhà, dành toàn thời gian chăm sóc Kumari và chỉ được phép rời khỏi nhà để tham dự các lễ tế. Trong lễ tế, Kumari sẽ được tô vẽ mặt, mặc trang phục nữ thần và ban phước lành cho người dân.
Nữ thần không được phép chạm chân xuống đất, kể cả ở trong nhà. Nữ thần sẽ ngồi trên kiệu, được bố mẹ bế hoặc cõng suốt thời gian làm Kumari.
Đối với Yunika, công việc này là một vinh dự, cũng là một tổn thất, vì em không thể có một tuổi thơ bình thường. Cô bé chỉ được phép chơi cùng bạn bè trong nhà, chứ không được phép chơi những trò ngoài trời.
"Khi con gái tôi được chọn làm Kumari, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc", Ramesh Bajracharya, bố của Yunika, nói. "Bởi vì Kumari được tôn thờ và coi như một vị thần sống ở Nepal".
Quãng thời gian được thờ phụng của mỗi Kumari không dài. Vai trò của họ kết thúc khi cô gái đến tuổi dậy thì, và một Kumari mới thay thế. Các cựu Kumari cũng gặp những khó khăn nhất định sau khi "nghỉ hưu".
nu-than-song-duoc-nguoi-nepal-tho-phung-2
Kumari chỉ được phép rời nhà mỗi dịp tế lễ. Ảnh: News
"Khi còn là Kumari, tôi không được phép đi bộ ngoài đường. Vì thế, sau khi hết vai trò Kumari, tôi cảm thấy không quen mỗi lần phải đi bộ ra đường", Rashmila Shakya, một cựu Kumari, 32 tuổi, nói.
Một khó khăn khác mà các cựu nữ thần phải đối mặt là sự mê tín dị đoan. Người Nepal cho rằng, Kumari là người cao số và ai lấy họ sẽ bị chết trẻ. 
"Nếu Kumari lấy chồng, anh ta sẽ chết trẻ. Đây là mê tín dị đoan", Shakya cho biết. Cô làm Kumari trong 8 năm, từ 4 tuổi tới 12 tuổi. "Tất cả các cựu Kumari đều lấy chồng. Bản thân tôi vừa kết hôn được 6 tháng".
Một số nhà hoạt động ở Nepal đã chỉ trích truyền thống Kumari, gọi đó là cưỡng bức trẻ em lao động. Tuy nhiên năm 2008, Tòa án Tối cao Nepal đã bác bỏ đơn yêu cầu chấm dứt truyền thống này, với lý do đây là truyền thống văn hóa của đất nước.
Vào tháng 4/2015, một trận động đất 7,8 độ richter làm rung chuyển Nepal, khiến 8.000 người thiệt mạng, nhiều làng mạc bị phá hủy, các di tích lịch sử nổi tiếng sụp đổ. 
Sau thảm họa, người Nepal càng tin tưởng hơn vào Kumari. Số người hành hương tới gặp Kumari để nhờ nữ thần ban phước lành tăng vọt. Trong lễ tế cầu mưa tổ chức năm nay ở Nepal, hàng nghìn người đã tới bày tỏ lòng tôn kính với cô bé 7 tuổi Yunaki, trong đó có cả thủ tướng Nepal.
Kumari, nữ thần sống ở Nepal:

Tất cả các cựu Kumari đều cho rằng, cuộc sống làm nữ thần có vẻ siêu thực và kỳ lạ, nhưng thời gian làm nữ thần đã ban cho họ đặc ân được tôn trọng suốt đời, cũng như khoản lương hưu trọn đời từ chính phủ Nepal. 
Đối với Shakya, vinh dự lớn nhất của người được tuyển chọn làm Kumari là tiếp tục duy trì truyền thống tổ tiên, một nhiệm vụ thiêng liêng. 
"Điều tuyệt vời nhất khi được làm Kumari đó là giúp bảo vệ truyền thống dân tộc", Shakya nói. 
X
 Hồng Hạnh

Nepal chọn bé ba tuổi làm 'nữ thần sống'

Bé gái ba tuổi được chọn làm Kumari (nữ thần sống) mới của thủ đô Kathmandu, Nepal và em sẽ giữ chức danh đó cho đến khi dậy thì.

nepal-chon-be-ba-tuoi-lam-nu-than-song
Bé gái được chọn làm nữ thần sống mặc trang phục cầu kỳ khi tham gia các buổi lễ đặc biệt. Ảnh: AFP.
Trishna Shakya sẽ làm lễ nhận danh hiệu Kumari trong buổi lễ ngày 28/9. Cô bé được chuyển đến sống tại cung điện ở quảng trường Durbar cổ xưa của Kathmandu, theo AFP.
Kumari là truyền thống trong Hindu giáo tôn thờ các bé gái trước tuổi dậy thì như hiện thân của nữ thần Taleju.
Khi Shakya trở thành Kumari, cô bé sẽ chỉ được phép rời khỏi nhà 13 lần một năm trong những ngày lễ đặc biệt. Em sẽ được rước kiệu qua Kathmandu trong trang phục và trang điểm cầu kỳ. Nữ thần không được phép chạm chân xuống đất nên cô bé luôn có người bế khi lên kiệu hay di chuyển.
Tiêu chuẩn để chọn Kumari rất khắt khe như phải có cơ thể không tì vết, ngực như sư tử, đùi giống đùi nai. Cô bé cũng phải chứng tỏ sự dũng cảm bằng cách không sợ hãi hay khóc lóc khi xem cảnh hiến tế trâu.
Truyền thống Kumari bị một số nhà hoạt động vì quyền trẻ em chỉ trích, nói rằng việc này tước đi tuổi thơ của cô bé được chọn làm nữ thần sống và việc sống biệt lập với xã hội gây trở ngại cho phát triển của các em.
Năm 2008, tòa án tối cao Nepal ra phán quyết rằng Kumari nên được đi học. Hiện Kumari được dạy học trong cung điện mình sinh sống.
Nhiều cô bé từng được chọn làm Kurami đã gặp khó khăn khi tái hòa nhập vào xã hội khi các em đến tuổi dậy thì. Số lượng gia đình cho con mình thi tuyển để làm Kumari ngày càng giảm trong những năm gần đây.
Phương Vũ

Cuộc đời bó buộc của các thánh nữ đồng trinh ở Nepal

Những cô gái được chọn để trở thành hóa thân của Nữ thần Trinh tiết phần lớn dành thời gian tuổi trẻ của mình chỉ để ngồi và vì không được phép chạm chân xuống đất nên họ dường như quên cả cách đi.

Nepal vốn được biết đến như vùng đất huyền bí, nơi còn tồn tại khá nhiều tục lệ truyền thống đặc biệt, lạ lẫm với du khách thế giới. Một trong số đó là việc tôn thờ Nữ thần Trinh tiết (Kimari Devi) của gia tộc Newar dòng dõi. Theo truyền thuyết, hóa thân của Durga - nữ thần tối cao trong tín ngưỡng Hindu - là những cô gái trẻ làm nghề thợ kim hoàn. Cho đến khi những cô gái đó đến tuổi dậy thì, họ sẽ được tôn thờ và bảo vệ như một nữ thần bởi hàng ngàn người theo đạo Hindu và cả Phật tử ở Nepal.
4-2449-1423905563.jpg
Các Thánh nữ (Kumari) sẽ được người dân tôn kính và sùng bái. Ảnh: Beforeitsnews.
Để trở thành người được chọn, Kumari tương lai phải trải qua hơn 30 bài kiểm tra khe khắt của những bậc trưởng lão. Một trong những yếu tố ban đầu để được lựa chọn là cô bé đó phải có một chiếc cổ mảnh mai như vỏ ốc xà cừ, đôi mắt dịu dàng của một con bò cái.
Tại bài kiểm tra tiếp theo, cô gái trẻ sẽ phải đi qua một căn phòng tối tăm với những chiếc đầu động vật đáng sợ và một người đàn ông đeo mặt nạ gớm ghiếc nhảy múa. Những phản ứng của cô sẽ được quan sát và ghi chép lại tỉ mỉ. Sau đó, cô bé cũng phải xác định chính xác những đồ vật mà vị thánh nữ tiền nhiệm đã sử dụng, tương tự như trong nghi lễ lựa chọn Phật Sống (Đạt Lai Lạt Ma) ở Tây Tạng.
2-2377-1423905564.jpg
Các Thánh nữ phần lớn giành thời gian để ngồi, và không được chạm chân xuống đất. Ảnh: Beforeitsnews.
Khi đã vượt qua mọi bài kiểm tra cần thiết và chính thức được công nhận, vị Kumari mới cùng gia đình mình sẽ được chuyển tới sinh sống ở một nơi riêng biệt dành cho Thánh nữ, có tên gọi là Kumari Bahal. Tại đây, Thánh nữ sẽ được bảo vệ cẩn thận, chỉ xuất hiện trước công chúng khi có dịp lễ hội. Cô thường được ngồi trên ngai vàng và nhận sự lễ bái thành kính của người dân. Do phong tục của người Nepal, các Thánh nữ không được để chân tiếp xúc với đất - vì người dân nơi đây cho rằng nền đất là thứ bẩn thỉu, không sạch sẽ - nên sẽ được di chuyển bằng cách ngồi xe, kiệu hay trong vòng tay của người thân mọi lúc mọi nơi.
Một Kumari có cuộc sống hoàn toàn khác so với trẻ em cùng tuổi. Cô bé sẽ không đi học và hiếm khi ra khỏi nơi mình sinh sống, không giao tiếp với ai trừ những người thân cận quanh mình cho đến khi xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Họ dành phần lớn thời gian ngồi một chỗ nên hầu như Thánh nữ nào cũng gần như quên cả cách đi. Khi đến tuổi dậy thì, Thánh nữ sẽ trải qua một nghi lễ đặc biệt kéo dài 12 ngày gọi là lễ Gufa - nghi lễ chính thức đánh dấu việc kết thúc "nhiệm kỳ" của mình.
Trong nghi lễ này, các Kumari sẽ tắm trong dòng sông Bagmati ở Patan, Nepal. Sau đó, cô sẽ mặc váy cưới truyền thống và trùm vải che mặt rồi được đưa ra ngoài để làm nghi lễ tế thần mặt trời. Kết thúc nghi lễ, cô gái bắt đầu cuộc sống của một thường dân, cô sẽ được giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Những ngày đầu tiên quay về với cuộc sống bình thường, các Thánh nữ thường rất yếu ớt, rụt rè. Đặc biệt là đôi chân của họ không khỏe mạnh như bạn bè cùng trang lứa. Hầu hết họ phải học cách tập đi lại từ đầu, và thời gian đó có thể kéo dài đến hàng năm.
1-4038-1423905565.jpg
Đối với nhiều Thánh nữ, việc được lựa chọn trở thành Kumari là một giấc mộng dài quá đẹp. Ảnh: Beforeitsnews.
Chanira Bajrachary - một cựu Thánh nữ 19 tuổi - nhớ lại cô đã có một thời kỳ khó khăn. Thậm chí cô không thể đi lại nếu không có sự giúp đỡ của mọi người. Thế giới bên ngoài cũng hoàn toàn xa lạ với cô. Chanira được chọn làm Thánh nữ từ khi 5 tuổi và kết thúc nhiệm kỳ 10 năm sau đó, sau khi cô dậy thì ở tuổi 15. Cô cũng gặp khó khăn trong giao tiếp khi đi học ở trường. Tuy nhiên mọi thứ với Chanira được giải quyết khá ổn thỏa. Cô hòa nhập nhanh với cuộc sống và hiện là sinh viên của đại học ngành quản trị kinh doanh ở Kathmandu. Mơ ước của Thánh nữ sau này sẽ trở thành một nhân viên ngân hàng. "Trước đây, Kumari không được phép kết hôn. Nhưng ngày nay mọi thứ đã thay đổi", Chanira cho biết.
Vì các Thánh nữ luôn phải ở trong nhà hoặc đền thờ, sinh hoạt cũng chịu ảnh hưởng từ những nghi thức truyền thống nghiêm ngặt nên một số tổ chức nhân quyền đã lên án Nepal và coi đây là một hình thức bóc lột trẻ em, khiến họ không có tuổi thơ hoàn hảo. Tuy nhiên quan điểm này không nhận được sự đồng tình của người dân bản địa. Chanira cho biết trở thành Thánh nữ là một giấc mộng đẹp đối với nhiều cô gái, dù sau đó họ có gặp khó khăn khi kết thúc nhiệm kỳ. Với cô, đây là một trong những kỷ niệm đẹp nhất trong đời, là niềm tự hào của cô và cả gia tộc.
Đường đến Nepal:
Nepal là quốc gia nằm ở Nam Á, giáp với Tây Tạng của Trung Quốc và Ấn Độ. Mùa cao điểm đón khách du lịch là mùa thu và xuân. Giá vé máy bay từ các nơi tới sân bay quốc tế ở thành phố Kathmandu phụ thuộc vào thời gian bạn đi trong năm, cao nhất vào mùa cao điểm.
Có các chuyến bay thẳng từ Bangkok tới Kathmandu, với giá vé một chiều vào khoảng 600 USD. Singapore, Hong Kong cũng có chuyến bay tới Nepal.
Tại Nepal, du khách rất dễ dàng để thuê một chiếc ô tô, tuy nhiên bạn nên mặc cả để có được giá cả hợp lý. Nếu thuê xe vào mùa hè, bạn nên chọn chiếc có điều hòa.
Nhiều du khách cũng chọn cho mình cách tới Nepal bằng xe đạp hoặc xe máy, đi từ Ấn Độ sang, tuy nhiên bạn phải trả thêm tiền cho chiếc xe khi qua cửa khẩu. Tại Nepal, bạn có thể dễ dàng tìm bán một chiếc xe bởi nhiều du khách khác lúc nào cũng có nhu cầu mua phương tiện đi lại này.
Anh Minh (theo Beforeitsnews)

Không có nhận xét nào: