(Dân trí) - Tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam gắn liền với bộ phim kinh điển “Tây du ký” phiên bản 1986. Để làm nên thành công bộ phim không thể thiếu được sự đóng góp của những địa điểm hùng vỹ. Cùng quay ngược thời gian nhìn lại hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, nhưng nơi họ đã đi qua để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả.
Để có được những thước phim huyền thoại, nữ đạo diễn Dương Khiết cùng các công sự đã đi dọc khắp Trung Quốc, kiếm tìm những vị trí phù hợp làm bối cảnh cho bộ phim.
Sông Bắc Đới nơi Hầu Vương xuất thế
Sông Bắc Đới nơi Hầu Vương xuất thế
Nữ đạo diễn bên cạnh dàn diễn viên chính chỉ đạo trong một cảnh quay
Sông Bắc Đới thuộc tỉnh Phúc Kiến là nơi đầu tiên đạo diễn Dương Khiết chọn là điểm quay nơi Hầu Vương xuất thế. Đây là nơi có những con sóng đánh dữ dội, đá hiểm trở, và đặc biệt có khối đá hình người nằm sát mép nước, rất phù hợp với bối cảnh Thạch Hầu ra đời.
Hoa Quả Sơn – Thủy Liêm Động
Thủy Liêm Động
Địa điểm quay nơi Tôn Ngộ Không làm chúa tể của bầy khỉ được quay tại Hoàng Quả Thụ là một trong những ngọn thác lớn nhất thế giới, nằm ở thành phố Anshun, tỉnh Quý Châu. Thác Hoàng Quả Thụ còn gọi là thác nước trắng với hình ảnh quen thuộc thác nước tung bọt trắng xóa hùng vĩ giữa thảm thực vật um tùm, tạo nên cảnh quay rất nên thơ.
Vẻ đẹp cuả thác Hoàng Quả Thụ
Thác Hoàng Quả Thụ cao 77,8m, trong đó thác chính cao 67m. Ngọn thác nổi tiếng từ sau khi lữ khách Xu Xiake thời nhà Minh tới thăm. Hiện nay, nơi này là điểm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước.
Cao Lão Trang: nhà “bố mẹ vợ” của Trư Bát Giới
Bối cảnh "nhà bố mẹ vợ" của Trư Bát Giới
Cảnh quay tại Cao Lão Trang, nơi nhân vật Trư Bát Giới lần đầu xuất hiện trong phim và sau này được Đường Tăng thu phục làm đồ đệ được quay tại thành phố Thanh Châu, giữa bán đảo Sơn Đông, được coi là một trong những “Cửu Châu” thời cổ.
Hỏa Diệm Sơn – Động Ba Tiêu
Hỏa Diệm Sơn
Cảnh đẹp hùng vĩ bên trong động Ba Tiêu
Hỏa Diệm Sơn theo các thư tịch cổ viết là “Xích Thạch Sơn”, là vùng đất sa thạch màu đỏ cằn cỗi bị xói mòn, thuộc dãy Thiên Sơn, Tân Cương, Trung Quốc. Do địa hình có sự xói mòn của nền đá sa thạch đỏ khiến dãy núi như đang “bùng cháy” tại những thời điểm nhất định trong ngày. Trong “Tây du ký”, khi đại náo thiên cung, Tôn Ngộ Không đập vỡ một lò luyện đan làm tàn lửa rơi xuống trần gian, tạo nên Hỏa Diệm Sơn.
Cung điện Nữ Nhi Quốc – Viên Lâm Tô Châu
Một cảnh quay trong tập phim ở Nữ Nhi Quốc
Vẻ đẹp của Viên Lâm Tô Châu
Những cảnh quay lãng mạn trong tập phim “Nữ Nhi Quốc” được Dương Khiết chọn bối cảnh ở Viên Lâm Tô Châu, nơi được gọi là “khu vườn cổ điển” ở thành phố này. Địa danh này là nơi hội tụ những tinh hoa nghệ thuật kiến trúc nhà vườn của Trung Hoa, vừa tinh tế giản dị, vừa mang nét lãng mạn, độc đáo. Đến cuối đời nhà Thanh, ở Tô Châu đã có hơn 170 khu nhà vườn. Hiện tại, chính quyền địa phương bảo tồn hoàn toàn 60 nhà vườn, mở cửa đón khách 19 nhà vườn. Trong năm 1997 và 2000, có 9 khu vườn cảnh ở đây được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Sào huyệt của Bạch Cốt Tinh
Vẻ đẹp hùng vĩ của Trương Gia Giới
Bối cảnh bộ phim “3 lần đánh Bạch Cố Tinh” được quay tại những cánh rừng nguyên sơ bên trong công viên quốc gia Trương Gia Giới, Hồ Nam. Tại đây, khán giả được chứng kiến nhiều cảnh quay ấn tượng với những lần bay lượn khắp không trung của Tôn Ngộ Không, cộng thêm thời tiết sương mù dày đặc ở khu vực này, khiến từng cảnh càng thêm huyền ảo. Đến nay, cái tên Trương Gia Giới đã trở thành điểm du lịch hút khách bậc nhất tại quốc gia này.
Hoàng Hà
Theo Sohu, QQ, 163
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét