Nhiều người sẽ bất ngờ khi tìm hiểu đời sống chốn phòng the của hoàng đế hay những cuộc tranh giành quyền lực ngấm ngầm nơi hậu cung.
Hàng trăm năm tồn tại như ẩn số với thế giới bên ngoài, Tử Cấm Thành từng là nơi ở của những người quyền lực nhất trong các triều đại Trung Hoa. Nhiều bí mật chỉ được mở ra khi các nhà sử học và khảo cổ học có cơ hội nghiên cứu công trình kiến trúc lịch sử đồ sộ này.
Cuộc chiến chốn thâm cung
Hàng nghìn cung tần mỹ nữ trong Tử Cấm Thành phải cạnh tranh với nhau từ khi còn là những đứa trẻ. Tất cả phải ganh đua để lọt vào mắt xanh của hoàng đế.
Dưới thời nhà Thanh xảy ra vụ Chính biến Mậu Tuất năm 1898. Khi ấy, Từ Hy thái hậu lệnh bắt giam hoàng đế Quang Tự (1871 - 1908) và các cận thần. Phi tần Trân phi vốn được hoàng thượng sủng ái cũng bị nhốt vào lãnh cung, cô cũng là cái gai trong mắt Long Dụ hoàng hậu.
Khi Bắc Kinh thất thủ trong Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900, triều đình phải lui về Tây An lánh nạn. Trước khi đi, Từ Hy thái hậu sai thái giám Lý Liên Anh xô ngã Trân phi xuống giếng nhỏ, lệnh cho hạ thủ lấy đá lấp lại. Có sách ghi, thi thể của Trân phi chỉ được đưa khỏi giếng một năm sau.
Ngày nay, du khách có thể tham quan giếng Trân phi trong sân nhỏ, nằm ở mạn phía đông bắc Tử Cấm Thành. Ảnh: Wiki Commons.
Nỗi đau của thái giám
Dưới triều nhà Minh (1368-1644), có tới 100.000 thái giám hầu hạ trong cung. Thái giám buộc phải tịnh thân để xóa bỏ mối đe dọa cho triều đình - họ không thể có con và ít có khả năng chiếm đoạt ngôi vị.
Nhiệm vụ của thái giám là phục vụ hoàng thất hàng ngày trong cung, và nhiều người từng được cất nhắc lên những vị trí quyền lực lớn như cố vấn chính trị cho hoàng đế.
Thái giám phục vụ Từ Hy thái hậu. Ảnh: Wiki Commons.
Theo truyền thống, những cậu bé được tuyển chọn từ trước khi dậy thì phải cắt bỏ toàn bộ cơ quan sinh dục. Nếu không chết vì nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mất máu, những cậu bé sẽ hồi phục trong khoảng 100 ngày.
Phần bị cắt bỏ được ngâm trong hũ thủy tinh để bảo quản, trước khi phơi khô và đặt vào túi nhỏ cho thái giám đeo bên hông. Phần này sẽ được chôn cất khi thái giám qua đời, để họ có thể trở lại làm đàn ông dưới cõi âm.
Do cơ quan sinh dục vẫn có khả năng phát triển, thái giám sau khi nhập cung sẽ được kiểm tra cơ thể mỗi năm một lần, quá trình này được gọi là kiểm tịnh. Không ít thái giám có tiếng là mang mùi hôi trên người, do tịnh thân chưa chuẩn khiến mắc chứng tiểu tiện khó kiểm soát, theo Morning Post.
Đời sống chăn gối của hoàng đế
Hoàng đế của các triều đại Trung Quốc có tới hàng nghìn cung tần, mỹ nữ chờ đợi trong chốn hậu cung. Trở thành phi tần của vua, những cô gái trẻ chỉ có hai nhiệm vụ: sinh con cho hoàng đế và thỏa mãn thú vui giường chiếu của ông ta.
Mỗi đêm, hoàng đế sẽ lựa chọn một cô gái để chiều chuộng mình. Thái giám có nhiệm vụ ghi chép hồ sơ của các phi tần để giải trình, những ai mang thai với vua sẽ được theo dõi đặc biệt.
Những phi tần được hoàng đế sủng ái sẽ có cuộc sống sung sướng, nhưng cũng trở thành cái gai trong mắt nhiều người chốn hậu cung. Ảnh: ifeng.
Theo sử sách, thái giám sẽ đưa phi tần vào buồng ngủ của hoàng đế và trói chân họ lại để không thể đi đâu quá xa. Các phi tần chỉ được phép mang trên mình một tấm khăn lụa, để không thể mang theo vật gì gây hại cho hoàng đế.
Phi tần cũng không được phép ở lại cả đêm bên hoàng đế, thái giám sẽ đưa họ lánh tới một phòng ngủ tạm thời và đợi đến sáng để trở về hậu cung.
Bí mật chốn thâm cung sau cánh cổng Tử Cấm Thành
Các mỹ nữ được tuyển chọn khắt khe để trở thành vợ của hoàng đế. Video: Smithsonian.
Tử Cấm Thành (hay còn gọi là Cố Cung) là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Đây từng là cung điện hoàng gia trong suốt hơn 600 năm, từ thời nhà Minh đến triều đại cuối cùng của nhà Thanh, có diện tích 720.000 m2, gồm 800 cung và 9.999 phòng.
Du khách đến Tử Cấm Thành sẽ dễ dàng nhận thấy nơi đây được chia làm hai khu, gồm Tiền Triều và Hậu Cung, nối với nhau bởi một sân dài. Tiền Triều ở phía nam dành cho các lễ nghi, còn Hậu Cung nằm ở phía bắc, nơi vua và hoàng hậu cùng hoàng thất sinh sống.
Do mỗi ngày ban quản lý chỉ đón tối đa 80.000 lượt khách, bạn nên đến tham quan vào buổi sáng. Nếu biết tiếng Trung, bạn có thể đặt tối đa 10 vé trên hệ thống bán vé trực tuyến, thanh toán qua các kênh nội địa như Alipay hoặc Zhinfubao.
Phạm Huyền
Tử Cấm Thành: Địa danh với những bí mật rùng rợn bậc nhất Trung Quốc
(VTC News) - Là một trong những điểm đến nổi tiếng ở Trung Quốc, với lịch sử hơn 5000 năm xây dựng và truyền tụng, Tử Cấm Thành được xem là một trong những biểu tượng hùng hồn của đất nước hùng cường này.?
Tử Cấm Thành là một cung điện nguy nga và là nơi trị vì của nhiều vị hoàng đế Trung Quốc từ triều đại nhà Minh cho đến hết thời kỳ nhà Thanh; đây là một ví dụ điển hình cho lối kiến trúc và nghệ thuật của Trung Quốc thời xưa, là nơi thu hút hàng triệu vị khách tứ phương đến thăm quan hàng năm.
Khu vườn bí mật bên trong Tử Cấm Thành
Sau gần một thế kỷ, Trung Quốc quyết định mở cửa cho khách thăm quan khu vườn bí mật bên trong Tử Cấm Thành.
Khu vườn bí mật trong Tử Cấm Thành là nơi được giữ kín suốt nhiều năm, kể từ năm 1924 khi vị Hoàng đế cuối cùng thoái vị. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, Khu vườn Càn Long được công khai mở ra.
Khu vườn được xây lên bởi vị hoàng đế thứ tư của đời nhà Thanh với mục đích là nơi nghỉ hưu của ông. Là một trong những người giàu nhất thế giới của thời đại này, ông đã ban hành một sắc lệnh rằng mọi thứ sẽ không được thay đổi sau khi ông qua đời, và vì vậy, phần lớn khu vườn này vẫn còn nguyên vẹn cho đến bây giờ.
Cấu trúc khảm tre, tranh lụa, chạm trổ bằng ngọc và trang trí bằng nghệ thuật khắc kính thế kỷ thứ 18 rải rác khắp sân vườn, và tồn tại cùng với các ví dụ về nghệ thuật của thời kỳ này là các bộ nội thất hoàn chỉnh và không bị hư hỏng.
"Nhiều đầu mối cho biết khu vườn này đã được xây dựng như thế nào đã bị mất", theo Chuyên gia cố vấn của Quỹ Di tích Quốc tế Henry Ng chia sẻ. Bây giờ nơi này đang dần dần lấy lại sức sống, nhưng thay vì là một địa điểm bí mật, Khu vườn Càn Long sẽ trở thành điểm đến du lịch cho khách trải nghiệm những nghệ thuật đã bị thất lạc từ lâu của Trung Quốc thể kỷ thứ 18. Khu vườn dự kiến sẽ đón khách thăm quan vào năm 2020.
Bí ẩn: Tử Cấm Thành khô ráo dù cả Trung Quốc ngập lụt
Nhờ hệ thống thoát nước luôn hoạt động một cách tuyệt vời dù đã trải qua 600 năm, Tử Cấm Thành là một minh chứng hoàn hảo về kiến trúc truyền thống của Trung Quốc, đó là "Bắc cao, Nam thấp," nhằm tránh ngập.
Phía bên ngoài mỗi phòng có những điểm thoát nước được thiết kế hình đầu rồng. Khi có mưa, nước sẽ thoát ra tại đó, tạo nên một khung cảnh ngoạn mục với "hàng ngàn con rồng đang phun nước."
Cung điện cũng có một hệ thống xử lý nước phức tạp, khi nước luôn được phân tán để tránh úng ngập
Lời đồn về tiếng khóc của cung nữ vô diện
Các câu chuyện cũng như giai thoại liên quan đã và đang ngày càng phổ biến. Nó lan tôa thông qua các câu chuyện hàng ngày của người dân. Rất nhiều người, đặc biệt là bộ phận người cao tuổi tin vào sự thật rằng các hồn ma thực sự tồn tại.
Còn có người khẳng định rằng mình từng trải nghiệm cảm giác gặp các hồn ma khi liên tục nghe thấy các tiếng gọi “Nó là của tôi! Nó là của tôi!” xung quanh mình trong đêm sau khi ông ta trở về từ triển lãm đồ trang sức từng đươc sử dụng tại Tử Cấm Thành. Đây thực sự là một câu chuyện đầy bí ẩn và đáng sợ.
Video: Clip - Chiêm ngưỡng bảo vật hoàng cung thời Nguyễn
Tử Cấm Thành là cung điện của hai triều đại phong kiến Trung Quốc cuối cùng là nhà Minh và nhà Thanh. Đây còn là nơi ở của hàng trăm hàng nghìn phi tần, mỹ nữ, thái giám… những người bị bắt vào cung phục vụ cho tầng lớp quý tộc, vua chúa. Chính vì thế, hàng nghìn người đã bị giết trong thời gian sinh sống tại nơi đây, đấy là chưa kể đến số người thiệt mạng để xây dựng nên tòa thành này, khiến cho nó trở thành một trong những địa điểm bị đáng sợ nổi tiếng nhất.
Cứ vào buổi chiều tà, Tử Cấm Thành trở thành một nơi khác. Cho dù hôm đó thời tiết có ấm áp như thế nào thì chiều đến không khí trở nên vô cùng lạnh lẽo. Có lẽ, vì thế mà thời gian đóng - mở cửa Tử Cấm Thành cũng chỉ kết thúc vào lúc 16h10 là muộn nhất.
Màn đêm buông xuống là khi Tử Cấm Thành trở nên lạnh lẽo một cách bất thường
Thỉnh thoảng người ta thấy bóng trắng mờ ám, được cho là của binh lính canh gác, thái giám và cung nữ loáng thoáng đâu đó trong Tử Cấm Thành, thậm chí còn nghe được cả tiếng cười của con gái và tiếng sáo khi màn đêm buông xuống.
Những người gác ở khu vực này kể rằng, họ từng nhìn thấy một người phụ nữ đi lại trong đêm. Họ gọi lại nhưng người phụ nữ đó vẫn cứ tiếp tục đi; thế là họ đuổi theo đến một ngõ cụt thì người phụ nữ đó dừng lại. Khi cô ta quay đầu, những người canh gác đông cứng cả người trong nỗi khiếp sợ vì người phụ nữ đó không có mặt mà chỉ có mái tóc. Sau đó, họ quay trở lại nơi đó để kiểm tra thì không còn thấy dấu vết gì. Mọi thứ như chưa hề xảy ra.
Cho tới nay, vẫn chưa có bất kì một cuộc điều tra khoa học nào được diễn ra trong Tử Cấm Thành để nghiên cứu về các hồn ma. Một phần vì người dân đã có niềm tin quá lớn vào sự tồn tại của những hiện tượng siêu nhiên. Và phần khác đến từ chính sách bảo vệ của chính phủ Trung Quốc. Vì thế mà, tấm màn bí ẩn về những điều kì quái diễn ra mỗi phi màn đêm bao phủ quanh Tử Cấm Thành vẫn còn đó và tiếp tục phát triển.
Những bí ẩn ở chốn hậu cung của Tử Cấm Thành
Những phi tần không được hoàng đế để mắt tới có thể lén lút thông đồng với thái giám trong hậu cung.
Tử Cấm Thành ngày nay là một trong những điểm hút khách bậc nhất ở Trung Quốc. Hàng triệu người để đến đây để được tận mắt chứng kiến cách sống, nơi ở của những hoàng đế Trung Quốc ngày xưa. Bên cạnh đó, có không ít người tò mò muốn biết về những chuyện thâm cung bí sử trong hậu cung ở nơi này.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá nhiều câu chuyện đáng ngạc nhiên về cuộc sống của những phi tần qua sử sách của các triều đại.
Bức họa "Sáng mùa xuân trong cung điện nhà Hán" mô tả cuộc sống trong cung. Tác giả: Họa sĩ Minh Triều Qiu Ying (1494 - 1552).
Trinh nữ Triều Tiên
Phụ nữ Triều Tiên được đàn ông Trung Quốc yêu thích vì làn da trắng, gương mặt thanh tú và trang phục truyền thống kiều diễm. Nhiều hoàng đế Trung Quốc đã thâu nạp các cô gái đến từ nước láng giềng này.
Vương triều Goryeo từng gửi những cô gái đẹp sang làm phi tần cho hoàng đế Chu Nguyên Chương, trị vì từ năm 1368 tới 1398.
Nhiều trinh nữ Triều Tiên từng được triệu tập để quan thần lựa chọn, gửi sang hầu hạ hoàng đế Trung Hoa. Ảnh minh họa: Pinterest.
Thời ấy, Chu Đệ cử sứ giả Hoàng Nham (Huang Yan) sang Triều Tiên ba lần, mang theo rất nhiều vật phẩm quý như chiến mã và lụa tơ tằm để làm quà, đổi lấy những mỹ nữ.
Muốn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc, hoàng đế Triều Tiên lệnh dừng tất cả đám cưới trong nước để tìm những trinh nữ đẹp nhất. Nhưng sứ giả của Chu Đệ chưa hài lòng với những người được quan thần nước láng giềng triệu hồi, bèn yêu cầu mở cuộc tìm kiếm mới và đích thân lựa chọn.
Cuối cùng, sứ giả Hoàng Nham chọn ra 5 thiếu nữ tuổi từ 14 tới 18 để đưa về cung. Gia đình của những cô gái này vô cùng sầu não, họ biết sẽ không bao giờ có thể gặp lại con gái. Cha và anh em trai của các thiếu nữ được phong cấp bậc trong triều đình như một phần bồi thường cho mất mát.
Chiều chuộng bậc Thiên tử
Chuyện chăn gối của hoàng đế sẽ được các thái giám chăm lo. Những người có vai vế nhất là các thái giám ở Kính sự phòng - nơi lưu giữ sổ sách theo dõi và sắp xếp chuyện chăn gối của Hoàng đế. Họ sẽ giúp vua chọn ra phi tần để hầu hạ vào những đêm nhất định trong năm, theo tính toán dựa trên lịch âm và chiêm tinh học.
Cũng bởi thế, không ít người lên mặt hạch sách cung tần, mỹ nữ - những người luôn khao khát được ở bên Hoàng thượng, dù chỉ một đêm.
Bên cạnh đó, hậu cung còn lưu truyền những "mánh" để có thể khiến hoàng thượng say mê.
Trái cấm chốn hậu cung
Chỉ có vài người trong hàng nghìn mỹ nhân mới có may mắn được vua sủng ái. Vì vậy, mỗi ngày trong chốn hậu cung đều như một cuộc chiến ngấm ngầm giữa hàng nghìn phi tần. Họ làm tất cả những gì có thể từ giữ gìn nhan sắc, đầu tư trang phục, cầm kỳ thi họa... mong có ngày vô tình lọt vào mắt xanh của hoàng đế - lối thoát duy nhất khỏi chốn hậu cung tù túng.
Thái giám là những người trực tiếp chăm lo việc hậu cung nên thường xuyên tiếp xúc với các phi tần. Ảnh minh họa: China Whisper.
Vốn mọi việc thường ngày trong hậu cung đều do thái giám quản, các phi tần muốn được ưu ái phải biết lấy lòng những người có vai vế thân cận nhất với hoàng đế. Không ít trường hợp lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, phi tần với thái giám bất chấp mà lén lút qua lại.
Nhiều người có thể hoài nghi về chuyện này vì thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn trước khi vào cung. Song nghi thức này chỉ tước đi khả năng sinh sản, chứ không hề khiến họ đánh mất ham muốn thể xác hay nhu cầu được phụ nữ yêu thương.
Thảm án
Không phải mối tình vụng trộm nào cũng êm xuôi. Năm 1420, hoàng đế Chu Đệ nhận mật báo rằng phi tần Giả Lữ và Ngư thị lén lút thông dâm với thái giám. Vua ngay lập tức lệnh treo cổ bọn họ.
Bẽ mặt trước quần thần, Chu Đệ quyết định xử tử toàn bộ cung tần, mỹ nữ, thái giám trong hậu cung. Thảm án này biến Cố Cung thành biển máu khi 2.800 phi tần, nô tỳ và thái giám bị hành quyết.
Phạm Huyền
Những kỳ án động trời trong Tử Cấm Thành
Cố Cung luôn được canh gác nghiêm ngặt tưởng chừng bất khả xâm phạm, nhưng hơn 500 năm tồn tại đã có nhiều kỳ án động trời trong Tử Cấm Thành.
Cố Cung còn gọi là Tử Cấm Thành đây là trung tâm chính trị quốc gia của hoàng đế hai triều Minh và Thanh. Nơi đây được canh phòng và bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt với tường cao, hào sâu và tầng tầng lớp lớp vệ quân dày đặc. Nhưng trong hơn 500 năm tồn tại, nơi đây vẫn xảy ra rất nhiều những vụ thích khách đột nhập, ăn trộm, hỏa hoạn, án cung cấm, thậm chí bách tính thường dân vẫn trà trộn ra vào hoàng cung.
Tử Cấm Thành là nơi hoàng đế sống, ngoài thái giám cung nữ và các vương công đại thần mới được ra vào còn lại những người khác không thể vào. Thậm chí, dưới triều Thanh, việc vương công đại thần có thể vào được Tử Cấm Thành cũng bị hạn chế. Theo quy định thông thường có 6 loại người có thể ra vào Tử Cấm Thành. Nếu là nam giới có “Môi phu” (thợ than) tức người đưa than và chất đốt đến hoàng cung, người chuyên cung cấp hoa cho hoàng cung và quân nhân vào dọn tuyết là ba loại đàn ông có thể vào Tử Cấm Thành.Phụ nữ thì có vú nuôi cung cấp sữa cho hoàng tử, công chúa, bà lang tinh thông y thuật, giỏi châm cứu và bà đỡ có thể trực tiếp ra vào Tử Cấm Thành. Nhưng những người này cũng chỉ được vào trong một nơi quy định nhất định nào đó và vào thời gian quy định rõ ràng chứ không phải là tùy tiện ra vào. Điều này chứng tỏ đối với người bình thường việc vào hoàng cung chỉ là một giấc mơ xa vời. Tuy thế nhưng trong lịch sử mấy trăm năm tồn tại của Tử Cấm Thành Trung Quốc lại những kỳ án cung cấm vô cùng ly kỳ.
Kỳ án đạo sĩ trà trộn vào cung thông dâm với cung nữ
Vào triều Minh, rất nhiều hoàng đế tôn sùng đạo giáo vì thế xã hội có rất nhiều đạo sỹ. Có một số đạo sỹ đã tận dụng được khe hở này và tìm cách trà trộn vào cung. Vào năm thứ 12 đời Minh Hiến Tông (tức năm 1476), có một yêu đạo tên Lý Tử Long đã dùng bàng môn tà đạo mê hoặc mọi người. Không hiểu ông ta đã giảng giải gì mà đám thái giám và cung nữ đều tôn ông ta như thần minh thánh sống nên thường tìm cách dẫn ông ta vào cung chơi. Thậm chí đám thái giám còn cả gan dẫn ông ta lên vãn cảnh núi Vạn Thọ (nay là Cảnh Sơn).
Lúc bấy giờ, trong cung có một cung nữ vì mơ muốn được hoàng thượng lâm hạnh để mang long thai nên đã mời Lý Tử Long đại sư đến làm phép. Sau khi ông ta giả thần giả quỷ đã thông dâm với cung nữ này. Việc này cứ diễn ra trong cung mà không ai biết cho mãi đến khi tên yêu đạo bị cấm vệ quân bắt được. Ông ta cùng với rất nhiều thái giám đã bị chặt đầu bêu trước đông người làm gương.Việc này khiến Minh Hiến Tông cảm thấy hoang mang lo sợ cho sự an nguy của hoàng cung. Ông ta cảm thấy lực lượng cấm vệ quân và lực lượng tuần tra của Đông Xưởng không đủ nên đã cho thiết lập Tây Xưởng. Đồng thời cắt cử thái giám thân cận Uông Trực thống lĩnh Tây Xưởng. Cũng chính vì thế mà tên thái giám Uông Trực này đã làm náo loạn triều cương. Từ chuyện này mới thấy cung cấm và kỉ cương xã hội triều Minh lúc này đã tương đối hỗn loạn.
Hòa thượng trà trộn thâm nhập hoàng cung
Khi triều Thanh bắt đầu, cung cấm nghiêm minh hộ quân dũng mãnh vì thế cẩm thành tương đối là an toàn và bình yên. Sau đời Càn Long, trật tự xã hội không được như trước. Đến đời Gia Khánh các tổ chức tông giáo dân gian mọc lên như "măng mọc sau mưa xuân". Các môn phái đạo giáo kỳ quặc phát triển rầm rộ. Vào năm thứ 28 Càn Long (tức năm 1763), vào một ngày tháng Chạp lạnh giá, có một tăng nhân tên Hồng Ngọc, vừa đi đường vừa lẩm bẩm khi đi đến trước Tây Hoa Môn thì muốn vào vào Tử Cấm Thành.
Khi bị hộ vệ trực cổng thành ngăn lại thì quay trở ra nhưng kiên quyết không chịu rời đi mà liên mồm nói xằng bậy vì không được vào cửa. Đám hộ quân đành phải bắt giam vào ngục và thẩm vấn. Sau này thái y khám bệnh thì hóa ra tăng nhân này bị chứng bệnh thần kinh. Sau này được thả và giao lại cho viên tại Xương Bình Châu quản thúc.
Năm thứ 9 Gia Khánh (tức năm 1805) lại xảy ra một vụ án cung cấm. Vào tháng Giêng tại Kính huyện, phủ Ninh Quốc, An Huy có vị hòa thượng tên Liễu Hữu, sau khi vân du đến núi Phổ Đà, Triết Giang đột nhiên đứng trước trời đất bao la lòng nảy sinh ham muốn kỳ quặc vào kinh thành diện kiến hoàng thượng. Ông ta còn tưởng tượng ra cảnh hoàng thượng sẽ ban thưởng cho mình làm trụ trì, sau đó gặp mặt mời cùng đi tuần thú phương Nam. Đầu nghĩ vậy, Liễu Hữu liền đi từ Giang Nam qua Sơn Đông thẳng tiến Bắc Kinh. Đến ngày 25 tháng 3, cuối cùng cũng đến được Bắc Kinh. Vì muốn được bái kiến hoàng thượng nên rất nhiều lần ông ta đã đến quỳ trước Đông Hoa Môn để tìm cơ hội vào cung.
Nhưng cổng thành canh gác nghiêm ngặt không thể nào vào được. Ông ta không hề nản lòng, hàng ngày vẫn đi xin bố thí và chờ đợi cơ hội.Xuân qua đông tới, thoáng chốc đã hơn nửa năm trôi qua. Ngày 24/11, trong cái giá rét căm căm, Liễu Hữu lại tiếp tục đến đứng vọng ngoài Đông Hoa Môn nhưng lại bị hộ quân gác cổng đuổi đi. Lần này cũng như bao lần, ông ta không rời đi mà đến bên ngoài Đông Môn của Cảnh Sơn ngồi suốt đêm dưới cái giá lạnh thấu xương. Đến gần sáng, ông ta nhìn thấy có vài người đốt đèn cầm hộp thức ăn đi về phía mình nên ông ta phán đoán đây là đội Bát Thành đang mang thực phẩm vào cung.
Ông ta liền trà trộn vào đám người này để qua Thần Vũ Môn. Sau khi lọt vào Tử Cấm Thành, Liễn Hữu đi vào hành lang hẹp phía Đông bên phải. Nhưng thâm cung đại điện, tường cao, đêm tối ánh sáng không có nên đành men theo bờ tường đi về hướng Nam, chưa được bao xa thì bị vệ quân đi tuần ban đêm bắt giam. Chuyện này nhanh chóng đến tai hoàng đế Gia Khánh nên đã hạ lệnh nghiêm trị. Cuối cùng Liễu Hữu bị ép hoàn tục, đánh 60 trượng, lưu đầy một năm và đeo gông hai tháng thị uy trước dân chúng. Hộ quân quan trực Thần Vũ Môn cũng bị phạt đánh, bãi chức. Những vụ án này đã gây hoang mang cho hoàng cung vì sự an toàn đã bị đe dọa.
Lập tiệm bánh bao trong Tử Cấm ThànhNgày 23/3/1853, tức Hàm Phong năm thứ 3, bên cạnh Long Tông Môn gần Dưỡng Tâm điện ngay sát nơi hoàng thượng ở có một chủ tiệm bánh bao nhỏ tên Vương Khố Nhi bị đội tuần tra bắt giữ. Ông ta vốn chỉ là một người buôn bán nhỏ lẻ mưu sinh ở huyện Uyển Bình Thuận Thiên Phủ.
Tháng 9/1851, ông đã vô tình nhặt được một thẻ bài trong cung tuy không biết là vật gì nhưng cũng đoán đây là đồ trong cung. Về nhà ông ta bèn nghĩ và quyết đinh sẽ vào cung hỏi cho rõ đây là vật gì, nếu là vật báu thì chắc chắn sẽ được ban thưởng.Sau khi vào đến trước cửa cung thành, ông ta đã bị đám vệ binh ngăn cản không cho vào nên trong lòng cảm thấy có chút run rẩy bèn móc tấm thẻ bài ra, không ngờ đám vệ binh mời ông ta vào. Khi vào trong, ông ta nhìn đông ngó tây, đầu óc quay cuồng vì thấy cái gì cũng rộng lớn và xa lạ, lại thấy thái giám cung nữ đi lại nườm nượp thì vội vàng về nhà.
Ông ta nghĩ rằng đó là giấc mơ và Tử Cấm Thành vốn không phải là nơi dành cho lê dân bá tính, nếu lén lút đi vào sẽ là phạm pháp. Nghĩ đến thế ông ta cảm thấy sợ hãi và không dám kể chuyện này với ai.Nhưng được mấy tháng sau, cứ nghĩ đến chuyện vào Tử Cấm Thành tự dưng trong lòng lại sôi sục. Cuối cùng, ông ta lại vào lần nữa. Lần này ông ta cũng nhờ vào tấm thẻ bài để dễ dàng vào trong mà không hề bị ai ngăn cản. Sau vài lần đi ra đi vào đơn giản tự dưng ông ta nảy ra ý định bán bánh bao trong cung. Thế là ông ta gánh một gánh bánh bao rồi chọn một góc để làm quầy hàng.
Đúng là đám thái giám vẫn thường xuyên mua bánh bao của ông ta dù giá tiền đắt gấp 10 lần ở ngoài nhưng tuyệt nhiên cũng chẳng có ai nghi ngờ thân phận của ông ta. Dần dần Vương Khố Nhi trở thành thường khách của Tử Cấm Thành và đường hoàng bước vào cổng chính của hoàng cung, bình yên bán bánh bao kiếm sống.Cho đến một ngày tháng 4 năm thứ 2 Hàm Phong ( năm 1852) thì mọi chuyện vỡ lở. Một hôm, người anh họ của Vương tên Trương Quế Lâm đến chơi. Sau khi rượu say, ông ta đã kể cho người này nghe bí mật của mình.
Gã họ Trương nghe xong thì cảm thấy vừa kinh ngạc vừa vui mừng và ngỏ ý muốn mượn tấm thẻ của Vương Khố Nhi để vào Tử Cấm Thành một chuyến. Không ngờ Vương Khố Nhi đã đồng ý, đồng thời còn cạo chữ Viên Sỹ Đông trên tấm thẻ chữa thành Trương Quý Lâm. Vì Vương Khố Nhi đã vào cung nhiều lại quen biết rất nhiều người trong cung nên không cần thẻ cũng vẫn vào được.
Thậm chí có người đầu bếp tên Trương Xuân Thành trong cung còn giúp hai anh em ông ta đến làm chỗ ông ấy. Cứ như thế hai anh em nhà họ bình an vô sự kiếm được việc làm “phạm pháp” trong cung. Sau một thời gian trong cung thực hiện việc kiểm tra nghiêm ngặt nên Vương Khố Nhi đã tính đòi lại thẻ bài của Trươgn Quế Lâm để quay về buôn bán. Nhưng đáng tiếc là chưa kịp ra khỏi cung thì bị phát hiện và bị bắt.
“Bóng ma điên nhảy múa” trong điện Thái Hòa
Mùng 8/7/1905 tức năm thứ 31 Quang Tự, khi một đội tuần tra đi tuần tam điện thì phát hiện ra song cửa sổ hướng Đông tại gian phía Tây của điện Thái Hòa bị rơi ra. Khi dừng chân lắng nghe thì thấy rõ có tiếng người. Bọn họ lập tức bẩm báo lên trên.
Đại thần tổng quản phủ nội vụ đã dẫn theo một đội kỵ binh bao vây điện Thái Hòa.Khi mở được khóa cửa chính của điện thì thấy một người đang nhảy múa trong điện. Sau khi bắt giữ khám xét người này, quan binh thu được một con dao ngắn, một con dao nhỏ, một hầu bao bên trong đựng hai hộp diêm, 9 đồng tiền đồng, một tờ ngân phiếu, 760 văn tiền mặt, một tấm vải bọc màu vàng bên trong có miếng ngọc thạch bị sứt một miếng, một dây đai bằng vải màu tro, một cái áo khoác ngắn màu trắng bạc, một cái tẩu thuốc không có thân, một cây quạt, một điếu bát, một miếng đá màu tím và một chiếc khăn mùi xoa hoa tím.Sau khi thẩm vấn, anh ta khai tên là Giả Vạn Hải, 29 tuổi người huyện Đại Hưng ngoại thành Bắc Kinh.
Tiếp tục phỏng vấn thấy người này có nhiều biểu hiện thần kinh không bình thường. Sau khi bẩm báo lên Từ Hy thái hậu và hoàng đế Quang Tự thì giao cho hình bộ tiếp tục điều tra thẩm vấn. Suốt quá trình thẩm vấn và điều tra, Giả Vạn Hải ánh mặt ngây dại, lời nói thì luyên thuyên thiếu logic, dấu hiệu bị điên. Sau một tháng điều tra xét hỏi vẫn không thu được kết quả khả quan gì cuối cùng anh ta bị treo cổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét