Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Đến ngay hòn đảo này, để thấy kỳ nghỉ dưỡng của sao hạng A sang chảnh thế nào

Bạn đã bao giờ tự hỏi cảm giác được sống như một ngôi sao hạng A là như thế nào? Hãy cùng khám phá khu khách sạn 5 sao Cayo Espanto sang trọng, một hòn đảo thiên đường nằm ở Belize, nơi nghỉ dưỡng yêu thích của những nhân vật nổi tiếng như Robert De Niro, Leonardo Di Caprio hay Penelope Cruz.

Cayo Espanto là khách sạn 5 sao xa xỉ được yêu thích bởi những người nổi tiếng
Trên khu nghỉ dưỡng thuộc vùng biển Carribean này, du khách sẽ được ở trong những biệt thự gỗ trang nhã, đi kèm bể bơi và một cảng biển riêng tư
Nơi đây được các ngôi sao hạng A ghé tới nhiều đến mức một kỳ nghỉ trên đảo đã được bao gồm trong túi quà cho các đề cử giải Oscar năm 2011.
Trước khi nghỉ ở đây, du khách sẽ được đưa cho 1 bản khảo sát chi tiết, yêu cầu nêu rõ món ăn, đồ ăn vặt, cocktail mà mình yêu thích nhất, mong muốn được chăm sóc tận tình hay thích được ở một mình, thậm chí là sở thích uống cà phê lúc nửa đêm cũng sẽ được thỏa mãn.
Du khách có thể đi bằng du thuyền đến Cayo Espanto từ đảo San Pedro, nơi có rạn san hô lớn thứ hai thế giới, cách đó 5km.
Khu nghỉ dưỡng tuyệt vời tách biệt này chỉ cách điểm lặn biển đẳng cấp nhất thế giới vài phút đi thuyền
Khi tới nơi, du khách sẽ được chào đón bởi cả tất cả nhân viên xếp hàng trên bến cảng riêng của khu biệt thự. Ngay lập tức, bạn sẽ được phục vụ khăn ướt cùng nước khoáng mát lạnh. Sau đó du khách sẽ được dẫn đến biệt thự riêng bởi người quản lý thân thiện Erika Saldivar.
Cayo Espanto chỉ có bảy “phòng”, chính là các căn biệt thự, ẩn mình giữa rừng cọ.
Mỗi căn đều đi kèm bể bơi vô cực, bến cảng riêng, nhà tắm lộ thiên phong cách Alfresco cùng những chiếc áo choàng tắm Thổ Nhĩ Kỳ trang nhã.
Khách trọ có thể nghỉ ngơi thư giãn trên một chiếc võng ngoài trời ngắm biển Carribean tuyệt đẹp hay trên giường King-size đặc biệt với bộ trải giường bằng vải cotton Ai Cập mềm mại xa xỉ.
Ẩm thực tại Cayo Espanto vô cùng tinh tế với các khẩu phần khổng lồ, đi kèm một thực đơn cocktail phong phú
Mỗi đêm nghỉ ở đây có giá từ 1260 bảng Anh (khoảng 37.600.000 VND). Ba bữa ăn theo yêu cầu cùng đồ uống mỗi ngày (ngoài rượu) đều đã được bao gồm trong chi phí này.
Nhân viên tại khu nghỉ dưỡng được gọi là 'người nội trú' và luôn sẵn sàng phục vụ. Cayo Espanto luôn tự hào về mức độ dịch vụ được cá nhân hóa riêng biệt này. Bất cứ thứ gì bạn muốn chỉ cần một cuộc gọi qua bộ đàm. Khi tới biệt thự, nhân viên sẽ kêu thật to 'xin chào' trước khi xuất hiện với một ly cocktail tinh tế hay một đĩa đầy đồ ăn bạn thích. Trước mỗi bữa ăn, họ sẽ lại phục vụ khăn ướt rồi sau đó lặng lẽ biến mất khỏi tầm nhìn.
Khu nghỉ mát cung cấp cho khách một trải nghiệm lãng mạn riêng tư đầy mơ ước của người nổi tiếng
Cayo Espanto là một khu nghỉ mát sang trọng gồm bốn hòn đảo mà những người nổi tiếng như Brad Pitt và Tiger Woods là khách hàng quen thuộc
Các bữa ăn tại Cayo Espanto được phục vụ bởi "những người nội trú" với khung cảnh nhìn ra đại dương mênh mông tuyệt đẹp trải dài, cách xa những khách trọ khác
Về các hoạt động vui chơi giải trí, hành khách có thể lựa chọn từ một danh sách dài của Cayo Espanto, và khách sạn sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí đến và đi từ cảng riêng trong ngày.
Lựa chọn hàng đầu là Hol Chan và khu bảo tồn biển Shark Ray Alley, Mexico Rocks hoặc Tres Cocos - tất cả các điểm lặn biển được xếp hạng đẹp nhất hành tinh.
Hòn đảo thiên đường tuyệt đẹp bất kể nhìn từ góc độ nào.
Hòn đảo thiên đường tuyệt đẹp bất kể nhìn từ góc độ nào.
Theo Phương Anh
Dân Việt

Vẻ đẹp kỳ diệu của vườn quốc gia như bước vào hành tinh khác

(Dân trí) - Khi bước chân tới đây, du khách không tránh khỏi cảm giác ngợp mắt trước bàn tay kỳ diệu từ tạo hóa, khiến đôi lúc bạn thấy như lạc vào hành tinh xa lạ.

Trái đất rất kỳ diệu với vô vàn địa danh đặc biệt và những sinh vật khác thường. Đụn cát sắc màu (Painted Dunes) nằm tại Vườn quốc gia núi lửa Lassen, Mỹ, là một trong những nơi như thế. Với vẻ đẹp lạ ngoài sức tưởng tượng, người ta thường hình dung về bộ phim giả tưởng trên hành tinh giống trong Avatar.
Vẻ đẹp khác lạ như hành tinh khác tại đụn cát sắc màu bên trong khuôn viên vườn quốc gia
Vẻ đẹp khác lạ như hành tinh khác tại đụn cát sắc màu bên trong khuôn viên vườn quốc gia
Vườn quốc gia núi lửa Lassen nằm phía đông bắc California. Những núi lửa ở Lassen hoạt động và phun trào cách đây chừng 825,000 năm trước. Và hiện tại, chúng đều đang “ngủ yên”. Nhưng điều này không có nghĩa các núi lửa tại đây đã dừng hoạt động. Người ta vẫn thấy suối nước nóng, hồ nước sủi bọt, cho thấy núi lửa đang âm ỉ hoạt động và có thể “thức giấc” bất cứ lúc nào.
Màu sắc đặc biệt của chúng được hình thành bởi quá trình oxy hóa tro núi lửa
Màu sắc đặc biệt của chúng được hình thành bởi quá trình oxy hóa tro núi lửa
Tại vườn quốc gia này, người ta tìm thấy cả 4 dạng núi lửa thường thấy trên thế giới, bao gồm núi lửa hình mái vòm, núi lửa bọt đá hình chóp, núi lửa hình khiên và núi lửa composite. Và đụn cát sắc màu được hình thành bởi quá trình oxy hóa tro núi lửa. Đây cũng chính là điểm nổi bật nhất ở vườn Lassen. Sắc màu đỏ, vàng cam của những cồn cát nổi bật và tương phản với màu đen của bãi cát núi lửa.
Ngoài vẻ đẹp khác lạ của những đụn cát nhiều màu, tại đây, người ta có thể chiêm ngưỡng nhiều đặc điểm địa nhiệt độc đáo của một vườn quốc gia núi lửa như con suối lưu huỳnh, vũng bùn sôi sùng sục.
Dù mang địa hình núi lửa nhưng bao phủ vườn quốc gia lại là những khu rừng và đồng cỏ tươi mát, dòng sông chảy êm đềm, hồ nước trong xanh, càng tô điểm nét đẹp cho vùng đất kỳ lạ này.
Vẻ đẹp rất khác lạ của một vườn quốc gia
Vẻ đẹp rất khác lạ của một vườn quốc gia
Thoạt nhìn, người ta có thể lầm tưởng đây là một sản phẩm của photoshop
Thoạt nhìn, người ta có thể lầm tưởng đây là một sản phẩm của photoshop
Vườn quốc gia này là nơi duy nhất hội tụ cả 4 loại hình núi lửa trên thế giới
Vườn quốc gia này là nơi duy nhất hội tụ cả 4 loại hình núi lửa trên thế giới
Vẻ đẹp của vùng đất mang địa hình núi lửa
Vẻ đẹp của vùng đất mang địa hình núi lửa
Huy Hoàng
Theo BP

Làng vô danh tại Trung Quốc bỗng nổi tiếng nhờ 'Thánh Đậu phụ'

Từ khi tên tuổi làng Zhaibao gây 'bão' trên mạng, anh Chen thu về 30.000 USD một năm từ việc bán đậu, đủ tiền xây nhà và mua ôtô.

Những bìa đậu phụ chiên thơm phức được bày ra trước mắt du khách vào làng Zhaibao, Quý Châu, Trung Quốc. Đứng giữa quầy, một cô gái, mặc trang phục của dân tộc Thổ Gia, đang giới thiệu về đặc sản đậu phụ mà các thực khách không ngần ngại nhón vài miếng ăn thử.
Cô gái ấy là Xie Qiong, vốn được người bản địa phong làm "Thánh Đậu phụ".
"Làng Zhaibao nằm gần núi Phật Fanjing nên khí hậu rất tốt. Từ đậu nành cho tới những loại lá chúng tôi dùng đều được trồng trong môi trường trong lành, nên đậu phụ của người làng vô cùng thơm ngon", cô giới thiệu.
Núi Fanjing là điểm đến nổi tiếng của Quý Châu, thu hút lượng lớn du khách quanh năm, tuy nhiên làng Zhaibao gần như vô danh khi đứng cạnh gã khổng lồ.
Núi Fanjing là điểm đến nổi tiếng của Quý Châu, thu hút lượng lớn du khách quanh năm, tuy nhiên làng Zhaibao gần như vô danh khi đứng cạnh "gã khổng lồ". Ảnh: CNN.
Xie Qiong, 28 tuổi, được chính phủ cử đến làng Zhaibao với nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo trong 18 tháng. Đây là nơi sinh sống của hơn 2.000 người, phần lớn thuộc dân tộc thiểu số Thổ Gia, gần 180 người phải sống trong bần hàn.
"Khi mới chuyển đến đây, tôi không quen với khí hậu miền núi. Tôi phải theo chân những cán bộ làng, gõ cửa từng nhà để xem người dân sống ra sao", Xie trả lời Shanghai Daily.
Xie phát hiện ra món đậu phụ của người Thổ Gia ăn rất ngon nhưng không mấy ai biết đến. Cô quyết định tự mình gây dựng danh tiếng cho làng Zhaibao.
"Tôi nghĩ nếu mình mặc quần áo truyền thống của dân làng và trở thành người mẫu giới thiệu cho đặc sản địa phương, cộng đồng sẽ chú ý", Xie bật mí ý tưởng ban đầu.
Từ tháng 8 năm ngoái, cô đăng ảnh mình mặc trang phục của người Thổ Gia lên mạng xã hội WeChat cùng món đậu phụ của Zhaibao, bài quảng cáo ngay lập tức tạo hiệu ứng mạnh mẽ.
lang-vo-danh-tai-trung-quoc-bong-noi-danh-nho-thanh-dau-phu-1
Những cô gái Thổ Gia mặc trang phục truyền thống được nhiều du khách xin chụp hình lưu niệm cùng. Ảnh: Xinhua.
"Thánh Đậu phụ" nắm lấy cơ hội, quảng bá về môi trường trong lành và đặc sản khác của làng Zhaibao. Tới tháng 1 năm nay, người dân tổ chức lễ hội đậu phụ đầu tiên. Hàng loạt ca sĩ nhạc pop, nhà báo... được mời tới giúp đỡ tổ chức sự kiện, những nhân vật này thu hút đông đảo khách thập phương.
Nhờ truyền thông, người làng Zhaibao bắt đầu nhận "trái ngọt" từ việc kinh doanh đậu phụ.
Chen Yang, 24 tuổi, hiện là chủ homestay và một tiệm đậu phụ. Trong vòng một năm trở lại đây, Chen thu về hơn 200.000 nhân dân tệ (khoảng 30.000 USD), xây được nhà và mua xe ôtô mới.
Li Shijiu, trưởng làng, nhận định những người trẻ như Xie cần đưa ra nhiều ý tưởng hơn nữa: "Thế hệ người cao tuổi như chúng tôi cũng tiếp thu ý tưởng của Xie. Chúng tôi học hỏi rất nhiều từ cô ấy". Ông thừa nhận trong 6 năm làm cán bộ, ông chưa từng biết cách quảng bá Zhaibao trên các phương tiện truyền thông.
Mới đây, cán bộ địa phương đã cùng Xie quyên tiền để phát triển kinh doanh đậu phụ. Một nhà hàng đã được xây dựng để phục vụ tiệc đậu phụ cho du khách.
"Chúng tôi sẽ sử dụng toàn bộ số tiền còn lại để biến một khu vườn bỏ hoang thành nhà hàng, thu hút thêm nhiều du khách", Xie chia sẻ. 
Phạm Huyền

Ngôi mộ bí ẩn của nhà văn bất hạnh

Mộ phần của nhà văn Edgar Allan Poe trở thành điểm thu hút nhiều người hâm mộ. Họ đến vì muốn tưởng niệm cuộc đời của nhà văn thiên tài nhưng bất hạnh.

Edgar Allan Poe sinh ra ở Boston, bang Massachusetts (Mỹ), là con thứ hai của David Poe và Elizabeth Arnold Hopkins Poe. Khi Edgar mới được một tuổi, cha của ông mất sớm để lại gia đình với hai đứa con trai và một đứa con gái. Một năm sau đó, mẹ ông cũng qua đời vì căn bệnh lao phổi và Poe trở thành đứa trẻ mồ côi. Anh em ông bị chia tách nhau ra và được nhận nuôi bởi những gia đình khác nhau. Edgar trở thành con nuôi trong gia đình ông bà John và Frances Allan. Kể từ đó, Allan trở thành họ thứ hai của Edgar.
Năm Poe sáu tuổi, gia đình Allan chuyển tới Anh sinh sống, ở đây, ông được cha mẹ nuôi cho đi học tại rất nhiều trường nội trú, theo trào lưu thời Dicken. Sau này khi bắt đầu lớn lên, Poe cùng gia đình quay trở lại Richmond, Virginia và ngỏ lời cầu hôn với cô gái hàng xóm tên là Sarah Elmira Royster trước khi ông vào đại học năm 16 tuổi. Đây là một trong những bước ngoặt trong cuộc đời đầy sóng gió và bất hạnh của Poe.
Tình yêu của Poe và Sarah bị gia đình Sarah, đặc biệt là cha cô phản đối kịch liệt vì ông cho rằng Poe là một người không có tương lai. Vì vậy, tất cả những lá thư Poe viết cho Sarah đều bị ông ta giấu đi. Sau một thời gian dài không có tin tức, Sarah cuối cùng cũng bị gia đình mình thuyết phục rằng Poe đã bỏ rơi cô. Hai năm sau, Sarah Royster kết hôn với một doanh nhân giàu có, tuy nhiên câu chuyện về mối tình của họ không kết thúc ở đây.
Sau khi Sarah kết hôn, do quá đau khổ vì thất tình, Poe đã gia nhập quân đội. Ông phục vụ trong quân ngũ bốn năm nhưng cuối cùng bị khai trừ do bị tòa án quân sự cáo buộc tội bỏ bê và không hoàn thành nhiệm vụ. Vài tháng sau đó, em trai Poe qua đời, cũng chính lúc này ông chuyển qua nghề viết và kết hôn với người em họ của mình là Virginia Eliza Clemm khi ông 26 tuổi.
ngoi-mo-bi-n-cua-nha-van-bat-hanh
Tấm bia khắc tên của ông.
Bảy năm sau khi kết hôn, vợ của Poe bắt đầu xuất hiệu những triệu chứng giống như căn bệnh đã cướp đi sinh mạng của mẹ ông – bệnh lao phổi. Khi đó, người ta vẫn đồn rằng căn bệnh này là do ma cà rồng gây ra, nó sẽ lấy đi tuổi trẻ của người bệnh bằng những cơn ho ra máu, sức khỏe suy kiệt và những trận run rùng mình trong đêm. Trong suốt thời gian vợ bệnh, Poe đã suy nghĩ rất nhiều, lo lắng và hầu như không có tác phẩm nổi bật nào. Hai năm trước khi bà mất, ông đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Con quạ” nổi tiếng, đây cũng chính là thời điểm ông bắt đầu viết một thể loại viễn tưởng khác gọi là truyện trinh thám, truyền cảm hứng cho tiểu thuyết gia lừng danh Sir Arthur Conan Doyle tạo nên những kiệt tác của mình.
Với niềm đam mê khoa học, Poe rất thích trò giải ô chữ. Không những vậy, ông còn là một nhà mật mã học đầy nhiệt huyết. Nhân vật chính trong tác phẩm trinh thám của Poe, Auguste Dupin chỉ là một thám tử nghiệp dư. Trong đó, tập truyện ngắn thứ hai có tên “Vụ giết người ở phố Rue Morgue” được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật. Nội dung truyện ngắn kể về cô gái trẻ xinh đẹp là nhân viên cửa hàng bán xì gà ở New York bị mất tích vào năm 1838. Sau đó người ta tìm thấy xác của cô nổi trên sông Hudson và cuối cùng chính Auguste Dupin là người đã tìm ra nguyên nhân mất tích của cô gái trẻ và phá được vụ án. Ông tin rằng một phần công việc của một thám tử đó là phải đặt mình vào vị trí của tên tội phạm, đi vào suy nghĩ để hiểu được động cơ của chúng và bắt chúng. Kiểu điều tra trinh thám này cũng được áp dụng trong bộ phim “Con quạ” dựa trên một cuộc gặp gỡ giữa một tên sát nhân với chính Poe.
Năm 1847, Virginia vợ ông qua đời ở tuổi 25. Một năm sau đó, Poe đã cố gắng liên lạc lại với Sarah Elmira Royster – mối tình đầu mà ông vẫn luôn ấp ủ trong lòng nhưng vẫn vấp phải sự phản đối của gia đình cô. Sarah lúc này đã trở thành góa phụ với hai đứa con nhưng trong bản di chúc của chồng mình, Sarah sẽ không được thừa kế tài sản của ông ta nếu tái hôn với một người khác. Điều này càng khiến cho tình cảnh của hai người càng trở nên bi đát.
Sarah và Poe cuối cùng cũng kết hôn với nhau vào năm 1849. Nhưng 4 ngày sau, họ tìm thấy ông trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ, miệng liên tục gọi một cái tên không rõ trên một con phố ở Baltimore và qua đời chỉ ít lâu sau đó khi mới 40 tuổi.
ngoi-mo-bi-n-cua-nha-van-bat-hanh-1
Từng có người đàn ông đến thăm mộ, để lại chai rượu và bông hồng.
Edgar Poe đã mất nhưng những câu chuyện bí ẩn trong cuộc đời của ông vẫn chưa kết thúc. Trong thời kỳ thế chiến thứ II, vào đêm sinh nhật của ông năm 1949 có một người đàn ông vào nghĩa trang giữa đêm khuya khoắt và để lại những bông hồng cùng nửa chai rượu cognac rồi biến mất. Việc người đàn ông đó là ai và ý nghĩa của ba bông hồng cũng như chai rượu cognac vẫn còn là một ẩn số chưa có lời giải.
Những chuyện kỳ lạ xung quanh cuộc đời và cái chết của nhà văn thiên tài Edgar Allan Poe cho đến nay vẫn là những điều bí ẩn và trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch đến với mộ phần của ông để khám phá cũng như để tưởng niệm cho cuộc đời của nhà văn thiên tài nhưng bất hạnh.
Edgar Allan Poe (19/01/1809 – 7/10/1849) là nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình, nhà thơ nổi tiếng của Mỹ. Ông là ông tổ của thể loại truyện trinh thám và hình sự, có ảnh hưởng lớn tới các nhà văn như Charles Pierre Baudelaire, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, Sir Arthur Conan Doyle...
Sau khi Edgar Poe qua đời, các học giả và nhà lịch sử đã đặt ra những giả thiết về những gì đã xảy ra với Edgar từ ngày 28/9 đến ngày 3/10/1849 nhưng không ai có đủ bằng chứng thuyết phục để chứng minh nguyên nhân cái chết của nhà văn nổi tiếng này và bí ẩn vẫn còn đó cho đến tận ngày nay.
Hiện nay, mộ của nhà văn Edgar Poe được đặt tại thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland (Mỹ). Từ Việt Nam, du khách đáp chuyến bay tới New York, sau đó từ New York đáp một chuyến bay khác tới Baltimore. Sau khi xuống sân bay, du khách có thể đi ô tô một cách dễ dàng để đến với mộ phần của nhà văn nổi tiếng này.

Ngọc Mai

Những ngôi mộ nằm giữa đường băng sân bay ở Mỹ

Phi công và hành khách trên các chuyến bay có thể dễ dàng nhận thấy những ngôi mộ nằm giữa đường băng ở sân bay Savannah, Mỹ.

Nhiều thế kỷ trước, sân bay Savannah (hay còn gọi là sân bay quốc tế Hilton) ở thành phố Savannah, Georgia, Mỹ, là rừng và đất nông nghiệp thuộc gia đình Dotson. Nghĩa trang gia đình Dotson ở đây lên tới hơn 100 người. Trong số đó có mộ phần của Richard và Catherin Dotson, mất trong khoảng những năm 1870 đến 1890, khi anh em nhà Wright bay chuyến đầu tiên.
Mộ phần nằm giữa đường băng sân bay Savannah, bang Georgia. Ảnh: amusingplanet.
Mộ phần nằm giữa đường băng sân bay Savannah, bang Georgia. Ảnh: Amusingplanet
Những năm sau đó gần Thế chiến thứ hai, một sân bay quân đội được mở và hầu hết tư gia nhà Dotson trở thành một phần của công trình này. Quân đội chuyển hầu hết phần mộ đến nghĩa trang Bonaventure. Tuy nhiên, 4 ngôi mộ trong đó có mộ Richard và Catherine Dotson vẫn ở nguyên vị trí cũ.
Sau khi chiến tranh kết thúc, sân bay quân đội biến thành sân bay dân sự. Năm 1960, sân bay mới bắt đầu được xây dựng, nhiều vùng đất quanh đó được mua lại để mở rộng diện tích. Năm 1970, những ngôi mộ chưa di dời vẫn ở nguyên đó. Kể từ khi luật liên bang cấm việc di dời mồ mả mà không được sự cho phép của người thân, các nhà chức trách đã quyết định để những ngôi mộ nằm ngay giữa đường băng sân bay.
Vị trí ban đầu của những ngôi mộ được đánh dấu bằng bia đá chìm trên mặt đường. Tuy vị trí đường băng có các ngôi mộ máy bay không chèn qua, phi công và hành khách trên chuyến bay đều có thể nhìn thấy chúng.
Chính quyền không được di dời mộ khi chưa có sự đồng ý của người thân. Ảnh: usatoday.
Chính quyền không được di dời mộ khi chưa có sự đồng ý của người thân. Ảnh: Usatoday.
Sân bay Mathis, bang Georgia, Mỹ (hiện đã đóng cửa) cũng là một sân bay có những ngôi mộ nằm ngay giữa đường băng. Khi xây dựng năm 1960, gia đình Anglin đã cho phép sân bay nhúng chìm phần mộ người thân trong nhựa đường băng mới. Theo một số thành viên gia đình Anglin, có khoảng 16 đến 20 người nằm dưới đường băng đó.
Theo Amusingplanet
Như Bình

Ngôi mộ nhìn thấy người chết ở Mỹ

Tại nghĩa trang Evergreen ở Mỹ có một ngôi mộ đặc biệt, được xây với tấm kính nằm ở giữa để người tới thăm viếng có thể nhìn thẳng thấy gương mặt người chết nằm dưới quan tài.

Nghĩa trang Evergreen ở West River, phía nam của bang Vermont, Mỹ có một ngôi mộ mà bất kỳ du khách nào khi đến đây đều muốn tham quan. Đó là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của bác sĩ Timothy Clark Smith.
ngoi-mo-nhin-thay-nguoi-chet-o-my
Ngôi mộ của bác sĩ Timothy Clark Smith tại nghĩa trang Evergreen, Mỹ, Ảnh: Amusing.
Ngôi mộ được xây đơn giản, chỉ là khối bê tông vuông vắn, nhô cao hơn so với mặt đất. Ở giữa ngôi mộ này là một tấm kính, trông thẳng xuống quan tài. Ngày nay, khi nhìn qua tấm kính này chúng ta không thấy gì. Nhưng từ năm 1893 trở về trước, du khách có thể nhìn thấy gương mặt đang bị phân hủy của người bác sĩ nằm trong quan tài.
Timothy Clark Smith là bác sĩ, nhà ngoại giao và đi du lịch khắp thế giới. Smith nhận bằng y khoa từ đại học New York năm 1855, trải qua các công việc như bác sĩ phẫu thuật, lãnh sự Mỹ tại Nga, Romania, giáo viên và nhân viên bộ tài chính.
Smith qua đời vào đúng đêm Halloween của năm 1893, và được chôn trong ngôi mộ đặc biệt dành riêng cho mình. Ngôi mộ này có cửa kính nhìn thẳng xuống gương mặt của người chết để mỗi ngày mọi người đi qua và ngó xuống, xem người chết có sống lại không. Trong tay Smith cũng có một cái chuông để báo hiệu với thế giới bên ngoài, nếu ông đột ngột sống lại.
ngoi-mo-nhin-thay-nguoi-chet-o-my-1
Ngôi mộ của ông nằm trên một gò đất cao. Ảnh: Amusing.
Trong suốt cuộc đời mình, ông có một nỗi sợ hãi lớn, đó là bị chôn sống. Trước đây, có nhiều trường hợp người dân bị rơi vào hôn mê hoặc ngủ sâu rồi tỉnh dậy sau nhiều ngày, nhiều năm sau đó. Tuy nhiên, họ kinh hoàng phát hiện ra rằng mình đã bị chôn sống, do người nhà nghĩ người bệnh đã chết. Đó là lý do, Smith thiết kế ngôi mộ của mình có cửa kính.

Một trong những trường hợp nổi tiếng bị chôn sống là triết gia Scotland John Duns Scotus. Ông thường bị hôn mê và người nhà đã nhầm lẫn đó là cái chết. Sau khi người nhà Scotus mở cửa hầm mộ của ông, họ nhận ra cơ thể ông nằm ngoài quan tài. Đôi tay bị thương và đẫm máu do cố gắng phá cửa thoát ra ngoài.
The Times cũng đưa tin về trường hợp năm 1886, một cô gái Canada có tên gọi Collins, và thi hài của cô được tìm thấy trong trạng thái co quắp, vải liệm bị xé từng mảnh. Người ta tin rằng Collins đã sống lại, và tìm mọi cách thoát khỏi quan tài.

Trước những nỗi ám ảnh của mọi người về việc bị chôn sống này, nhiều công ty chế tạo quan tài đã đưa ra các giải pháp an toàn. Theo đó, quan tài được thiết kế để người chết nếu có bất ngờ sống lại vẫn có thể thông báo với thế giới bên ngoài. Rất nhiều các thiết kế đã được sáng chế vào thế kỷ 18,19 nhưng đều không đem lại hiệu quả.
Anh Minh

Những ngôi mộ cài mật mã 'đánh đố' người viếng thăm

Ngôi mộ hai người vợ đầu của bác sĩ Samuel mang theo một câu đố khiến các nhà sử học và mật mã học "điên đầu" trong suốt 80 năm.

Nghĩa trang Rushes, gần Crosshill, Wellesley, có một ngôi mộ nổi tiếng, thu hút nhiều du khách ghé thăm khi có dịp tới Ontario, Canada. Đó là mộ phần hai người vợ của bác sĩ Samuel Bean. Phần lớn mọi người tới đây là để giải câu đố được ẩn trong "ma trận" con số và chữ cái ghi lên trên bia của ngôi mộ này. Đến nay, vẫn chưa ai có đáp án chính xác.
Khi còn sống, hai người vợ của bác sĩ Samuel đều rất thích chơi trò giải câu đố. Do vậy, ông chôn hai người vợ cạnh nhau, và dựng chung một tấm bia trong nghĩa trang Rushes.
nhung-ngoi-mo-cai-mat-ma-danh-do-nguoi-vieng-tham
Ngôi mộ của hai người phụ nữ được nổi tiếng nhờ chồng, bác sĩ Samuel. Ảnh: Amusing.
Trên tấm bia lớn, Samuel khắc 225 chữ cái và các con số ngẫu nhiên, không theo một luật lệ nào. Người ta tin rằng, trên tấm bia đó là một câu đố mà bác sĩ nặng tình muốn dành tặng hai người vợ, theo Amusing.
Kể từ lúc dựng bia, bác sĩ Samuel nhận được nhiều yêu cầu tiết lộ thông điệp bí ẩn mà ông giấu trong "ma trận" chữ cái. Nhưng đáp lại, Samuel chỉ im lặng. Vào năm 1904, trong một kỳ nghỉ ở Cuba, Samuel đã ngã xuống biển khi đi thuyền buồm và chết đuối. Bí mật về mật mã giấu trên ngôi mộ kia mãi mãi được giữ kín. 
Sau nhiều năm, tấm bia ban đầu đã bị phá hủy nặng nề. Vào năm 1982, nó được thay thế bằng một bản sao làm từ đá granite. Tấm bia cao gần một mét, phía trên những hàng chữ bí ẩn là hình ảnh một bàn tay và dòng chữ "Gone Home" (Về nhà).
Năm 1947, khoảng 80 năm sau khi hai người vợ của bác sĩ Samuel được chôn cất, lần đầu tiên câu đố đã được giải bởi người coi sóc nghĩa trang John L Hammond. John đã sao chép các dòng chữ, mang về nhà nghiên cứu. Sau vài tháng, ông đã tìm ra quy luật của nó. Lời giải được bắt đầu từ chữ cái thứ 7 tính từ trên xuống thuộc hàng thứ 7 từ trái sang, sau đó đọc theo hình xoắn ốc vuông, rồi zig-zag.
Thông điệp bí ẩn mà Samuel giấu trên tấm bia của hai người vợ được John giải mã, tạm dịch là: Trong hai ngôi mộ này là Henrietta, vợ đầu của bác sĩ S.Bean, chết ngày 27/9/1865 khi mới 23 tuổi, 2 tháng, 17 ngày. Người vợ thứ hai, Susanna, chết vào ngày 27/4/1867 khi 26 tuổi, 10 tháng, 15 ngày. Họ là hai người vợ mà tôi không thể tìm được ai tốt hơn. Họ là các món quà mà chúa trời ban tặng nhưng giờ đều đã ở trên thiên đường. Hy vọng Chúa sẽ để tôi gặp họ trên đó.
Tuy nhiên, lời giải này nhanh chóng được nhiều người phát hiện ra sai sót, như một số chữ cái không chuẩn. Theo một số du khách, những người đã tới viếng thăm ngôi mộ nổi tiếng, có thể sai sót này là do sao chép từ bản khắc trên bia mộ cũ sang mới.
Samuel Bean không phải người đầu tiên đánh đố người còn sống bằng những mật mã khó hiểu ghi trên mộ người chết. Phía đông của nhà thờ Đức Bà Monmouth, xứ Wales là ngôi mộ của họa sĩ John Reine, mất năm 1832. Trên bia mộ của John cũng khắc 285 chữ cái.
nhung-ngoi-mo-cai-mat-ma-danh-do-nguoi-vieng-tham-1
Ngôi mộ của John Reine. Ảnh: Amusing.
Các nhà mật mã đã giải mã được nội dung mà tấm bia này muốn truyền tải. Đó là dòng chữ: Here John Renie (John Reine yên nghỉ ở đây). Dòng chữ này có thể đọc được theo bất kỳ hướng nào và có tới 46.000 cách đọc khác nhau. Nhiều người tin rằng chính John đã khắc mật mã này lên tấm bia như một cách đánh lạc hướng ma quỷ, giúp ông lên thiên đường an toàn.
Anh Minh

Những lâu đài 'đất lành chim đậu' ở Thổ Nhĩ Kỳ

TTO - Tại nhiều quốc gia, chim được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, nhưng không phải ở đâu người ta cũng xây cả chiếc tổ cầu kỳ như một lâu đài như ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia xuyên lục địa. Đất nước có bề dày lịch sử này nằm ở cả hai lục địa Á - Âu nên có sự pha trộn, giao thoa của cả hai vùng văn hóa.
 Du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ có thể bắt gặp những cô gái trong trang phục hiện đại, mua sắm, thưởng thức cà phê tại những khu mua sắm sầm uất, đậm chất châu Âu, nhưng cũng dễ dàng tìm thấy những món ăn mang hương vị ẩm thực châu Á.
Bên cạnh những công trình có giá trị của một giai đoạn phát triển văn hóa lịch sử như nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed, thánh đường Hagia Sophia, khu chợ Grand Bazaar và nhiều điểm thăm quan hấp dẫn khác, hầu hết du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ đều chú ý đến những "lâu đài tí hon" nằm trên tường của rất nhiều công trình kiến trúc ở đây.
Những lâu đài tí hon đó thực chất là những chiếc tổ mà người dân xây cho chim trú ngụ.
Những lâu đài 'đất lành chim đậu' ở Thổ Nhĩ Kỳ
Một tổ chim được xây dựng cầu kỳ. Ảnh: Caner Cangül
Người Thổ Nhĩ Kỳ rất coi trọng động vật, đặc biệt là chim và tin rằng chúng sẽ mang tới điềm may mắn. Ở đây, chim chóc được bảo vệ, chăm sóc và cho ăn. Những chú chim bay lượn tự do mà không bị bắt nhốt hay giết thịt.
Tình yêu lớn lao của người Thổ Nhĩ Kỳ dành cho những loài lông vũ còn được thể hiện bằng việc xây những ngôi nhà cho chim sẻ, bồ câu, cu gáy để bảo vệ và tăng số lượng chim non.
Những lâu đài 'đất lành chim đậu' ở Thổ Nhĩ Kỳ
Những chiếc tổ được xây dựng tỉ mỉ, cầu kỳ, bám vào vách tường, dưới mái nhà, trên một độ cao tránh xa tầm với của con người và động vật khác. Ảnh: Caner Cangü
Lâu đài nhỏ dành cho chim có thể thấy ở bất cứ công trình xây dựng nào, từ hiên một nhà thờ hồi giáo, bức tường của trường học, gác mái ở thư viện, hiên nhà dân, thành và gầm cầu, bên mái vòm cung điện, thậm chí cả ở những bia mộ trong nghĩa trang.
Xây tổ cho chim là một truyền thống có từ nhiều thế kỷ trước. Sự phát triển lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ của từng giai đoạn cũng tác động đến việc xây dựng này.
Ở thời kỳ đế chế Ottoman, mỹ thuật rất được coi trọng, vì thế những ngôi nhà chim xây dựng trong giai đoạn này trông như những cung điện thu nhỏ với 2 hoặc 3 phòng ngủ. 
 Mỗi phòng đều có những ban công nhô ra ngoài, được tô điểm bằng những hàng rào chắn chạm trổ tinh tế. Cửa chính và cửa sổ cũng có nhiều chi tiết hoa văn tinh xảo. Mái nhà có hình vòm cong cao vút.
Một số tổ chim ở Anatolia được xây dựng từ thế kỷ 13 có xu hướng đơn giản hóa. Phong trào trang trí tỉ mỉ, sặc sỡ màu sắc chỉ bắt đầu vào khoảng thế kỷ 18. 
Những ngôi nhà chim được xây dựng trên tường của Thánh đường Ayazma, Thánh đường Yeni Valide, Darphane-i Amire và Thánh đường Selimiye là một số ít những công trình tiêu biểu cho phong cách này.
Việc xây tổ một mặt tạo chỗ ở cho nhiều loài chim, một mặt giúp giữ sạch không gian công cộng, hạn chế được lũ chim làm tổ tự nhiên và giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do phân chim rơi vãi.
Những tổ chim cũng thể hiện một quan niệm tôn giáo. Giống như quan niệm "đất lành chim đậu" của người Việt, người Thổ Nhĩ Kỳ cũng tin rằng nếu ngôi nhà chim mà mình xây được chúng đến làm tổ nghĩa là sự may mắn sẽ đến, cuộc sống sẽ được an yên.
Những tổ chim hiện nay được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ nghiêm ngặt như một tài sản quý có giá trị lịch sử. Chúng không đơn thuần là những chiếc tổ mà còn thể hiện phong cách kiến trúc, nét đẹp văn hóa tôn giáo của người dân nơi đây.
MINH QUÂN ( Theo Amuzing Planet)

Sake furikake: món 'muối mè ngon hết xẩy' của Nhật

TTO - Với nhiều du khách đến Nhật, có một món vô cùng đơn giản lại dễ 'gây nghiện' cho nhiều thực khách bởi sự đơn sơ, tiện lợi và dễ ăn như sake furikake.

Sake furikake là tên gọi cho loại gia vị khô truyền thống thường được rắc lên cơm của người Nhật. Thành phần chủ yếu để làm nên món ăn này thường là mè rang, rong biển khô, cá khô, muối, tôm, ruốc, cá tươi, trứng cá... 
Ngoài ra người Nhật còn thêm thắt nhiều loại thực phẩm khác như rau, củ, quả, trứng… cho hợp với khẩu vị của mình. Thế nhưng, không thể thiếu trong linh hồn món ăn này là rong biển khô, cá khô bào và mè trắng hoặc đen. 
Bởi có thêm thắt gì thì vẫn phải đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như sự kết hợp hài hòa trong từng loại nguyên liệu.
Sake furikake: món 'muối mè ngon hết xẩy' của Nhật
Có rất nhiều vị sake furikake - Ảnh: Huỳnh Lê Đức Hợp
Sake furikake: món 'muối mè ngon hết xẩy' của Nhật
Dù là món ăn giản đơn nhưng sake furikake rất được ưa chuộng ở Nhật
Cách chế biến của món "muối mè" này cũng vô cùng nhanh, gọn lẹ. Nếu nguyên liệu khô thì người Nhật chỉ cần cắt nhỏ và trộn chúng với nhau, nêm nếm thêm chút muối và đường cho vừa ăn. 
Nếu nguyên liệu tươi thì được giã, cắt nhỏ rồi rang trên bếp lửa riu riu. Vì là món có thể ăn "trường kỳ" nên điều cần thiết là các nguyên liệu phải được làm thật khô. 
Cứ rang nguyên liệu tươi đến mức độ khô ráo nhất rồi làm tương tự như với các nguyên liệu khô. Với người Nhật thì sake furikake ngon nhất là phải của vùng Hakaido bởi hương vị truyền thống, lâu đời tại đây.
Sake furikake: món 'muối mè ngon hết xẩy' của Nhật
Sake furikake rắc lên cơm thì "ngon hết xẩy"
Ừ thì sake furikake rất giản dị vậy thôi đó, nhưng không hiểu sao, khi rắc lên bát cơm nóng dẻo của Nhật lại có sức hấp dẫn lạ kỳ đến vậy. 
Tôi đã ăn ngấu nghiến liền 3 bát cơm trong buổi trưa ngày cuối cùng ở Nhật. Vị bùi bùi của mè, đậm đà của cá khô, muối, thơm đặc trưng của rong biển, của chút rau củ hen hen nhưng vô cùng dễ chịu khiến tôi nhớ mãi.
Sake furikake: món 'muối mè ngon hết xẩy' của Nhật
Thành phần không thể thiếu trong món này là rong biển khô - cá khô và mè rang.
Sake furikake: món 'muối mè ngon hết xẩy' của Nhật
Thường trong các bữa ăn của người Nhật đều có lọ muối mè này.
Dù chỉ là món phụ nhưng sake furikake lại không hề mờ nhạt tẹo nào. Không chỉ ngon hết xảy khi ăn cùng cơm nóng mà với bất kỳ những món ăn chính khác, chỉ cần có thêm một chút sake furikake thì tự khắc món ăn Nhật trở nên lôi cuốn hơn hẳn.
 Dù chỉ là món ăn bình dân bởi những thứ nguyên liệu rất rẻ, không cao lương mỹ vị nhưng đầy thanh tao, độc đáo. Hương vị ấy trở thành phần hồn không thể thay thế trong ẩm thực Nhật, để rồi cho người Nhật dù đi đâu, cũng tự hào về món "muối mè" của mình.
Và tôi - du khách lần đầu đến với nước Nhật - cũng thêm phần xao xuyến với một món ăn "phụ" nhưng cũng rất dễ khiến mình "bị dụ" này.
Bài, ảnh: HUỲNH LÊ ĐỨC HỢP