Nằm không xa những bãi biển đông nghịt khách du lịch ở Bali là một ngôi làng u ám, nơi những người mắc bệnh tâm thần sinh sống.
Theo Cục Du lịch Indonesia, mỗi năm, Bali đón trung bình hơn 3.000 khách quốc tế. Nhiều người cho biết, họ bị mê hoặc bởi những bãi biển, khung cảnh tuyệt đẹp ở nơi đây và Bali không khác gì chốn thần tiên để nghỉ dưỡng.
Bali từng được miêu tả là "thiên đường của một số người, và cũng là địa ngục trần gian với nhiều người". Ảnh: Chriswerner.
|
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, nằm cách nơi đông vui ở Bali không xa là một ngôi làng với không khí quanh năm u ám. Đây là nơi ở của những người bị bệnh tâm thần trên đảo. Họ bị nhốt trong các lều nhỏ hoặc trong chuồng. Có khoảng 350 người như thế ở Bali, và trên khắp đất nước là khoảng 40.000 người. Người dân bản địa gọi đây là nơi dành cho những kẻ bị "trời phạt" do tội lỗi của mình.
Luh Ketut Suryani, 68 tuổi, có 6 người con và 17 người cháu. Bà được nhận xét là một phụ nữ dễ chịu với gương mặt tròn. Luh là bác sĩ tâm thần trên đảo Bali, nơi thiên đường trong mắt một số người và cũng là địa ngục trần gian của những người khác. Các bệnh nhân của Luh ở đây, thu mình bên những chiếc cây hay trong căn lều tối tăm. Họ đang bị lạm dụng, hoặc bị lãng quên. Trong số những người này, đã có 52 người được Luh đưa trở lại thế giới bình thường của con người.
Các bệnh nhân tâm thần được hỗ trợ tại viện Suryani.
Luh Ketut Suryani tô lại son môi qua kính chiếu hậu khi ngồi trên chiếc ôtô của mình. Bà muốn trông sáng sủa một chút trước khi phải tiếp xúc với những điều khủng khiếp trong ngày.
Trong số các bệnh nhân, nữ bác sĩ chú ý đến trường hợp của Komang với tiểu sử dày đến 30 trang. Komang từng làm mẹ, và đang bị nhốt bên cạnh chuồng bò của gia đình. Sau khi ly hôn, cô khỏa thân rồi lang thang khắp làng. Do đó, người nhà phải xích cô lại. Mẹ của cô nói rằng con gái bà bị trời phạt do không yêu chồng.
Có nhiều người đã bị nhốt hàng chục năm trời, sống trong môi trường bẩn thỉu. Ảnh: Chriswerner.
|
Một trường hợp khác là Ketut, bị xích hơn 19 năm. Anh là một công nhân xây dựng và bị nhốt trong một chiếc lồng tre trong rừng. Vào một ngày, Ketut đã cố gắng giết chết anh trai mình mà không hiểu vì sao.
Kadek, một nông dân, cũng bị nhốt suốt 24 năm qua trong một căn lều không có cửa sổ. Tay của cô đã bị chai lại. Sau khi mẹ chết, Kadek cầm dao và đi ra đường. Ghi chú về cô rất ngắn gọn: tâm thần phân liệt. Cô ấy đang chết dần mòn.
Nữ bác sĩ thường dành thời gian trò chuyện với gia đình bệnh nhân để hiểu hơn về tình trạng của họ. Nhiều người dân tin rằng các bệnh nhân tâm thần bị linh hồn ma quỷ ám ảnh. Khi họ phát bệnh, người nhà không còn cách nào khác là trói, nhốt lại.
Luh bắt đầu giúp những người bị coi là "trời phạt" này từ năm 2002. Sau nhiều lần chứng kiến hoàn cảnh của các bệnh nhân, bà quyết định thành lập viện Suryani. Bà được chính phủ hỗ trợ tiền để thành lập dự án, nhưng sau đó cắt khoản tiền này vì cho rằng "không có hiệu quả rõ ràng". Từ đó đến nay, bà đã lấy tiền chữa bệnh cho những người giàu để làm kinh phí hoạt động viện của mình.
Luh bắt đầu giúp những người bị coi là "trời phạt" này từ năm 2002. Sau nhiều lần chứng kiến hoàn cảnh của các bệnh nhân, bà quyết định thành lập viện Suryani. Bà được chính phủ hỗ trợ tiền để thành lập dự án, nhưng sau đó cắt khoản tiền này vì cho rằng "không có hiệu quả rõ ràng". Từ đó đến nay, bà đã lấy tiền chữa bệnh cho những người giàu để làm kinh phí hoạt động viện của mình.
Người Bali thường gọi các bệnh nhân này là "pasung", nghĩa là bị xiềng xích. Indonesia không phải là nơi duy nhất có pasung. Tại một số quốc gia trên thế giới như Somalia, Nigeria, Sudan, theo Chriswerner, cũng xảy ra tình trạng tương tự, một phần do xã hội còn nhiều mê tín dị đoan.
Một số du khách khi biết về cuộc sống của pasung ở Bali đã quyên góp và hỗ trợ để những bệnh nhân có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên đến nay cuộc sống của họ vẫn mờ mịt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét