Tam đàn ấn nguyệt, hẻm núi Cù Đường, núi Thái Sơn, sông Li là những địa danh được in trên tiền Trung Quốc.
Đồng mệnh gia 1 nhân dân tệ có in hình Tam đàn ấn nguyệt trên Tây Hồ, thuộc thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc. Hàng Châu xa xưa thuộc vùng đất Giang Nam tươi đẹp trù phú, nức tiếng thi ca.
Tam đàn ấn nguyệt là ba chiếc hồ bô lơn đặt ở giữa hồ, đêm trăng rằm, ánh trăng phản chiếu qua 5 lỗ trên mặt hồ, tạo nên cảnh tượng lung linh, huyền ảo.
Núi Thái Sơn được in trên tờ tiền mệnh giá 5 nhân dân tệ. là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1987, là một trong 5 ngọn núi huyền tọa ở Trung Quốc.
Núi Thái Sơn hùng vĩ, ngọn núi chính ở đây là núi Thiên Trụ, đỉnh Ngọc Hoàng cao 1.545m so với mặt nước biển. Thái Sơn thường được người dân Trung Quốc liên hệ với bình minh và sự tái sinh, là ngọn núi linh thiêng nhất trong năm ngọn núi nổi tiếng ở Trung Quốc.
Tờ 10 nhân dân tệ in hình hẻm núi Cù Đường hùng vĩ của sông Dương Tử, được tạo nên bởi sự hợp lưu của hai con sông Dương Tử và Gia Lăng.
Tuy chỉ dài chừng 8 km nhưng Cù Đường là hẻm núi có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và ấn tượng nhất của vùng Tam Hiệp.
Đồng 20 nhân dân tệ in hình sông Li ở Quảng Tây. Con sông này dài 437 km, chảy từ núi Mao ở huyện Hưng An phía Bắc, xuôi về phía Nam qua trung tâm thành phố và kết thúc tại nơi gặp gỡ với sông Xi ở Ngô Châu.
Khúc sông dài 24 km từ Dương Sóc đến Hưng Bình được in trên tờ 20 nhân dân tệ được xem là phần đẹp nhất của sông Li với các núi đá vôi hùng vĩ cùng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Tờ 50 nhân dân tệ in hình cung điện Potala, Lhasa, Tây Tạng. Cung điện này nằm ở thành phố Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng, là một quần thể kiến trúc tiêu biểu cho Phật giáo Tây Tạng với diện tích hơn 360.000 m2 và được xây dựng ở độ cao 3.600 m.
Potala được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1994. Mỗi năm, nơi đây thu hút rất nhiều du khách tới chiêm ngưỡng báu vật của Tây Tạng nói riêng và thế giới Phật giáo nói chung.
Tờ 100 nhân dân tệ in hình Đại Lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh, nằm ở phía Đông của Quảng trường Thiên An Môn. Đây là nơi được sử dụng cho các hoạt động lễ hội, đại hội, hội nghị cấp nhà nước và cũng mở cửa cho người dân địa phương lẫn khách du lịch tham quan.
SuZi Nguyễn (Theo Whenonearth)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét